Cơ cấu ngành nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 62)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN

2.4.3.Cơ cấu ngành nghề

Theo nhận định của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố những năm qua chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ cấu kinh tế chia theo thành phần cũng tăng dần cho kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn nước ngoài, thành phần kinh tế nhà nước giảm dần tỷ trọng, bình quân giai đoạn 2001 - 2010 GDP thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ tăng khá cao. Bất chấp suy giảm kinh tế những năm 2008 - 2009, khu vực dịch vụ thương mại vẫn có tốc độ phát triển và tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu kinh tế của thành phố với 54,2% năm 2009 và 53,6% năm 2010.

Từ năm 2004 thành phố Hồ Chí Minh đã có chương trình hỗ trợ dịch chuyển cơ cấu kinh tế và di dời doanh nghiệp sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm từ nội thành ra khu quy hoạch, và đã di dời 1.360 trên tổng số 1.402 đơn vị sản xuất gây ô nhiễm, đạt trên 95% số đơn vị phải di dời nên đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của ngành cơng nghiệp. Sau khi cơ bản hồn thành việc di dời từ cuối năm 2010 thì tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp thành phố tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước, cả năm 2010 tăng trên 11,8%.

Có thể nhận thấy rằng, ngay từ những năm đầu thực thi Luật doanh nghiệp, kinh tế tư nhân thành phố đã thể hiện rất rõ hướng đi của mình, đó là việc tập

trung phát triển mạnh ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ với tỷ trọng đóng góp của ngành cơng nghiệp - xây dựng, dịch vụ trong giai đoạn này rất cao. Những năm tiếp đó, giai đoạn 2001- 2010 ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển ổn định và chiếm tỷ trọng cao. Bình qn của ngành cơng nghiệp - xây dựng giai đoạn này lần lượt là 46,7% và 51,9%, gấp gần bằng 50 lần so với ngành nông nghiệp của thành phố. Tuy khu vực nơng nghiệp có giảm so với các năm trước nhưng giá trị gia tăng của sản xuất nơng nghiệp lại tăng cao, doanh thu bình qn 1hecta đất sản xuất nông nghiệp năm 2009 đạt 138,5 triệu đồng/ hecta. Tuy vậy, việc giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP thành phố qua các năm đã thể hiện sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý, đúng chủ trương của thành phố.

Ngoài một số ngành truyền thống như cơng nghiệp chế biến, dịch vụ có tỷ trọng đóng góp lớn thì cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ cũng đang có sự chuyển mình tốt, cụ thể là ngành tài chính tín dụng ngày càng gia tăng nhanh tỷ trọng từ 7,2% năm 2006 lên đến 12,1% năm 2010, những ngành khác đều tăng chậm, thậm chí giảm tỷ trọng. Điển hình là ngành khoa học cơng nghệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và giảm dần, từ 0,3% năm 2006 giảm còn 0,2% năm 2010, ngành kinh doanh tài sản và tư vấn cũng giảm từ 6,2% xuống còn 5,6% (giai đoạn 2006 - 2010).

Theo Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam thì 10 năm qua thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu để tạo giá trị gia tăng cao, nhưng về bản chất, các ngành cơng nghiệp vẫn cịn đang trong vịng lẫn quẫn, công nghệ điện tử viễn thông chưa phát triển, hoạt động nghiên cứu đầu tư tại các doanh nghiệp chưa được đầu tư đúng mức; và theo TS Trần Du Lịch, có một số lý do khiến chuyển dịch kinh tế thành phố Hồ Chí Minh chậm lại:

Thứ nhất, để kinh tế chuyển dịch, phải tùy thuộc rất lớn vào chính sách kinh tế vĩ mô của thành phố như thuế, tín dụng, ngoại hối. Nhà nước, thơng qua chính sách tác động đến thị trường và thị trường sẽ tác động đến doanh nghiệp.

Thứ hai, do hạ tầng tại thành phố Hồ Chí Minh chưa phát triển đồng bộ, tiến độ triển khai các khu cơng nghệ cao cịn chậm trong khi việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đô thị tùy thuộc vào quy hoạch phát triển đô thị nên kéo theo việc chuyển dịch này diễn ra chậm.

Thứ ba, thành phố Hồ Chí Minh đang hướng đến các ngành kỹ thuật cao nhưng nguồn nhân lực ngành này lại thiếu và cịn rất yếu, bên cạnh đó sự kết hợp giữa chính quyền thành phố với các đơn vị đào tạo nguồn lực này chưa chặt chẽ. Đó chính là các ngun nhân kéo lùi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn vừa qua. (Nguồn: Tái cấu trúc kinh tế Tp.HCM: Định hướng đúng, kiên trì cách làm, Sài Gịn Giải Phóng ngày

24/02/2011)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 62)