Đẩy mạnh, đổi mới, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại vào quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 85)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN

3.2.4.Đẩy mạnh, đổi mới, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại vào quá trình

3.2. Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân nhằm thúc đẩy quá trình

3.2.4.Đẩy mạnh, đổi mới, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại vào quá trình

trình sản xuất và quản lý

Thành phố Hồ Chí Minh đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; là địa bàn giàu tiềm năng và dẫn đầu của cả nước về sản lượng và tốc độ tăng trưởng trong đó đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trị chủ lực. Một trong những vấn đề chủ yếu của quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đó là việc ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất và quản lý để tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội. Quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh là ưu tiên hàng đầu nên việc xem quá trình đổi mới, ứng

dụng cơng nghệ mới, hiện đại vào quá trình sản xuất, quản lý cũng là một giải pháp nằm trong nhóm giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố. Tại thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2010 công tác quản lý các hoạt động nghiên cứu và thực hiện, quản lý các dự án, đề tài khoa học - công nghệ đã được tiến hành khá nghiêm túc. Từ năm 2006 đến năm 2010 Sở khoa học công nghệ thành phố đã chuyển giao 160 đề tài cho các đơn vị ứng dụng Năm 2009 Sở khoa học - cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh xử lý 60% đề tài trễ hạn trên 24 tháng, và năm 2010 phần lớn chủ nhiệm đề tài xin nghiệm thu trễ hạn, các đề tài đều thuộc các lĩnh vực như: quản lý đô thị, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghiệp và tự động hóa, mơi trường tài nguyên và biến đổi khí hậu

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh chưa có được những trang thiết bị hiện đại mà vẫn cịn sử dụng những cơng nghệ từ những năm 1980, nên sản xuất đang gặp khó khăn, nhất là khâu mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Vậy nên để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp khu vực kinh tế này cần có giải pháp đổi mới, nâng cao trình độ thiết bị cơng nghệ. Tuy nhiên, do cịn khó khăn về vốn, nên các doanh nghiệp cần tính tốn kỹ lưỡng, nắm rõ thông tin về công nghệ để xác định cụ thể là doanh nghiệp mình cần những loại cơng nghệ nào từ đó có cách tiếp cận thị trường công nghệ cụ thể hơn tránh lãng phí khi mua sắm những cơng nghệ không cần thiết.

Để tạo bước đột phá trong việc trang bị công nghệ cho sản xuất, ngoài việc bản thân doanh nghiệp tự đầu tư thì vai trị của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cũng rất quan trọng, đó là việc sử dụng các khoản chi ngân sách một cách hợp lý cho phát triển khoa học - công nghệ và phải ưu tiên cho các nội dung:

- Chi cho việc triển khai và phát triển các đề tài khoa học - công nghệ mà các sản phẩm được tạo ra sẽ được thương mại hóa rộng rãi.

- Nhằm cung cấp nhanh, rẻ các dịch vụ khoa học - công nghệ cho mọi đối tượng doanh nghiệp, thành phố cần tăng chi ngân sách cho các trung tâm khoa học - công nghệ, bên cạnh đó việc mở các lớp huấn luyện trung và ngắn hạn nhằm bồi dưỡng kiến thức về công nghệ cho các chủ doanh nghiệp tư nhân để họ có khả năng vận hành, sử dụng và tiếp cận công nghệ cũng là điều hết sức cần thiết.

- Ngoài nguồn chi của ngân sách thành phố, cũng nên khuyến khích các ngân hàng thương mại, các Quỹ đầu tư hỗ trợ tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp cho các doanh nghiệp lập những dự án nghiên cứu sáng tạo công nghệ mới phục vụ cho sản xuất. Để làm được điều này, ngoài nguồn vốn từ các nguồn chi trên thì việc giảm thuế cho các sản phẩm khoa học - công nghệ được chế tạo trong nước cũng khuyến khích doanh nghiệp sáng tạo cơng nghệ, tiến đến nội địa hóa sản phẩm cơng nghệ và có tác dụng kích thích khả năng sáng tạo công nghệ đối với các doanh nghiệp khác.

Tác giả đã có dịp đi thực tế nhà máy sản xuất máy nông ngư cơ tại khu cơng nghiệp Biên Hịa I (VINAPRO) và đã được biết, tất cả các máy móc thiết bị được sản xuất tại đây như máy phát điện, máy dùng cho nông nghiệp như: máy gặt lúa liên hợp, máy cày, máy cấy, máy bừa, máy bơm nước...đều có tiếng trên thị trường trong nước và thế giới và được tiêu thụ rất mạnh. Riêng tại Việt Nam, vì giá cả không cạnh tranh nổi với các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc nên đây khơng phải là thị trường của các sản phẩm này. Điều này cho thấy một thực trạng là tuy sản xuất được cơng nghệ có hàm lượng kỹ thuật cao, ứng dụng tốt nhưng giá cả chưa hợp lý thì vẫn chưa thể

cạnh tranh được. Do đó rất cần những chính sách, chế độ ưu đãi từ phía Nhà nước cho các hoạt động khoa học - công nghệ.

Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh ngồi việc cần hình thành sớm các quỹ hỗ trợ của thành phố phục vụ cho quá trình nghiên cứu khoa học - cơng nghệ thì việc sử dụng và khai thác có hiệu quả đội ngũ làm công tác nghiên cứu này là vấn đề đáng quan tâm vì đây là địa phương có tiềm lực về cán bộ khoa học - công nghệ nên việc tuyển chọn, đào tạo lực lượng này trong tương lai sẽ tạo ra những sản phẩm công nghệ đột phá mang lại hiệu quả cao cho tồn bộ nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng.

Một nền kinh tế năng động, hiện đại là một nền kinh tế mà ở đó tồn tại thị trường công nghệ sôi động. Tuy vậy sự hình thành và phát triển thị trường này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các chính sách đầu tư cho khoa học - cơng nghệ, quy mơ, tầm vóc thị trường cơng nghệ bị chi phối bởi yếu tố vốn đầu tư. Với những khó khăn về vốn, KTTN ln gặp những khó khăn của riêng nó cho nên phát triển thị trường này cần nhận được sự hỗ trợ của tất cả các nguồn vốn có thể.

3.2.5. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát huy tài năng, trí tuệ, kinh nghiệm của các chủ Doanh nghiệp tư nhân

Trong sự thành công của các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì yếu tố nguồn nhân lực ln đóng vai trị hàng đầu trong sự phát triển. Đặc biệt khu vực KTTN họ tự ý thức được rằng tài sản của họ gắn liền với vận mệnh doanh nghiệp. Xuất phát từ yếu tố sống cịn đó, việc đề ra giải pháp nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động để có được đội ngũ lao động có tay nghề cao, kĩ năng tốt có thể sẵn sàng tiếp cận và tiếp nhận công nghệ mới đáp ứng yêu cầu thực tế của thị trường, đáp ứng tình hình lao động thực tế tại doanh nghiệp.

Ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, trình độ chung của chủ doanh nghiệp, bộ phận quản lý doanh nghiệp cịn khá thấp, bình qn khơng hơn 30% trong số họ đã tốt nghiệp đại học hoặc đã qua những lớp đào tạo chuyên sâu về kinh doanh cho nên việc mở thêm các loại hình đào tạo tại các trường đại học để nâng cao trình độ cho lãnh đạo doanh nghiệp về các lĩnh vực như: kiến thức về quản lý, kiến thức về thị trường, sản phẩm, kiến thức về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, các kiến thức về ISO (tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế)...

Trong thời điểm hiện nay, trên thị trường kinh doanh Việt Nam đã có rất nhiều doanh nghiệp ăn nên làm ra, có của cải kếch xù đã được thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, việc khơng ít người băn khoăn với câu hỏi: Điều gì tạo ra một hoạt động kinh doanh trị giá hàng triệu đơ la thậm chí hàng tỷ đô la? và các bí quyết thành cơng của những chủ doanh nghiệp này là gì? Nhiều chủ doanh nghiệp mới ln nhìn vào những “đại gia” thành công trên thị trường và cảm thấy thèm muốn có được doanh thu đó cùng sự thành đạt của họ. “Giá mà tôi biết được những bí mật của họ”, các chủ doanh nghiệp này nghĩ, “tại sao cơng ty của mình khơng tăng trưởng và có lợi nhuận như vậy?”. Điều đó cho thấy, có một bộ phận chủ doanh nghiệp rất giỏi trong kinh doanh, nên khi kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển được đảm bảo bằng Luật doanh nghiệp thì bộ phận doanh nhân đã phát huy tối đa khả năng năng trí tuệ của mình làm kinh tế tạo ra của cải cho bản thân và cho xã hội.

Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, rất nhiều trung tâm, cơ sở liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước mở những lớp đào tạo giám đốc, CEO (Giám đốc điều hành) để nâng cao trình độ cho doanh nhân đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. Ngoài việc trang bị các kỹ năng kiến thức về kinh tế

họ còn được trang bị kiến thức xã hội, luật pháp do đó khuyến khích họ làm giàu chính đáng, đúng pháp luật.

Ngoài ra việc thành lập Hiệp hội doanh nghiệp tư nhân thành phố Hồ Chí Minh cũng thúc đẩy cho việc phát triển kinh tế, do đó việc tổ chức những cuộc hội thảo về chuyên đề kinh tế, hội thảo về nhóm hàng, ngành hàng cũng đưa các doanh nghiệp đến gần nhau hơn, hiểu rõ thị trường và hiểu rõ bản thân doanh nghiệp mình hơn để có hướng hoạch định phát triển. Một khó khăn hiện nay mà các DNTN ở thành phố Hồ Chí Minh đang gặp phải đó là các vấn đề trong tranh chấp lao động nên cần thiết phải nâng cao vai trò của tổ chức cơng đồn để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp trong việc giải quyết những mâu thuẩn này làm sao vừa đúng pháp luật đảm bảo được quyền lợi của người lao động .

3.2.6. Mở rộng thị trường và nâng cao khả năng tiếp cận cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp

Một thực tế cho thấy rằng hiện nay vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận thị trường giữa các thành phần kinh tế. Trong đó doanh nghiệp Nhà nước luôn được hưởng các ưu đãi và lợi thế độc quyền Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh trong những lĩnh vực có lợi nhuận siêu ngạch và nhận được sự bảo hộ từ phía Chính phủ mà khu vực KTTN gần như không thể “chạm ” đến được dù KTTN có đủ sức cạnh tranh với DNNN trong các lĩnh vực này. Cho nên việc cần sớm ban hành Luật cạnh tranh sẽ tạo nên sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Nói về việc mở rộng thị trường xuất khẩu thì hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang được hưởng một số ưu đãi thuế quan trọng trong khuôn khổ AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết cơ hội này nên tỷ lệ xuất khẩu hưởng ưu đãi cịn thấp, ngồi ra các doanh nghiệp chưa cập nhật được các thông tin ưu đãi trên cũng

như chưa quen với các thủ tục cần thiết để nhận ưu đãi. Phải hiểu rằng, xuất khẩu mở rộng thị trường sang nước khác không những là phát triển thêm thị trường mới mà còn làm phát triển thị phần của sản phẩm trên các thị trường sẵn có, và để thực hiện được việc, này các doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin thị trường kịp thời và chính xác nếu khơng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong xúc tiến thương mại.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, kinh tế tư nhân đang phát triển ngày càng lớn mạnh nhưng vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt thông tin và mở rộng thị trường dù khả năng tiếp cận mạng lưới xuất nhập khẩu đã rộng mở. Để tháo gỡ các vướng mắc đó, chính quyền thành phố cần hỗ trợ nhiều hơn nữa trong việc:

- Tạo điều kiện cho KTTN thành phố tiếp cận nhiều hơn với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Mở rộng việc đấu thầu hạn ngạch (quota) để KTTN có điều kiện mở rộng thị trường.

Trong việc cung cấp thông tin thị trường và tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại cho KTTN cần:

- Công bố rộng rãi những thơng tin về chính sách kinh tế - xã hội, các dự án trong các thời kỳ, các dự báo trong trung hạn và dài hạn...một cách rõ ràng chính xác và minh bạch.

- Thành lập Ban chuyên trách chuyên cung cấp những thông tin thương mại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tiếp cận thông tin này phải chịu phí cung cấp thơng tin.

- Cho phép doanh nghiệp tăng mức chi cho hoạt động xúc tiến thương mại trên mức qui định (mức qui định hiện nay là 10% trên tổng chi phí) nhằm làm cho hoạt động này hiệu quả hơn.

- Chính quyền thành phố cần tăng thêm quỹ đất để tiến hành xây dựng hạ tầng phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương mại như xây dựng mới những trung tâm triển lãm, hội chợ...

- Ngoài ra cần cung cấp cho doanh nghiệp các địa chỉ Website liên quan đến thương mại, giảm cước truy cập Internet cho doanh nghiệp, tạo điều kiện kết nối giữa doanh nghiệp và Tham tán thương mại tại các nước, giữa doanh nghiệp và các Ban, Ngành liên quan...

- Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý, tạo mơi trường thơng thống và minh bạch đảm bảo sự bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại.

3.2.7. Giải pháp về liên kết và hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập với kinh tế thế giới

Hiện nay các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung thường họat động riêng lẻ độc lập với nhau, tính liên kết trong sản xuất, trao đổi sản phẩm và thông tin về thị trường sản phẩm rất kém nên đã hạn chế phần nào sự phát triển của khu vực kinh tế này. Để khắc phục tình trạng này, cần có những giải pháp như sau:

- Cần xây dựng luật và các chính sách cơng nghiệp liên quan đến hợp đồng liên kết.

- Thành lập trung tâm xúc tiến công nghiệp.

- Xây dựng hệ thống thông tin công nghiệp cho thành phố như hệ thống đánh giá và kiểm định doanh nghiệp, hệ thống giao tiếp và cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ.

- Xây dựng các chính sách hỗ trợ về bảo trợ thanh toán trong việc thực thi các hợp đồng.

Tóm lại, việc xây dựng và phát triển đất nước không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà đòi hỏi phải là sự kết hợp của toàn quân, toàn dân cùng sự nổ lực,

gắn kết hỗ trợ giữa các thành phần kinh tế trong đó kinh tế tư nhân cũng quan trọng như bao thành phần kinh tế khác.

Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở quan điểm của Đảng đề ra đó là: kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho KTTN phát triển, phát triển phải gắn kết chặt chẽ với các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường.

Để kinh tế tư nhân thành phố Hồ Chí Minh trở thành động lực tăng trưởng quan trọng của kinh tế thành phố trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải có những giải pháp thúc đẩy của Nhà nước và của chính quyền thành phố và từ phía bản thân các doanh nghiệp thuộc khu vực trên địa bàn thành phố.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan

Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội đất nước đặc biệt là giai đoạn sau đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân đã cho thấy ưu điểm về quy mô, số lượng lẫn chất lượng nên sắp tới KTTN cần xem khu vực kinh tế trụ cột của nền kinh tế nước nhà.

Vì vai trị và đóng góp của KTTN là rất lớn nên trong quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 85)