Những kết quả đạt được và những tồn tại, yếu kém của kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 65)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN

2.6. Những kết quả đạt được và những tồn tại, yếu kém của kinh tế tư nhân

nhân ở thành phố Hồ Chí Minh

2.6.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, KTTN góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

thành phố Hồ Chí Minh theo hướng CNH,HĐH.

Sự phát triển của KTTN thành phố trong ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ đã góp phần nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Thống kê cho thấy, năm 2005 tỷ trọng ngành nông nghiệp là 1,3% và năm 2010 là 1,1% tương ứng với ngành công nghiệp và thương mại - dịch vụ là 45,3% và 53,6% đã cho thấy cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng CNH,HĐH.

Thứ hai, KTTN đóng góp vào tăng trưởng chung của kinh tế thành phố.

GDP của toàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 chiếm khoảng 21% GDP của cả nước và đạt mức tăng trưởng 11,8% trong đó kinh tế tư nhân có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thành phố, điều này đã chứng minh được vai trò to lớn của KTTN trong phát triển kinh tế của thành phố.

Thứ ba, KTTN góp phần gia tăng vốn đầu tư, tạo việc làm và thu ngân

sách.

KTTN đã góp phần gia tăng vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm và tăng thu ngân sách cho thành phố cụ thể như sau: vốn đầu tư của KTTN năm 2005 đạt

28.821 tỷ đồng và sau 5 năm, năm 2010 số vốn đầu tư đạt đến 85.597 tỷ đồng, năm 2005 thu ngân sách Nhà nước từ KTTN là 5.638,8 tỷ đồng thì đến năm 2010 con số đó đã là 23.213,9 tỷ đồng; số lao động trong các doanh nghiệp khu vực KTTN năm 2005 là 832.286 người thì đến năm 2009 là 1.281.072 người (số lao động năm 2009 trong khu vực KTTN gấp gần 6 lần và 3 lần so với khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, lần lượt là 218.674 người và 432.649 người)

Thứ tư, đóng góp của KTTN đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Với sự phát triển nhanh chóng về quy mơ và số lượng, sức cạnh tranh KTTN thành phố Hồ Chí Minh ngày càng cao kết hợp cùng kinh nghiệm và những mối quan hệ, các chủ doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần mở rộng thị trường sản phẩm ra thị trường nước ngoài, nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế, từ đó có các đối tác lớn trên thường trường quốc nhằm tiến đến việc ký kết liên doanh liên kết và thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.

Đánh giá chung về thành tựu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010, trong Văn kiện Hội nghị đại biểu thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX có viết “ Kinh tế trên địa bàn thành phố đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ

cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các nguồn lực xã hội được phát huy, các ngành lĩnh vực đều phát triển...qua sắp xếp, đổi mới, tuy số lượng và tỷ trọng đóng góp của kinh tế nhà nước trong kinh tế thành phố có giảm, nhưng quy mơ và hiệu quả tăng lên; phát huy được vai trò dẫn dắt thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn do suy thối toàn cầu...kinh tế tư nhân phát triển nhanh, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và thu ngân sách...đóng góp ngày càng nhiều vào quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa’’.

2.6.2. Những hạn chế, yếu kém cần giải quyết

Tuy đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế nhưng bên cạnh đó kinh tế tư nhân thành phố Hồ Chí Minh cũng cịn nhiều hạn chế, yếu kém, cụ thể là:

Thứ nhất, khó khăn trong tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những rào cản rất lớn cho KTTN dù Luật đất đai của Việt Nam đã được ban hành nhưng vẫn chưa đủ góp phần làm giảm những trở ngại đó. Cụ thể các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh đã gặp rất nhiều khó khăn và chịu nhiều thiệt thịi trong việc lập dự án và các thủ tục về thuê đất. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn, đất chật người đông, quỹ đất khan hiếm, mọi thủ tục xin thuê đất của KTTN hầu như bản thân doanh nghiệp tự phải hoàn thành từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, trong khi các doanh nghiệp khu vực kinh tế Nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì được rất nhiều ưu đãi. Việc này dẫn đến nhiều tiêu cực như sau: các doanh nghiệp tư nhân ln gặp khó khăn và nhiều thủ tục rắc rối trong việc xin thuê đất so với các doanh nghiệp Nhà nước nên nhiều doanh nghiệp tư nhân đã xin thuê lại đất, mặt bằng của các doanh nghiệp này để tránh việc chờ đợi quá lâu theo trình tự đi thuê đất của Nhà nước, vừa mất thời gian, phiền hà cùng vơ số các chi phí kể cả chính thức và khơng chính thức. Việc đi th này sẽ tạo ra một số thuận lợi tức thì cho KTTN song bù lại họ không được hưởng những ưu đãi trong việc miễn giảm tiền thuê đất; vì đây là hình thức cho thuê “chui”, khơng chính thức nên các doanh nghiệp có đất, mặt bằng cho thuê khơng muốn xuất hóa đơn tài chính về khoản này cho các doanh nghiệp thuê đất. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp tư nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thể hiện chi phí, hạch tốn sổ sách và cả việc đi vay vốn ngân hàng.

Một khó khăn kế tiếp trong việc tiếp cận đất đai, mặt bằng là do đi thuê lại theo hình thức khơng chính quy nên hợp đồng thuê đất, mặt bằng thường là những hợp đồng ngắn hạn và không ổn định cho nên doanh nghiệp đi th ln trong tâm trạng bất an vì bên cho th có thể chấm dứt hợp đồng bất kỳ lúc nào, kể cả việc làm áp lực để tăng giá và dù muốn hay khơng thì doanh nghiệp đi thuê cũng phải chấp nhận để tránh bị mất khách hàng do thường xuyên thay đổi mặt bằng và tốn kém chi phí vận chuyển khi di dời cơ sở sản xuất.

Thứ hai, những khó khăn về tài chính và tín dụng.

Trước hết cần phải hiểu một cách chắc chắn rằng khu vực kinh tế tư nhân chưa bao giờ tiếp cận được với sự phân bổ vốn ngân sách Nhà nước trong khi thực lực tài chính của các doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn đầu khởi nghiệp còn yếu và thường thể hiện dưới dạng là vốn cố định như bất động sản và tính thanh khoản khơng cao. Cũng phải thừa nhận rằng trong thời gian gần đây vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng điều đó là chưa đủ vì doanh nghiệp muốn phát triển thì quy mơ về vốn cần phải tăng dần trong khi thực trạng phát triển của các doanh nghiệp khu vực kinh tế này vẫn còn trong vịng lẫn quẫn: lợi nhuận thấp nên khơng thể mở rộng quy mô, dẫn đến không thể đầu tư mở rộng thị trường, khơng có khả năng đầu tư công nghệ mới, đầu tư vào con người, cải tiến sản phẩm, dẫn đến lợi nhuận thấp nên vốn tích lũy yếu, kết quả là không thể mở rộng sản xuất...

Bên cạnh các thủ tục ưu đãi cho vay của Nhà nước đối với các doanh nghiệp khu vực KTTN cịn nhiều bất cập thì hệ thống sổ sách của các doanh nghiệp vẫn luôn nhập nhằng, trong một doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN đôi khi tồn tại nhiều hệ thống sổ sách, điều đó thể hiện tính minh bạch chưa cao. Mặt khác hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế này thường thấp, tỷ suất

lợi nhuận thấp đã đe dọa đến sự phát triển bền vững của kinh tế tư nhân, chính là tác nhân gây khó cho các ngân hàng trong việc thẩm định duyệt vay vốn sản xuất. Một số ý kiến của các chuyên gia kinh tế cho rằng các doanh nghiệp tư nhân có xu hướng giấu bớt thu nhập của họ trong khi các doanh nghiệp Nhà nước thì có xu hướng ngược lại, và cho dù bất kỳ lý do gì thì đây cũng là một trở ngại lớn cho KTTN trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng và các nguồn vốn khác.

Thứ ba, khả năng sáng tạo công nghệ và trình độ cơng nghệ của khu vực

kinh tế tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh cịn thấp.

Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) chỉ số sẵn sàng công nghệ của Việt Nam năm 2009 được xếp hạng 73/133 trong khi đó chỉ số về “sáng chế hữu ích” chỉ xếp hạng 90/133, điều này cho thấy năng lực nghiên cứu ra các sáng chế, sản phẩm hữu ích chưa tương xứng với năng lực nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta.

Trong số 100 doanh nghiệp được khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho 3 khu vực kinh tế cho thấy, các doanh nghiệp đang sử dụng dây chuyền cơng nghệ, máy móc thiết bị thuộc thế hệ từ những năm 1980, tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất đạt mức cao có 23%, mức trung bình 70% và mức thấp có 7%. Tại các doanh nghiệp tư nhân, tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất đạt mức cao chỉ có 16% và mức thấp là 12%. Mức độ đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp tại hai thành phố lớn này chỉ đạt 3% trên doanh thu mỗi năm.

Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trình độ sáng tạo cơng nghệ và khả năng đổi mới cơng nghệ cịn rất kém, một phần do năng lực tài chính hạn chế, một phần khác do những quy định của các văn bản Luật dẫn đến doanh nghiệp bị hạn chế khả năng đó.

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp qui định: “Doanh nghiệp được thành lập,

hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp’’. Đây chính là rào cản trực tiếp và không phù hợp với tinh thần

của Luật doanh nghiệp, đã ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng đầu tư công nghệ của doanh nghiệp.

Thứ tư, sự thiếu vắng của kinh tế tư nhân trong một số lĩnh vực ngành nghề quan trọng.

Vì lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của KTTN nên việc phát huy lợi thế của mình và tìm kiếm thị trường mới nhằm tối đa hóa lợi nhuận là hoạt động thường xuyên của khu vực kinh tế này. Việc đầu tư không không đồng bộ vào các lĩnh vực kinh doanh của KTTN không phải chỉ diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh mà cịn diễn ra đều khắp trên các tỉnh, thành của cả nước. Số liệu thống kê cho thấy KTTN thành phố Hồ Chí Minh hầu hết đều tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh vốn là thế mạnh của thành phố như các ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Một số ngành có tiềm năng phát triển trong tương lai đang bị bỏ ngỏ như giáo dục, y tế, cơng nghiệp phụ trợ...điều đó cho thấy sự yếu kém của KTTN thành phố trong định hướng phát triển, đó là thiếu tầm nhìn về lâu về dài mà trước hết là thiếu sự hoạch định nên dẫn đến một khả năng là trong dài hạn, kinh tế tư nhân sẽ bị bão hòa, xơ cứng trước những đòi hỏi mới, sẽ rơi vào trạng thái phát triển cục bộ làm cho kinh tế tư nhân ngày càng kém phát triển hơn trước, điều đó sẽ kéo theo sự tụt lùi của kinh tế thành phố. Đây là hạn chế cần được xem xét và mổ xẻ để đề xuất hướng đi tốt trong tương lai cho KTTN thành phố.

Thứ năm, trình độ và năng lực quản lý doanh nghiệp của khu vực KTTN

Do tính đặc thù của KTTN là sản xuất kinh doanh dựa trên vốn sở hữu tư nhân, sản xuất kinh doanh cịn mang nặng tính gia đình nên các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này thường ưu tiên sử dụng lao động là những người thân trong gia đình, quen biết; những người quản lý, những người nắm giữ các vị trí cao và trọng yếu trong doanh nghiệp hầu hết là người có phần vốn góp nhiều trong tổng vốn của doanh nghiệp mà rất ít khi đó là một nhà quản lý được thuê từ bên ngoài.

Theo thống kê cho biết, hiện nay trình độ chung của chủ doanh nghiệp khu vực KTTN cịn rất thấp, bình qn khơng hơn 30% trong số họ đã tốt nghiệp đại học hoặc đã được đào tạo qua những lớp về nghiệp vụ quản lý nên trong việc hoạch định và thực hiện chính sách kinh doanh sẽ gặp phải nhiều khó khăn hạn chế mà cụ thể là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khơng như mong đợi, thậm chí thua lỗ, phá sản.

Thứ sáu, ý thức đạo đức trong kinh doanh của các chủ doanh nghiệp khu

vực KTTN chưa cao.

Cần nhắc lại rằng vì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của KTTN nên thường đại đa số các chủ doanh nghiệp bằng mọi giá phải đạt bằng được lợi nhuận trước hết là để sinh tồn và sau đó là làm giàu cho bản thân, vì thế họ có thể chấp nhận rủi ro trước pháp luật bằng việc thực hiện những chiêu thức làm ăn gian dối, cạnh tranh khơng lành mạnh, sản xuất hàng hóa kém chất lượng, đầu cơ tích trữ, tìm mọi cách trốn thuế, thậm chí là tìm cách triệt hạ đối thủ nếu cần thiết.

Bên cạnh một số doanh nghiệp làm ăn cẩu thả, đạo đức kinh doanh thấp thì vẫn cịn đó rất nhiều doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh khi nhắc đến vẫn ln được giới kinh doanh tôn trọng như doanh nghiệp tôn Hoa Sen, tập đồn Khang Thơng, ngân hàng Nam Việt, Nguyễn Kim...là những doanh

nghiệp đang ăn nên làm ra và có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế của thành phố.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Kinh tế tư nhân thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua phát triển nhanh so với các địa phương khác trên cả nước về mặt số lượng và tổng vốn đầu tư, đặc biệt là sau khi Luật doanh nghiệp ra đời và có hiệu lực từ năm 2000. Những đóng góp của KTTN thành phố Hồ Chí Minh vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của thành phố là rất lớn mà nổi bật là vấn đề giải quyết công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động, đóng góp nhiều vào ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh xuất khẩu tạo năng lực cạnh tranh cho kinh tế thành phốtrên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì kinh tế tư nhân thành phố hiện phải đối mặt với những thách thức khơng nhỏ, đó là: chưa thật sự là được đối xử bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực phát triển như nguồn vốn, đất đai mặt bằng sản xuất kinh doanh, tiếp cận các lĩnh mang lại lợi nhuận cao như viễn thông, điện, nước hoặc cung cấp sản phẩm dịch cụ cho khu vực cơng... Tuy chính quyền thành phố và các cấp ban ngành liên quan đã cố gắng tạo những điều kiện tốt nhất cho KTTN phát triển, có nhiều chính sách ưu đãi...nhưng vẫn cịn đó nhiều bất cập, ưu đãi đầu tư còn manh mún, nhỏ giọt chỉ mang tính chất tượng trưng nên điều đó là chưa đủ và trong dài hạn cần có những chính sách, giải pháp hợp lý hơn để phát huy hết tiềm lực sức mạnh của khu vực kinh tế này.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CNH, HĐH Ở TP.HCM 3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn 2011- 2020 ở thành phố Hồ Chí Minh

3.1.1.Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế thương mại của cả nước, là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)