.6 Khe hở thanh khoản giai đoạn 2014 – 2017 tại BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 61 - 63)

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV từ 2014 – 2017)

Dưới góc nhìn thang đáo hạn của tài sản nợ và tài sản có tại thời điểm cuối cùng của năm 2014, 2015, 2016, 2017, có thể thấy rằng BIDV đang thiếu hụt thanh khoản với các kỳ hạn ngắn dưới 3 tháng, từ 3 tháng trở đi đều dư thừa thanh khoản hoặc thiếu hụt không đáng kể. BIDV chủ yếu cho vay ngắn hạn, trong khi đó nguồn vốn ngắn hạn khơng đủ đáp ứng cho nhu cầu này dẫn đến thiếu hụt thanh khoản.

Nếu như khe hở thanh khoản năm 2014 chỉ ở mức thiếu hụt 86.469 tỷ đồng thì đến năm 2017 đã tăng lên đến 243.829 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức độ RRTK tại BIDV vẫn nằm trong phạm vi kiểm sốt được vì các kỳ hạn trên 3 tháng, khe hở thanh khoản đều dương và trạng thái tích luỹ thanh khoản tại thời điểm cuối mỗi năm cũng dương. Điều này chứng tỏ, BIDV vẫn đủ khả năng cung ứng thanh khoản khi các khoản nợ đến hạn.

Theo phương pháp đo lường bằng các chỉ số thanh khoản

BIDV quản lý các chỉ số thanh khoản thông qua việc xác định và tuân thủ các giới hạn thanh khoản. Căn cứ các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHNN và khả năng chấp nhận rủi ro của BIDV trong từng thời kỳ, hội đồng ALCO quyết định áp dụng một hoặc một số chỉ số thanh khoản theo các giới hạn thanh khoản phải đảm bảo theo văn bản hợp nhất số 02/VBHN-NHNN ngày

-300,000 -200,000 -100,000 0 100,000 200,000 300,000 400,000

Đến 1 tháng Từ 1 - 3 tháng Từ 3 - 12 tháng Từ 1 - 5 năm Trên 5 năm

Khe hở thanh khoản giai đoạn 2014 - 2017

10/01/2018 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

Bảng 2. 7 Các chỉ số thanh khoản của BIDV giai đoạn 2014 – 2017

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

Hệ số CAR 9,47% 10% 9,8% 9,01%

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 19% 18% 18% 16%

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho

vay trung dài hạn 37,88% 40,19% 46% 39,46%

Tỷ lệ dư nợ CV so với tổng TG 85% 86% 86% 88%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV năm 2014 -2017 và tính tốn của tác giả)

 Vốn điều lệ và chỉ số CAR

Ngày 25 tháng 11 năm 2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-NHNN - Nghị định ban hành Danh mục mức vốn pháp định đối với các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động tại Việt Nam, theo đó mức vốn pháp định với ngân hàng thương mại cổ phần là 3.000 tỷ đồng. Tại thời điểm ngày 31/12/2017, mức vốn điều lệ của ngân hàng BIDV là 34.187 tỷ đồng.

Hệ số an toàn vốn (CAR) trên mức yêu cầu 9% kể từ năm 2009, tuy nhiên hệ số này thấp hơn các ngân hàng lớn có cùng quy mơ như ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam sau khi ngân hàng này có sự tham gia góp vốn của các đối tác chiến lược.

2.700 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn trong năm qua. Tuy nhiên con số này là quá nhỏ so với quy mô vốn và sẽ không tạo ra sự thay đổi đáng kể nào của CAR sau khi được tính gộp vào. Do đó điều này sẽ tạo ra áp lực tăng vốn đối với BIDV trong thời gian hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)