Giải pháp về chính sách tài chính, tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 84 - 85)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN

3.2.3.Giải pháp về chính sách tài chính, tín dụng

3.2. Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân nhằm thúc đẩy quá trình

3.2.3.Giải pháp về chính sách tài chính, tín dụng

Doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ln trong tình trạng thiếu vốn trung hạn và dài hạn để kinh doanh, đầu tư mua sắm công nghệ phục vụ sản xuất. Đồng vốn của doanh nghiệp tư nhân lúc khởi nghiệp thường là vốn tự có do tiết kiệm bản thân hoặc vay mượn từ gia đình, người thân. Trên thực tế, việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng của doanh nghiệp cũng như các nguồn vốn vay ưu đãi từ Chính phủ vừa khó vừa kéo dài thì tự bản thân doanh nghiệp gần như phải tự xoay xở để vay bằng hình thức thế chấp. Bản thân việc vay thế chấp đã gây ra rất nhiều khó khăn từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Ngay cả khi đã có dự án, việc thẩm định của ngân hàng cũng kéo dài làm cho doanh nghiệp rất nản lòng trong khi việc sản xuất diễn ra hằng ngày và doanh nghiệp rất cần vốn để đảm bảo việc làm cho người lao động, đảm bảo đúng tiến độ của hợp đồng...

Bên cạnh sự khó khăn của KTTN mới thấy được sự thuận lợi của doanh nghiệp Nhà nước như thế nào. Trên thực tế, DNNN không cần thế chấp vẫn có thể vay được vốn dễ dàng từ các ngân hàng và từ các chương trình cho vay

ưu đãi của Chính phủ; phần lớn số vốn cho vay này đều được dành cho DNNN và sự ưu ái đó khơng những về vay vốn mà còn trong cả các hoạt động sản xuất kinh doanh: nếu làm ăn thua lỗ DNNN có thể được khoanh nợ, có thể được xóa nợ, trong khi DNTN sẽ phá sản nếu việc thua lỗ kéo dài do khơng được hưởng những ưu ái đó.

Cho nên cải thiện vấn đề này là vấn đề đáng được quan tâm của các cấp các ngành, tác giả xin đưa ra giải pháp cho vấn đề như sau:

- Khuyến khích các ngân hàng tăng tỷ lệ vay đối đến mức tối đa đối với khu vực kinh tế tư nhân trong phạm vi có thể của ngân hàng.

- Nên thực hiện cơ chế một cửa trong quy trình thẩm định cho vay của ngân hàng để tránh tình trạng kéo dài, đánh mất thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cho phép ban hành một số quy định tại doanh nghiệp về việc huy động vốn trong đội ngũ cán bộ công nhân viên

- Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, minh bạch để doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 84 - 85)