Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 93)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN

3.3.1.Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan

3.3. Kiến nghị

3.3.1.Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan

Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội đất nước đặc biệt là giai đoạn sau đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân đã cho thấy ưu điểm về quy mô, số lượng lẫn chất lượng nên sắp tới KTTN cần xem khu vực kinh tế trụ cột của nền kinh tế nước nhà.

Vì vai trị và đóng góp của KTTN là rất lớn nên trong quan điểm phát triển kinh tế khơng có lý do gì để tồn tại sự phân biệt giữa thành phần kinh tế tư nhân hay thành phần kinh tế khác, cho nên Nhà nước cần sớm xóa bỏ các chính sách ưu đãi giữa các thành phần kinh tế để đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh trên thị trường giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, để tạo nên tính hấp dẫn trong đầu tư Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan nên xem xét lại một số điều khoản liên quan đến doanh nghiệp trong Luật phá sản 2004 để trong trường hợp xấu nhất vẫn tạo được điều kiện cho doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường một cách đúng luật và dễ dàng.

Vì doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam hầu như là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng tài chính yếu, mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi nhuận nên kinh doanh luôn hướng về những lĩnh vực nơi mà dòng vốn xoay vòng nhanh, đảm bảo lợi nhuận đến sớm mà thiếu đi sự mở rộng và phát triển theo chiều sâu để phát triển thành những cơng ty, tập đồn lớn. Do đó cần khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng vào các hoạt động sáng tạo đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình và phương thức sản xuất, cách thức quản lý bằng cách đầu tư đổi mới công nghệ. Đây là những nội dung rất quan trọng mà gần như đã bị lãng qn trong các chính sác và chương trình hiện tại (thể hiện trong Luật Khoa học Công nghệ, các chương trình hỗ trợ về khoa học công nghệ cho doanh nghiệp)

Nên xem xét lại hoặc có thể bãi bỏ quy định“Doanh nghiệp được thành

lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hằng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp’’ mà cần xem quyền thành lập Quỹ khoa học công nghệ để

chủ động đầu tư phát triển khoa học và công nghệ là quyền mặc nhiên của doanh nghiệp, được thể hiện trong Luật Khoa học Công nghệ, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, với tỷ lệ trích khơng q 10% thu nhập tính thuế để mua sắm công nghệ sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì với khả năng tài chính yếu, quy mơ sản xuất nhỏ thì việc đầu tư đổi mới công nghệ dường như là việc không thể thực hiện được.

Do Luật doanh nghiệp vừa được triển khai thực hiện và có hiệu lực trong khoảng thời gian chưa lâu, trong khi khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trị chính trong việc giải quyết công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập cho người dân và xã hội nên việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả hoạt

động của thị trường lao động cho doanh nghiệp là một vấn đề tác giả hết sức quan tâm, có kiến nghị như sau:

Nên bãi bỏ những can thiệp quá sâu vào nội dung, chương trình đào tạo nghề. Đề cương đào tạo của Tổng cục dạy nghề là cần thiết song chỉ nên mang tính chất tham khảo hoặc khuyến khích sử dụng đối với các trường, cơ sở dạy nghề chưa đủ điều kiện và năng lực xây dựng đề cương riêng (Quyết định 58/2008/QĐ - BLĐTBXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ lao động thương binh và xã hội).

Trong Luật lao động, Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan cần sửa đổi một số quy định nhằm tháo gỡ những khó khăn và tăng tính hiệu quả, cạnh tranh cho doanh nghiệp:

- Lộ trình nâng lương tối thiểu nên cần được thông báo sớm, nhanh quá sẽ gây khó cho doanh nghiệp và tránh rơi vào những thời điểm nhạy cảm như sắp Tết, cuối năm...

- Những chi phí mà doanh nghiệp mời các chuyên gia vào để đào tạo nghề cho lao động tại doanh nghiệp cần được miễn thuế, qua đó sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tích cực đào tạo tay nghề cho lao động.

3.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền thành phố Hồ Chí Minh

Hơn 10 năm thực hiện Luật doanh nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế to lớn, trong đó phải kể đến vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Do đó, để khu vực kinh tế này phát triển và đóng góp ngày càng nhiều cho GDP của thành phố, chính quyền thành phố cần:

- Thành lập cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân.

Cơ quan chuyên trách này có thể trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố để giám sát, và là cơ quan chịu trách nhiệm đưa ra các chiến lược cho sự phát triển của khu vực kinh tế này. Vì đây là khu vực kinh tế rất hùng hậu với số

lượng doanh nghiệp khổng lồ, đa dạng nên ngay cả việc thống kê con số doanh nghiệp chính thức đã là rất khó nên những văn bản hướng dẫn của Ủy ban nhân dân thành phố cần được cơ quan này nắm rõ và xem nó đã phù hợp hay có vướng mắc gì cho hoạt động của doanh nghiệp hay khơng, từ đó tham mưu cho các cấp thu hồi hoặc điều chỉnh cho phù hợp.

Ngoài ra cơ quan này cịn có trách nhiệm kết hợp cùng Sở kế hoạch - Đầu tư của thành phố rà soát lại những vấn đề chưa phù hợp với tinh thần của Luật doanh nghiệp phát sinh trong quá trình đăng ký kinh doanh do tình trạng quá tải như hiện nay, nếu có sự q tải từ phía Sở kế hoạch - Đầu tư, cơ quan này nên kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền để thực hiện phân cấp trong việc cấp giấy phép, từ đó kiên quyết loại bỏ các vấn đề phát sinh tiêu cực, đảm bảo sự thơng thống và đúng tiến độ theo quy định cho người đăng ký kinh doanh. Đây là cơ quan giám sát hoạt động của kinh tế tư nhân nên cơ quan này thường hiểu khá rõ về những ưu nhược điểm của KTTN thành phố, từ đó cơ quan chuyên trách sẽ định kỳ báo cáo, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền về hoạt động đầu tư của kinh tế tư nhân, từ đó có hướng điều chỉnh kịp thời đảm bảo sự cân đối trong việc phân bổ các nguồn lực đầu tư, tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý.

- Cần có những chính sách hợp lý để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Thành phố Hồ Chí Minh đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, mục tiêu là hoàn thành chương trình này vào năm 2015 nên việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển là điều kiện tiên quyết. Ngoài một số vấn đề tự thân thì doanh nghiệp ln cần đến sự hỗ trợ của chính quyền sở tại, một trong các vấn đề ln được quan tâm hàng đầu đó là thơng tin: thơng tin về thị trường trong và ngồi nước, thơng tin về những chính sách, chủ trương mới ban hành, các rào cản thương mại, các thông tin về hợp tác quốc tế...liên

quan đến những ngành kinh tế chủ lực của thành phố hay liên quan đến lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp để tránh bị động và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tránh rủi ro và kinh doanh đúng hướng.

Một trong những vấn đề khó khăn hiện nay các doanh nghiệp đều gặp phải đó là khả năng tiếp cận nguồn vốn. Rất khó để có thể nói rằng các doanh nghiệp biết rõ về các cơ hội cho vay theo chính sách của Chính phủ như Quỹ hỗ trợ phát triển và cơ hội tiếp cận nó. Cho nên doanh nghiệp rất ‘‘khát” thơng tin dù đang sống trong một thành phố hiện đại của Việt Nam nên việc hình thành một “Phịng cung cấp thơng tin cho doanh nghiệp” là điều cần thiết.

Hiện nay các quy định để đươc công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ quá cao, cho nên một kiến nghị với Sở khoa học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh là: quy định rõ những điều kiện để được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ, hạ thấp hơn nữa các điều kiện để các doanh nghiệp khoa học công nghệ được hưởng ưu đãi. Bên cạnh đó, Sở khoa học công nghệ và môi trường hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp các tiêu chuẩn toàn cầu, đảm bảo các sản phẩm có xuất xứ từ các doanh nghiệp Việt Nam đủ chuẩn và đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KTTN thành phố Hồ Chí Minh đang trên đà phát triển mạnh tuy vẫn còn chịu nhiều sự tác động từ các vấn đề nội tại lẫn các yếu tố bên ngoài. Cho nên việc xác định quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển cho KTTN thành phố giai đoạn sắp đến là vấn đề thực sự cần thiết.

Trong vòng một thập niên, kể từ sau khi Luật doanh nghiệp được triển khai, KTTN thành phố đã đóng góp rất nhiều vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, giải quyết các vấn đề vốn được xem là cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế thành phố. Việc chính quyền thành phố Hồ Chí Minh xác định hồn tất q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố vào năm 2015, đi trước 5 năm so với các tỉnh, thành trong cả nước cùng việc xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố bên cạnh tạo mơi trường thơng thống, khuyến khích, hỗ trợ cùng các cam kết ưu đãi đầu tư thực sự đã làm bùng nổ đầu tư khu vực kinh tế tư nhân. Đại hội Đảng bộ thành phố tháng 10/2010 đã xác định quan điểm và mục tiêu tổng quát cho phát triển kinh tế trong giai đoạn tới, trong đó định hướng lĩnh vực đầu tư và chỉ rõ các lĩnh vực cần tập trung phát triển vì đó chính là những ngành , lĩnh vực vốn là thế mạnh của thành phố. Như vậy, ngoài việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã ít nhiều nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, những khó khăn hiện khu vực KTTN đang gặp phải và đưa ra các chính sách giải pháp để tháo gỡ những khó khăn này, đây cũng chính là cách thức hỗ trợ, tạo điều kiện cho KTTN phát triển.

KẾT LUẬN CHUNG

Nền kinh tế nước ta vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho nên sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu khách quan; trong đó kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành nền kinh tế, là phần không thể thiếu và do đó, cũng như bao thành phần kinh tế khác, chúng ta phải tạo nên môi trường lành mạnh, bình đẳng cùng với những điều kiện cần thiết để kinh tế tư nhân phát triển.

Thực tế cho thấy, sau hơn 20 năm đổi mới, sau 10 năm Luật Doanh nghiệp được thực thi và phát huy tác dụng thì kinh tế tư nhân đã tỏ rõ vai trị tích cực của nó. Song bên cạnh sự thành công vượt trội đó chúng ta cũng khơng thể quên những “ bài học đau đớn” trong buổi đầu đổi mới, đó là việc các doanh nghiệp Nhà nước và ngoài Nhà nước làm ăn thua lỗ, phá sản đã để lại những hậu quả rất to lớn cho thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, và nghiêm trọng hơn đã làm giảm sút niềm tin của người dân về chính sách, đường lối kinh tế của Đảng và của chính quyền thành phố.

Vì vậy, ngoài việc đề cao vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển đất nước chúng ta không được phép quên rằng đây là khu vực kinh tế rất nhạy cảm và phức tạp mà muốn phát triển ổn định và hiệu quả, tránh những tiêu cực, khiếm khuyết của KTTN thì việc từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo mơi trường thơng thống lành mạnh và bình đẳng cho các thành phần kinh tế cùng phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điều cần thiết.

Kinh tế tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh mặc dù trải qua nhiều thăng trầm và biến động nhưng vẫn luôn tồn tại và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Thực tế, cho đến nay KTTN thành phố Hồ Chí Minh đóng góp rất nhiều trong cơng cuộc xây dựng đất nước dù vẫn còn đối diện với những khó khăn thách thức, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới thì

KTTN thành phố Hồ Chí Minh càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, để kinh tế tư nhân Việt Nam, kinh tế tư nhân thành phố phát triển nhanh, bền vững cần được sự quan tâm hỗ trợ nhiều hơn nữa từ phía Nhà nước, của chính quyền thành phố cùng tất cả các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế khác nhau trên toàn quốc và trên địa bàn thành phố.

Nhìn chung, chặng đường phía trước của KTNN nước ta cũng như thành phố Hồ Chí Minh cịn nhiều cam go và thử thách. Tuy nhiên với chính sách đường lối đúng đắn của Đảng, của Nhà nước trong phát triển kinh tế, với lực lượng doanh nghiệp mọi thành phần đang trưởng thành cùng với sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhau cùng với cộng đồng kinh doanh quốc tế, chúng ta tin rằng kinh tế tư nhân Việt Nam sẽ vượt qua mọi thử thách, phát triển ngày càng nhanh và giành được nhiều thắng lợi trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tóm lại, phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế, mở ra cơ hội cho việc tiếp cận thị trường các nước trên thế giới. Điều đó cho thấy chủ trương đúng đắn của Đảng và cùng với sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, kinh tế tư nhân thành phố đã góp phần tạo cơng ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đóng góp tích cực cho việc thu ngân sách, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP cho thành phố, tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần cho tăng trưởng kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh và của cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và

hội nhập ( Đại hội VI,VII,VIII,IX,X), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội

2. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia - sự thật Hà Nội

3. PGS.TS Lê Danh Vĩnh (2010), Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh của Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội

4. TS Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), Ths Nguyễn Văn Sáng, Lộ Kim Cúc, TS Nguyễn Văn Chiển (2005), Vai trò, thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế

tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp

Bộ

5. GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền (2006), Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb

Chính trị Quốc gia Hà Nội

6. Nguyễn Văn Sáng (2007), Xu hướng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế

7. GS.TS Vũ Đình Bách (2008), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội

8. PGS.TS Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách khuyến khích đầu tư ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 93)