Vai trò của kinh tế tư nhân trong quá trình CNH,HĐH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 27)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN

1.4. Vai trò của kinh tế tư nhân trong quá trình CNH,HĐH

Thứ nhất, KTTN đóng góp ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển.

Trong những năm gần đây chúng ta có thể thấy rằng kinh tế tư nhân phát triển mạnh và đóng vai trị rất lớn, nhất là khi Luật doanh nghiệp ra đời và có hiệu lực từ đầu năm 2000, đặc biệt là khi Luật doanh nghiệp thống nhất có hiệu lực (7/2006) thì số lượng doanh nghiệp khu vực KTTN tăng lên nhanh chóng, nguồn vốn nhàn rỗi trong mọi tầng lớp nhân dân được huy động cũng ngày càng nhiều hơn. Cụ thể là vốn đầu tư xã hội khu vực KTTN tăng nhanh từ 22,86% năm 2000 lên đến 25,2% vào năm 2009. Trong khi đó nguồn vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước lại ngày càng giảm xuống.

Một điều đặc biệt cần quan tâm đến đó là vốn chủ sở hữu trung bình của một doanh nghiệp khu vực kinh tế này tăng từ 1,22 tỷ đồng (VNĐ) năm 2000 lên đến 3,679 tỷ đồng năm 2008, theo đó tài sản trung bình của một doanh nghiệp cũng tăng theo; từ 3,314 tỷ đồng lên đến 14,66 tỷ đồng.

Thực tế cho thấy, việc đầu tư của các khu vực kinh tế khác mà cụ thể là khu vực kinh tế có vốn nước ngoài chỉ tập trung vào một số tỉnh, thành có nhiều ưu đãi đầu tư chứng tỏ sức lan tỏa của khu vực kinh tế này còn thấp, trong khi đầu tư của KTTN lan tỏa rộng khắp trên tất cả các tỉnh, thành cho thấy thu hút đầu tư khu vực KTTN trong nước là việc dễ làm và khả thi hơn, thực tế những năm qua cho thấy KTTN đã tập hợp được mọi nguồn vốn trong xã hội, đã phát triển mạnh và rộng, nó là thành phần kinh tế chủ yếu trong phát triển kinh tế của từng địa phương.

Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế. Thực tế này đang đặt ra những yêu cầu cấp bách cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình: đầu tư đổi mới công nghệ để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, sản phẩm tạo ra có chất lượng ngày càng cao hơn, do đó đổi mới cơng nghệ là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển kinh tế.

Một trong những yếu điểm mà nền kinh tế nước ta đang gặp phải đó là trình độ khoa học công nghệ còn khá lạc hậu so với các nước khác trên thế giới. Khi mà chúng ta chưa tìm ra phương cách để rút ngắn khoảng cách thì khả năng tụt hậu ngày càng tăng lên, cho nên, có thể thấy rằng việc mua sắm các thiết bị cơng nghệ phục vụ sản xuất có tầm quan trọng như thế nào. Nó khơng chỉ có tác dụng đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước trong công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Các doanh nghiệp khu vực KTTN nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ động về vốn, về phương thức và lĩnh vực kinh doanh nên để đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường cũng như tăng năng suất để tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp khu vực kinh tế này sẽ phải chủ động đổi mới công nghệ để đáp ứng các yêu cầu của thời đại. Tuy vậy, việc lựa chọn công nghệ phải căn cứ trên yêu cầu thực tế của quá trình sản xuất kinh doanh cũng như nguồn lực tài chính của doanh nghiệp nhưng với xu thế chung toàn cầu, đổi mới cơng nghệ là vấn đề sống cịn của doanh nghiệp, câu hỏi “ thay đổi hay là chết” rất phù hợp cho thực trạng công nghệ ở các doanh nghiệp hiện nay ở nước ta.

Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới nên việc thơng qua q trình hội nhập các doanh nghiệp có điều kiện liên doanh liên

kết và chuyển giao công nghệ, kể cả cơng nghệ cao góp phần tăng năng lực sản xuất, tạo vị thế cho doanh nghiệp và cho cả quốc gia.

Thứ ba, KTTN thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Những năm qua, tỷ trọng đóng góp của khu vực KTTN vào GDP ngày càng tăng lên trong đó giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng ngày càng nhanh và kinh tế tư nhân tiếp tục dẫn đầu so với các khu vực kinh tế khác. Tốc độ tăng trưởng GDP của KTTN những năm qua là rất đều và có tốc độ tăng xấp xỉ với tốc độ tăng GDP của toàn bộ nền kinh tế, riêng kinh tế tư bản tư nhân là bộ phận ln có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Các hoạt động của KTTN ở nước ta hiện nay gắn chặt với thị trường và gắn với ngành công nghiệp và dịch vụ, hầu như KTTN khơng có mặt hoặc rất ít đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, điều này đã dẫn đến sản phẩm công nghiệp, dịch vụ ngày càng nhiều trong khi sản phẩm nông nghiệp ngày càng giảm đã dẫn đến việc thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một xu hướng tất yếu, một chủ trương đúng đắn của Đảng ta. Điều này thể hiện ở chỗ, thứ nhất, với trình độ phát triển như hiện nay của lực lượng sản xuất ở nước ta, sự tồn tại của kinh tế tư nhân vẫn là nhu cầu khách quan, thứ hai, kinh tế tư nhân đã và đang tiếp tục chứng tỏ vai trò động lực của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thứ ba, sự phát triển của kinh tế tư nhân trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã đóng góp khơng nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội của đất nước. Tất nhiên, kinh tế tư nhân chỉ phát triển đúng hướng khi Đảng và Nhà nước có chính sách và biện pháp quản lý phù hợp, không làm mất động lực phát triển của nó, nhưng cũng khơng để nó vận động một cách tự phát. Chúng ta khơng thể phủ định những mặt tích cực của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển nền kinh tế -

xã hội của nước ta trong những năm qua. Tuy nhiên, cũng phải thấy được những hạn chế nhất định trong quá trình phát triển của kinh tế tư nhân, như tính tự phát, tình trạng vơ Chính phủ trong sản xuất kinh doanh, tình trạng khơng chấp hành luật pháp...Vì vậy, cần phải đánh giá một cách khách quan, công bằng sự phát triển của kinh tế tư nhân, chống khuynh hướng đề cao q mức dẫn đến tuyệt đối hố vai trị của kinh tế tư nhân.

Thứ tư, đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực và giải quyết việc làm góp phần

ổn định xã hội

Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế có khả năng thu hút

lao động rất cao, cao hơn rất nhiều các khu vực kinh tế còn lại bởi số lượng doanh nghiệp trong khu vực kinh tế này là rất lớn; góp phần to lớn đến việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, qua đó tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần vào việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng tỷ lệ thu hút lao động trên vốn của khu vực KTTN cao hơn các khu vực kinh tế khác, và lợi thế nổi bật của nó là có thể thu hút một lực lượng đông đảo, đa dạng lao động ở mọi vị trí trình độ từ thấp đến cao.

Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho lao động, các doanh nghiệp còn phải tự đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động trong doanh nghiệp mình để người lao động từng bước hòa nhập cũng như đủ sức làm chủ cơng nghệ, máy móc, phù hợp với phương thức sản xuất cơng nghiệp. Ngồi ra để đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường như hiện nay ngoài việc sử dụng lao động an toàn, hiệu quả, các doanh nghiệp tư nhân phải ln tìm ra những biện pháp tổ chức lao động, quản lý có hiệu quả nhất. Chính điều này đã tạo nên đội ngũ nhân lực có kỹ năng, tay nghề cao, kỹ luật tốt vì sớm được đạo tạo trong một mơi trường sản xuất công nghiệp. Mặt khác, trong quá trình phát triển của mình, các doanh nghiệp tư nhân có xu

hướng đẩy nhanh, mạnh q trình đổi mới cơng nghệ nên nguồn nhân lực cần có những kỹ năng lao động cao để đáp ứng việc vận hành các công nghệ mới.

Thứ năm, KTTN đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước

Khu vực kinh tế tư nhân với số lượng doanh nghiệp thành lập và phát triển ngày càng nhiều sẽ là khu vực kinh tế có sự đóng góp rất lớn vào tổng nguồn thu ngân sách Nhà nước. Theo thống kê, năm 2000, tỷ trọng thu ngân sách Nhà nước khu vực kinh tế tư nhân là 6% và năm 2008 là 11%. Theo báo cáo sơ bộ của Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam, đến hết năm 2010 số lượng doanh nghiệp khu vực KTTN đăng ký mới ở Việt Nam tiếp tục tăng, nâng tổng số doanh nghiệp cả nước đạt con số 544.394 doanh nghiệp, vượt mục tiêu của Chính phủ đề ra là 500.000 doanh nghiệp.Việc số lượng doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân thành lập và hoạt động ngày càng tăng đã đóng góp rất nhiều vào các khoản thu ngân sách Nhà nước, như các khoản thu từ thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng...

Những năm qua tuy đóng góp của KTTN vào thu ngân sách Nhà nước vẫn còn khiêm tốn so với các khu vực kinh tế khác, và dù KTTN cịn có có tư tưởng tránh né các khoản phải nộp nhưng nhìn chung KTTN cũng đã đóng góp một phần rất quan trọng vào nguồn thu ngân sách, điều đó đã cho thấy tầm quan trọng thực sự của KTTN trong quá trình vận động và phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội.

1.5. Một số kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình CNH, HĐH ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

1.5.1. Kinh nghiệm phát triển KTTN của Singapore

Là quốc gia trong khối ASEAN và là quốc gia đầu tiên của khối NICs (Newly Industrial Counntries), đảo quốc này được xem là điển hình cho các nước khác trong khu vực về phát triển kinh tế.

Singapore đã thực hiện chiến lược cơng nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sau khi trở thành quốc gia tự trị vào năm 1959. Singapore một mặt thực thi chính sách phát triển các ngành cơng nghiệp sử dụng nhiều lao động, bảo hộ kinh tế trong nước, hạn chế nhập khẩu, mặt khác chú ý đến vấn đề thu hút đầu tư nước ngồi và có nhiều chính sách kêu gọi tư bản nước ngồi đầu tư vào nước mình. Singapore ln chú trọng khu vực kinh tế tư nhân và xem đây là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Sau thời gian gần 10 năm, khi thấy được những thành công của chiến lược này, Singapore đã thực hiện chiến lược mới, đó là chiến lược cơng nghiệp hóa hướng về xuất khẩu và tiếp tục các chính sách để khuyến khích tư nhân trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy xuất khẩu như:

- Miễn thuế 5 năm cho các doanh nghiệp kinh doanh ở những ngành mũi nhọn.

- Chính phủ hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng yếu.

- Miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp khi có nhiều hàng xuất khẩu... - Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Singapore được chuyển lợi nhuận về nước không hạn chế số lượng và quy mô đầu tư của doanh nghiệp là không hạn chế.

- Giảm 40% thuế lợi tức trong 10 năm cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất theo hướng hiện đại hóa.

Theo mơ hình của một số nước phát triển đi trước, Singapore cũng rất coi trọng phát triển hệ thống xúc tiến thương mại; cơ quan xúc tiến thương mại cung cấp thông tin cho doanh nghiệp với giá rẻ - nhằm giúp các doanh nghiệp có đủ thơng tin để điều chỉnh và mở rộng sản xuất. Các hiệp hội ngành nghề, Phịng thương mại và Cơng nghiệp người Hoa, Phòng thương mại và Công nghiệp người Malaysia...đều tiến hành xúc tiến thương mại.

Ngoài ra Singapore cũng chú trọng phát triển cơ sở dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của khu vực KTTN như: xây dựng và vận hành hệ thống Tradenet để làm thủ tục xuất - nhập khẩu hàng hóa (1989), đây là hệ thống máy tính nối liền các cơ quan xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp có liên quan đến vấn đề kê khai xuất nhập khẩu hàng hóa mà khơng nhất thiết phải đến đăng ký trực tiếp, điều này tạo rất nhiều thuận lợi và tiết kiệm được thời gian cũng như giảm thiểu các chi phí thủ tục về hành chính. Mỗi năm, mạng Tradenet tiết kiệm cho Singapore khoảng 1 tỷ USD Singapore chi phí thủ tục hành chính và các lợi ích khác khi tham gia vào mạng này.

Về vấn đề quản lý nhà nước đối với khu vực KTTN, Singapore rất coi trọng việc quản lý chất lượng sản phẩm xuất - nhập khẩu thông qua việc bắt buộc thực hiện chế độ áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia và khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Để hàng hóa xuất - nhập khẩu đảm bảo chất lượng, ngồi các cơ quan giám sát có thẩm quyền cịn có nhiều cơng ty giám định chất lượng quốc tế...

Để hỗ trợ cho KTTN phát triển, Chính phủ Singapore tiến hành xây dựng nhiều xí nghiệp Nhà nước và sẵn sàng chuyển sang khu vực KTTN khi có điều kiện bằng những chương trình tư nhân hóa khu vực quốc doanh bằng cách rút khỏi những hoạt động kinh doanh ở những nơi không cần sự có mặt của kinh tế quốc doanh, tăng thêm phạm vi hoạt động của thị trường chứng khốn, phân phối lại các cổ phần mà Chính phủ nắm giữ, giảm bớt các ưu đãi cho doanh nghiệp Nhà nước so với doanh nghiệp tư nhân.

1.5.2. Kinh nghiệm phát triển KTTN của Malaysia

Cũng như Singapore, mỗi bước phát triển của đất nước, các chính sách kinh tế của Malaysia đều chú trọng đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân mà thể hiện rõ ràng nhất đó là việc mở rộng cửa đón chào tư bản nước

ngoài vào đầu tư tại đất nước mình với việc mở nhiều khu mậu dịch tự do, cam kết khơng quốc hữu hóa và tự do chuyển lợi nhuận ra nước ngoài...

Cùng với việc khuyến khích, ưu đãi cho đầu tư có vốn nước ngồi, Chính phủ Malaysia cịn tích cực huy động vốn đầu tư trong nước - khu vực kinh tế tư nhân như: huy động vốn trong nhân dân để đầu tư cho sản xuất, giảm 50% thuế lợi tức đối với bất động sản, nâng số lượng nhân công làm việc mà không cần phải xin phép trong doanh nghiệp lên đến 50 người (so với 25 người như trước đây); Chính phủ Malaysia cịn cho phép cả tư nhân trong và ngoài nước thuê đường sắt...

Một trong những thế mạnh của đất nước Malaysia trong phát triển kinh tế đó là trồng cây cơng nghiệp xuất khẩu và đã được triển khai trên diện rộng các trang trại của Nhà nước và tư nhân, hộ gia đình. Để hỗ trợ cho phát triển ngành này, Chính phủ thực hiện nhiều chính sách như: giảm giá bán phân bón, giảm thủy lợi phí, miễn thuế cho nguyên liệu nhập khẩu và các linh kiện, máy móc phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp... bên cạnh đó, nhờ phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Nhà nước và tư nhân về dịch vụ du lịch nên những năm qua ngành du lịch Malaysia là ngành có lượng ngoại tệ thu vào đứng thứ ba sau ngành xuất khẩu hàng hóa và dầu khí.

Từ những kinh nghiệm về phát triển KTTN trong quá trình cơng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)