.9 Các cách thức tìm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh viên đại học tiền giang có nên đi làm thêm (Trang 33 - 36)

Cách thức tìm việc SV có làm

thêm

SV không

làm thêm Tổng Tỷ lệ

Quảng cáo trên phƣơng tiện đại chúng 19 17 36 40%

Bạn bè 14 9 23 26%

Mối quan hệ gia đình 6 8 14 16%

Công ty săn đầu ngƣời 3 0 3 3%

Mối quan hệ có đƣợc trong q trình làm thêm 2 0 2 2%

Khác 5 0 5 6%

Đối với những công việc đƣợc thơng báo tuyển dụng cơng khai, việc tìm kiếm và sàng lọc là tƣơng đối đơn giản. Cách thức tìm kiếm thơng tin này đƣợc 40% số ngƣời phản hồi trong nhóm khảo sát sử dụng. Lần lƣợt lƣớt qua các trang web26 tìm việc, ngƣời viết nhận thấy rằng, số lƣợng công việc đăng tuyển tại Tiền Giang là rất thấp27. Điều này cho thấy, nếu muốn tìm việc ở Tiền Giang, ngƣời lao động ở đây khó mà trơng mong vào các thông báo tuyển dụng trên các trang web. Theo ngƣời phản hồi, các phƣơng tiện thông tin đại chúng mà các

25 Khi nhà tuyển dụng có nhu cầu lao động, họ thông báo rộng rãi và tuyển dụng theo cung cầu lao động thị trƣờng gọi là thơng tin cân xứng. Khi ngƣời tuyển dụng vì lý do nào đó giữ thơng tin tuyển dụng lại, và chỉ tiết lộ một bộ phận, hoặc tiết lộ cho một nhóm đối tƣợng đặc biệt thì sẽ xảy ra tình trạng thơng tin bất cân xứng

26 Khi tham quan các trang web này, ngƣời viết chỉ đƣa ra một tiêu chí tìm việc là địa điểm làm việc tại Tiền Giang. Các tiêu chí khác: ngành nghề, trình độ, mức lƣơng, giới tính,… khơng đƣợc đƣa vào tiêu chí lựa chọn

27 Phụ lục 4.1

- 24 -

công ty thƣờng sử dụng là đăng báo địa phƣơng, thơng báo trên kênh truyền hình địa phƣơng hoặc treo băng rơn, bảng thơng báo tuyển dụng trƣớc cửa công ty.

Hộp 4.4 SƠ LƢỢC THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG Ở TIỀN GIANG

Theo người phản hồi, công việc trên thị trường lao động có hai dạng: việc được thơng báo tuyển dụng cơng khai và việc làm tiềm năng28. Việc làm được thông báo tuyển dụng cơng khai có thể được người lao động tiếp cận một cách dễ dàng, miễn là họ có chủ tâm tìm kiếm. Việc làm tiềm năng được chia thành hai dạng. Dạng thứ nhất là dạng việc làm ở các đơn vị tư nhân, nhưng do nhu cầu tuyển dụng của mỗi đơn vị quá ít nên việc tuyển dụng công khai là quá tốn kém. Khi đó, người tuyển dụng chủ yếu thông qua thành viên đang làm việc hiện tại tìm kiếm người lao động. Dạng thứ hai là những việc làm có ở những đơn vị có tiềm năng mang lại lợi ích cao. Theo người phản hồi cho biết, các công việc có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế cao ở địa phương là các công việc thuộc khối ngành ngân hàng và các đơn vị nhà nước29. Công việc ở những đơn vị này không dành cơ hội tiếp cận bình đẳng cho mọi người. Như vậy, nhóm cơng việc tiềm năng là nhóm cơng việc có tính thơng tin bất cân xứng. Nguyên nhân của sự thiếu minh bạch thông tin trong các đơn vị này có thể đến từ bản chất của q trình làm việc. Một điều dễ thấy là quá trình làm việc ở các cơ quan nhà nước lúc nào cũng đòi hỏi mối quan hệ nhất định. Quy trình làm việc dựa này cũng có tác động lan truyền đến quá trình tuyển dụng. Để giữ được mối quan hệ tốt với các đơn vị khác hoặc với chính nhân viên trong đơn vị mình (mà mục tiêu là để cho cơng việc sau này được diễn ra thuận lợi) thì người lãnh đạo sử dụng cơng việc trong cơ quan mình như một lợi ích để trao đổi. Sau khi nhận một nhân viên thông qua mối quan hệ, những mối quan hệ khác trong công việc sẽ diễn ra thuận tiện hơn. Mối quan hệ lợi ích này diễn ra chồng chéo và phức tạp, tạo thành một mạng lưới quan hệ bao trùm cả hệ thống cơ quan nhà nước. Ngồi ra, bản chất q trình làm việc ở các cơ quan nhà nước thường phụ thuộc vào sự chỉ đạo của người lãnh đạo cao nhất mà ít coi trọng tính đột phá của nhân viên cấp dưới. Khi đó, người lãnh đạo có xu hướng xây dựng một tổ chức sao cho dễ thực hiện q trình quản lý. Cộng với tính thiếu hiệu quả bắt nguồn từ vấn đề người ủy quyền – người thừa hành trong các tổ chức nhà nước, nhân viên tiêu chuẩn khơng cần nhiều tính sáng tạo mà chỉ cần tính tuân thủ. Như vậy, một người được giới thiệu thơng qua mối quan hệ có thể là một sự phát tín hiệu cho thấy rằng họ sẽ tuân thủ khi gia nhập tổ chức. Chính q trình làm việc thiếu động lực và dựa nhiều trên mối quan hệ khiến cho người tuyển dụng không thể nào minh bạch thông tin.

Điều này không chỉ diễn ra ở hệ thống cơ quan nhà nước mà trong một số trường hợp, nó cịn diễn ra ở các đơn vị tư nhân. Do áp lực của các đơn vị quản lý nhà nước, các đơn vị kinh tế tư nhân cũng bị phụ thuộc vào lề lối làm việc dựa trên quan hệ. Trong công tác tuyển dụng, đơn vị tư nhân vẫn phải tiếp nhận một số lao động được quan chức gửi gắm. Phần nhu cầu việc còn lại nếu nhiều thì sẽ tuyển dụng cơng khai trên thị trường lao động. Do đó, nếu một đơn vị kinh tế nào đó có nhu cầu tuyển dụng ít, mà các vị trí này lại nhận được sự ủy thác từ các cá nhân thuộc phía đơn vị quản lý nhà nước, thơng tin về vị trí tuyển dụng này trở nên bất cân xứng.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ nội dung các cuộc phỏng vấn)

Các cách thức tìm kiếm thơng tin cịn lại, mặc dù vẫn có thể sử dụng đề tìm kiếm các cơng việc đƣợc tuyển dụng cơng khai, nhƣng nó đặc biệt hiệu quả khi sử dụng để tìm kiếm những cơng việc tiềm năng. Bạn bè là kênh tìm kiếm thơng tin đƣợc ƣa chuộng thứ hai, với 26% số ngƣời phản hồi đã sử dụng cách thức này. Bạn bè là kênh rất hữu dụng để tìm kiếm các cơng việc tiềm năng, vốn không đƣợc đăng tuyển đại trà. Khi cơ quan mà mình đang làm

28Chữ “tiềm năng” do ngƣời viết tự dựa trên tính chất của sự việc mà nghĩ ra, không phải là chữ đƣợc ngƣời phản hồi sử dụng

29 Ngƣời phản hồi cho biết, mặc dù cơng việc tại các đơn vị nhà nƣớc có thu nhập trong ngắn hạn thấp, nhƣng trong dài hạn, khi ngƣời lao động đã có chức vụ thì thu nhập sẽ rất cao

- 25 -

có nhu cầu tuyển dụng, SV thƣờng giới thiệu bạn của mình vào làm. Một con đƣờng xin việc khác khá phổ biến ở Tiền Giang là xin việc nhờ mối quan hệ gia đình (16%). Thơng thƣờng, gia đình sẽ là nơi cung cấp thơng tin (và cả giải quyết vấn đề phát tín hiệu cho nhà tuyển dụng) đối với những công việc tiềm năng vốn không dành cơ hội tiếp cận bình đẳng cho mọi ngƣời. Qua phỏng vấn sâu, ngƣời viết phát hiện ra rằng, xin việc làm khu vực cơng, lĩnh vực tài chính ngân hàng phần lớn phải nhờ vào mối quan hệ gia đình. Nếu khơng có mối quan hệ, SV khó mà biết đƣợc đơn vị nào đang cần tuyển dụng, và cho dù có biết đƣợc thì cũng khơng thể vƣợt qua khỏi bƣớc đầu tiên của quy trình tuyển dụng: nộp đơn. (Xem Hộp 4.5)

Khi so sánh hai nhóm SV với nhau, ta thấy rằng, dƣờng nhƣ SV có đi làm thêm có con đƣờng xin việc phong phú hơn so với SV khơng đi làm thêm. Ngồi các kênh chính (phƣơng tiện đại chúng, bạn bè và gia đình) thì họ có cịn có thể sử dụng các kênh ít thơng dụng cịn lại, trong khi nhóm SV khơng làm thêm hồn tồn khơng tận dụng các kênh này. Ngƣợc lại, SV không đi làm thêm xin việc dựa vào mối quan hệ của gia đình nhiều hơn (8 lần so với 6 lần).

Nhận định chung về con đƣờng tìm việc của SV ĐH TG là phải dựa vào mối quan hệ. Các mối quan hệ có thể dựa vào tƣơng đối phong phú, bạn bè, gia đình, thầy cơ và các mối quan hệ cá nhân bên ngồi nếu có. Với đặc điểm là thơng tin tuyển dụng ít đƣợc cơng bố rộng rãi, việc sử dụng các kênh này lại trở nên quan trọng trong việc tìm kiếm việc làm của SV.

Hộp 4.5 XIN VIỆC PHẢI NHỜ VÀO MỐI QUAN HỆ

Trương Nguyễn Yến Luyn, lớp Đại học kế toán 07: “… đúng rồi (xin việc phải nhờ vào mối quan hệ). Chứ giờ mà tự xin việc khó lắm. Thứ nhất, mình không biết chỗ để xin. Thứ hai, khi nộp đơn người ta cũng hỏi là có quen ai khơng? Những chỗ ngon như chỗ của Hiền làm (Hiền là bạn cùng lớp, đang làm ở Sở tài chính thành phố Mỹ Tho) mới lúc đầu nói là khơng có quen, thật ra là do anh Hiền đưa vô. Đa số cơ quan Nhà nước, theo em thấy, tồn là do người quen đưa vơ. Ngay cả chính bản thân em lúc đi thực tập ở Ngân hàng nông nghiệp, vô tự xin bị đuổi ra luôn, phải nhờ bạn của cha xin mới được. Lúc xin vơ được thì ơng Trưởng phịng tổ chức hỏi em có quen ai khơng mà vơ ngồi ở đây? Nếu khơng có quen biết, em có cảm giác là một bước cũng khơng bước nổi, vô là bị người ta đánh gục liền luôn. Giai đoạn nộp đơn thơi thì đã khó khăn rồi chứ đừng nói tới các giai đoạn sau đó nữa. Lúc trước em có nộp đơn vơ SCB (Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn), là khơng có quen gì hết. Vịng nghiệp vụ thì em đạt chuẩn rồi. Mới quen được cơ đó, nói là phỏng vấn phải có tiền hoặc quen biết gì đó. Mà lúc đó thi mấy trăm bạn, đậu nghiệp vụ để vơ tới vịng phỏng vấn có chỉ có bốn bạn. Lúc vơ phỏng vấn em cũng trả lời bình thường mà khơng hiểu sao lại rớt. Lúc đó cha có quen bạn cũng làm bên ngân hàng, bạn của cha nói khơng quen sao mà vô được….”.

(Nguồn: Phỏng vấn sâu, tháng 03/2012)

4.2.3.3. Khó khăn mà sinh viên gặp phải khi đi xin việc

Việc sàng lọc của các nhà tuyển dụng ở Tiền Giang mang những nét riêng biệt so với các nơi khác. Do giới hạn về thời gian và quy mô của đề tài, ngƣời viết không thể phỏng vấn

- 26 -

các nhà tuyển dụng để tìm hiểu q trình sàng lọc của họ. Thay vào đó, ngƣời viết tận dụng kinh nghiệm của những ngƣời “bị sàng lọc” để phản ảnh quá trình sàng lọc ở đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh viên đại học tiền giang có nên đi làm thêm (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)