Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh viên đại học tiền giang có nên đi làm thêm (Trang 44 - 47)

Từ những phân tích trên ta thấy rằng có nhiều vấn đề cần phải giải quyết để có thể giúp SV cất cánh an toàn vào thế giới làm việc. SV vẫn chƣa chuẩn bị đủ hành trang để bay và cũng chẳng rõ là mình sẽ bay đến nơi nào. Trong khi đó, chính sách hiện tại của nhà trƣờng là cố gắng trang bị cho SV những kiến thức để vƣợt qua giai đoạn chạy đà: giai đoạn xin việc. Các đối tƣợng khác, gồm có doanh nghiệp và nhà nƣớc, chƣa thật sự tích cực trong việc giải quyết vấn đề này.

5.2.1. Các kiến nghị đối với việc sinh viên làm thêm trong thời gian đi học

Việc làm thêm mang lại lợi ích cho SV, đồng thời cũng mang lại rủi ro tiềm ẩn. Do đó, chính sách cần định hƣớng vào việc quản lý tốt việc SV làm thêm với mục tiêu nâng cao khả năng tiếp cận công việc trong tƣơng lại. TTHTSV & QHDN là đơn vị quản lý khả thi nhất.

Nếu giúp SV giải quyết đƣợc việc chọn giờ làm linh hoạt thì có lẽ việc làm thêm sẽ không ảnh hƣởng quá nghiêm trọng tới việc học tập.Để giải quyết vấn đề này, TTHTSV & QHDN cần phải đại diện SV đàm phán với chủ lao động về giờ giấc làm việc. Mục tiêu là phải phân chia thời gian làm việc thành các gói thời gian nhỏ và cố định, ví dụ 10 giờ/tuần. Hiện tại, nhu cầu lao động làm việc bao nhiêu giờ một tuần đều do chủ lao động đƣa ra mà khơng hề có sự thƣơng lƣợng với SV. TTHTSV & QHDN lại có sức mạnh đàm phán cao hơn từng SV khi đàm phán với chủ lao động. Việc phân chia cơng việc thành gói thời gian nhỏ hơn mặc dù phức tạp hóa việc sử dụng lao động, nhƣng lại khơng mâu thuẫn gì với lợi ích của chủ lao động nên khả năng thành công là cao.

Vấn đề tiếp theo cần đƣợc giải quyết là SV khơng tìm đƣợc việc làm thêm có thể phát triển kinh nghiệm chun mơn. Đối với việc nâng cao ý thức của SV, TTHTSV & QHDN đơn giản là nhắc nhở hoặc chuẩn mực hóa thành những điều cần nhớ trong khi bàn giao công việc cho SV. Nếu việc này đƣợc thực hiện, thì cho dù SV khơng tìm kiếm đƣợc kinh nghiệm chun mơn, thì ít nhất họ cũng sẽ quan tâm phát triển kinh nghiệm chung trong quá trình làm việc. Đối với vấn đề nâng cao kinh nghiệm chuyên môn TTHTSV & QHDN cần phải chia việc làm bán thời gian làm hai loại (nếu có thể): việc làm phổ thông và việc làm chuyên môn

- 35 -

cho từng chuyên ngành của trƣờng. Việc phân chia này có tác dụng định hƣớng cho SV tìm kiếm các cơng việc đúng chuyên ngành của mình dễ dàng hơn.

5.2.2. Đối với việc hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp

Để làm cho thị trƣờng việc làm của đối tƣợng SV tốt nghiệp vận hành hiệu quả hơn, chúng ta cần phải có những biện pháp khắc phục những vƣớng mắc hiện tại. Về phía SV, hai vấn đề chính cần phải đƣợc giải quyết là chƣa đƣa ra đƣợc tiêu chí sàng lọc cơng việc hợp lý và khó khám phá hết thơng tin về việc làm hiện có. Về phía doanh nghiệp, hai vấn đề mà họ đang gặp phải là tình trạng SV thiếu kinh nghiệm làm việc và khả năng phát tín hiệu của bằng cấp là kém. Bài viết này sẽ đƣa ra các kiến nghị giải quyết vấn đề này dƣới góc độ của nhà trƣờng, doanh nghiệp và chính phủ.

Nhà trƣờng là đơn vị có khả năng tạo ra sự thay đổi lớn cho tình trạng hiện tại. Để cải thiện tình trạng SV khơng đƣa ra đƣợc tiêu chí lựa chọn nghề nghiệp, nhà trƣờng cần phải có những hoạt động hƣớng nghiệp ngay từ những ngày đầu tiên SV vào trƣờng. TTHTSV & QHDN có thể định hƣớng nghề nghiệp cho SV bằng cách thực hiện bài nói chuyện trong cuộc nói chuyện đầu khóa. Học tập kinh nghiệm của Malasysia, TTHTSV & QHDN cũng cần đóng vai trị của một “tổ chức tƣ vấn nghề nghiệp” mà SV có thể liên hệ trong suốt thời gian học tập. Việc khắc phục tình trạng thiếu thốn về thông tin tuyển dụng là một vấn đề khác mà nhà trƣờng có thể tham gia giải quyết. TTHTSV & QHDN ở các trƣờng đại học phải thật sự trở thành trung gian giới thiệu việc làm giữa doanh nghiệp và SV. Trên nguyên tắc, đây phải trở thành nơi mà doanh nghiệp đến liên hệ khi có nhu cầu tuyển dụng. Ngƣợc lại, đây cũng phải trở thành nơi SV nghĩ đến đầu tiên trên con đƣờng tìm việc sau khi đã tốt nghiệp. Nếu TTHTSV & QHDN hình thành đƣợc con đƣờng vận hành này, chi phí tìm kiếm của cả nhà tuyển dụng và SV sẽ có thể giảm đƣợc đáng kể. Vấn đề thiếu kinh nghiệm chỉ có thể giải quyết một cách căn bản ngay từ những năm tháng SV tiếp thu quá trình học tập. Thứ nhất, nhà trƣờng có thể khuyến khích giảng viên tham gia làm việc thực tế trong thời gian nghỉ hè41. Để có thể thực hiện đƣợc việc này, ngƣời viết đề xuất cho phép giảng viên có sự lựa chọn hoặc là thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, hoặc là phải làm việc ở một công ty nào đó trong

41 Đề xuất này dựa vào kinh nghiệm của New Zeland đã đƣợc nêu ra ở phần Kinh nghiệm quốc tế

- 36 -

thời gian hè thay thế. Hay trực tiếp hơn, nhà trƣờng có thể đƣa SV đi làm các cơng việc thực tế trong thời gian hè42. TTHTSV & QHDN cần xây dựng chƣơng trình làm việc/học việc trong hè cho SV. Chƣơng trình này có thể thực hiện tƣơng tự nhƣ chƣơng trình Mùa hè xanh mà hầu hết các trƣờng đại học đang thực hiện. Thay vì làm những công việc truyền thống (xóa mù chữ, xây dựng đƣờng nơng thơn, nhà tình thƣơng, tiếp sức mùa thi, …) của hoạt động Mùa hè xanh vốn không phải lúc nào cũng phù hợp với chuyên môn của mọi SV, TTHTSV & QHDN (hoặc có thể là Đồn thanh niên) thiết kế những cơng việc phù hợp hơn với chuyên ngành học của SV trong mỗi khoa. Trong đó, Đồn thanh niên/TTHTSV & QHDN cần liên hệ với các đơn vị, doanh nghiệp (có thể ở vùng sâu, xa) có nhu cầu tiếp nhận SV học nghề để tạo điều kiện cho SV tham gia học việc trong thời gian hè.

Doanh nghiệp vốn là đối tƣợng chủ yếu sử dụng lao động đƣợc đào tạo nên chính sách của họ sẽ tạo các tác động tích cực cho thị trƣờng lao động. Doanh nghiệp cần phải xem xét dành nguồn lực cho các đề nghị hợp tác của trƣờng đại học trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo. Rõ ràng là các đề xuất chính sách ở góc độ nhà trƣờng trong việc giải quyết vấn đề SV thiếu kinh nghiệm là khơng thể thực hiện đƣợc nếu khơng có sự hợp tác từ phía doanh nghiệp. Tuy nhiên, đề xuất này không dễ thực hiện vì chi phí bỏ ra khi hợp tác với trƣờng đại học có thể cao hơn so với lợi ích mà doanh nghiệp thu đƣợc. Nên có thể sẽ có nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp khơng có kế hoạch tuyển dụng trong thời gian ngắn) không hứng thú với đề xuất này. Đối với vấn đề không đáng tin của bằng cấp, doanh nghiệp có thể chủ động giải quyết. Doanh nghiệp cần phải chủ động đƣa ra các yêu cầu của mình về kỹ năng, phẩm chất của ngƣời lao động mà doanh nghiệp muốn tuyển dụng để giúp nhà trƣờng xây dựng chƣơng trình đào tạo thay vì chỉ đƣa ra các yêu cầu này vào thời điểm tuyển dụng. Thậm chí doanh nghiệp có thể tham gia vào ban soạn thảo chƣơng trình đào tạo43. Khi doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động này, trục trặc về khả năng phát tín hiệu của bằng cấp có thể đƣợc giảm xuống, ít nhất là đối với trƣờng mà doanh nghiệp có tham gia hợp tác. Một đề xuất khác có thể giải quyết cả vấn đề kinh nghiệm làm việc lẫn vấn đề phát tín hiệu của bằng cấp là doanh nghiệp nhận SV làm bán thời gian trong khi SV vẫn cịn đi học. Về phía SV, biện pháp

42 Đề xuất này dựa vào kinh nghiệm của Thái Lan đã đƣợc nêu ra ở phần Kinh nghiệm quốc tế

43 Đề xuất này dựa vào kinh nghiệm của New Zeland đã đƣợc nêu ra ở phần Kinh nghiệm quốc tế

- 37 -

này giúp họ có một thị trƣờng việc làm thêm đáng tin cậy. Về phía doanh nghiệp, biện pháp này giúp doanh nghiệp hiểu đƣợc năng lực làm việc của SV, đồng thời có thể có các biện pháp bồi dƣỡng SV để sau khi ra trƣờng SV có thể quay về làm việc tại doanh nghiệp.

Nhà nƣớc là đối tƣợng có khả năng giải quyết tốt nhất vấn đề phát tín hiệu của bằng cấp. Hiện tại, Bộ Giáo dục và đào tạo (BGDĐT) đang rất quan tâm tới vấn đề chất lƣợng của giáo dục đại học thông qua các nghị định về vấn đề đánh giá và kiểm định chất lƣợng giáo dục đại học44

. Nhƣng thông tin về chất lƣợng này sẽ tốt hơn cho thị trƣờng lao động nếu nó đƣợc cơng bố một cách rộng rãi trong một sự so sánh rõ ràng để nhà tuyển dụng có cơ sở tham khảo. Bài viết đề xuất BGDĐT đƣa ra một bảng xếp hạng các trƣờng đại học theo ngành đào tạo dựa trên tiêu chí chất lƣợng đào tạo. Khi thơng tin về chất lƣợng của các trƣờng đại học đƣợc cơng bố bởi chính BGDĐT, nhà tuyển dụng sẽ có đƣợc cái nhìn tốt hơn về khả năng làm việc của ngƣời lao động mà họ đang xem xét tuyển dụng.

Để có một thị trƣờng lao động vận hành tốt, cần phải có sự nỗ lực của các đối tƣợng có liên quan. Nhà trƣờng là đối tƣợng tốt nhất để quản lý quá trình làm thêm của SV. Đối với việc nâng cao hiệu quả đào tào, sự hợp tác của nhà trƣờng và doanh nghiệp là mối quan hệ vô cùng quan trọng. Nhà nƣớc với tƣ cách là bên thứ ba, là đối tƣợng thích hợp nhất trong việc tăng cƣờng khả năng phát tín hiệu của bằng cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh viên đại học tiền giang có nên đi làm thêm (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)