CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHỎNG VẤN SÂU
4.2. Đánh giá thang đo
Các thang đo trong nghiên cứu này được đánh giá bằng công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Những thành phần nào không đạt yêu cầu về độ tin cậy (Cronbach’s Alpha < 0,6 và hệ số tương quan biến tổng <0,3) sẽ bị loại. Tất cả các biến quan sát của những thành phần đạt được độ tin cậy sẽ được tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA (sử dụng phương pháp principle axis factor với phép xoay varimax, điểm dừng khi trích nhân tố eigenvalue bằng 1). Phân tích EFA ở đây là khám phá cấu trúc của thang đo hài lịng của cơng dân với dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong điều kiện của tỉnh Bình Định.
4.2.1. Kiểm định Cronbach’s Apha đối với các thang đo lý thuyết
Các thang đo cần được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Công cụ này cũng giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo khơng đạt. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên. Theo Hair (1998) cho rằng, hệ số tương quan biến - tổng nên trên 0,5; Cronbach’s Alpha nên từ 0,7 trở lên và trong các nghiên cứu khám phá, tiêu chuẩn Cronbach’s Alpha có thể chấp nhận ở mức từ 0,6 trở lên.
Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo (Phụ lục 4.1) cho thấy tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép và đều thỏa mãn tiêu chuẩn của Hair (1998) đưa ra. Tuy nhiên, cấu trúc của thang đo hài lịng của cơng dân đối với dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa chắc đã hoàn toàn như lý thuyết, khi đó sẽ thực hiện phân tích nhân tố để xác định chính xác các nhân tố tác động đến hài lịng của cơng dân.