Đóng góp vào nguồn thu ngân sách và giải quyết việc làm trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN

2.5.Đóng góp vào nguồn thu ngân sách và giải quyết việc làm trên địa bàn

bàn thành phố Hồ Chí Minh

Theo thống kê, thuế và các khoản phải nộp của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010 gấp 2,5 lần giai đoạn 2001 - 2005, trong đó khu vực kinh tế tư nhân đóng góp cho ngân sách Nhà nước 23.213,9 tỷ đồng chiếm 26.39% của tổng thu ngân sách toàn thành phố.

Bảng 2.5 : Thu ngân sách Nhà nước của các khu vực kinh tế trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005 -2010 Năm 2005 2007 2008 2009 2010 Tổng thu (tỷ đồng ) 32.333,4 46.925,3 68.449,6 68.912,4 87.961,4 Nhà nước TW 6.784,1 7.492,9 9.280,4 9.596,6 10.976,8 NN địa phương 3.117,2 4.339,8 6.790,9 7.410,7 10.961,0 Có vốn nước ngồi 6.171,3 9.470,6 13.219,8 14.238,1 18.111,4 Kinh tế tư nhân 5.638,8 10.299,6 15.055,9 15.705,2 23.213,9 Các khoản thu khác 10.622,0 15.322,4 24.102,6 21.961,8 24.698,2

Nguồn : Niên giám thống kê 2010 - Cục thống kê Tp.HCM

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, thu ngân sách Nhà nước khu vực KTTN năm 2000 là 11.300 tỷ đồng, chiếm 16,1% tổng thu ngân sách, năm 2010 tổng thu ngân sách Nhà nước là 461.500 tỷ đồng, trong đó thu từ khu vực KTTN là 62.777 tỷ đồng. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, theo số liệu của Cục thống kê thành phố, năm 2005 KTTN đóng góp vào ngân sách 5.638,8 tỷ đồng, đến năm 2010 thu ngân sách khu vực kinh tế này đạt 23.213,9 tỷ đồng

Bên cạnh việc đóng góp nguồn thu cho ngân sách và sự tăng trưởng chung của kinh tế thành phố, khu vực kinh tế tư nhân còn tạo ra một khối lượng công việc khổng lồ, tạo thêm thu nhập cho người dân, đáp ứng được yêu cầu của thành phố và toàn xã hội.

Hàng năm ở thành phố Hồ Chí Minh có thêm khoảng 250.000 đến 300.000 người đến tuổi lao động, chưa kể đến số lao động nhập cư từ các tỉnh khác đến thành phố Hồ Chí Minh tìm việc. Đây thật sự là áp lực rất lớn cho chính quyền thành phố khơng chỉ giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội mà còn cả vấn đề phát triển chung của thành phố. Với sự gia tăng ngày càng nhiều về số

lượng, quy mô, vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân, thành phố đã phần nào giảm được áp lực đó.

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2005, số lao động trong khu vực KTTN tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm 55,5% lao động có việc làm trong cả nước, năm 2008 tỷ lệ đó là 62,4% và năm 2009 là 66,29%. Trước đó, từ năm 2000 đến giữa năm 2003 ước tính đã có khoảng 1,6 đến 2 triệu việc làm đã được tạo ra nhờ khu vực kinh tế này đưa tổng số lao động trong các doanh nghiệp dân doanh bằng tổng số lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước; và tổng số lao động trong khu vực kinh tế tư nhân lên đến 6 triệu người, chiếm hơn 16% lực lượng lao động xã hội.

Bảng 2.6 : Số lao động trong các khu vực kinh tế trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005 - 2009

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng số (người ) 1.499.641 1.547.353 1.695.681 1.772.917 1.932.395 Kinh tế Nhà nước 283.963 246.612 228.512 215.346 218.674 Kinh tế tư nhân 832.286 891.408 1.020.452 1.107.203 1.281.072 Đầu tư nước ngoài 383.392 409.333 446.717 450.368 432.649

Nguồn : Niên giám thống kê 2010 - Cục thống kê Tp.HCM

Theo số liệu thống kê cho thấy số lượng lao động làm việc trong các khu vực rất chênh lệch nhau, đến cuối năm 2009 số lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước là 218.674 người, chiếm tỷ lệ 11,32%, khu vực kinh tế tư nhân là 1.281.072 người, chiếm tỷ lệ 66,29%,và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 432.649 người, chiếm tỷ lệ 22,39% trong tổng số lao động toàn thành phố.

Thực tế cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân thu hút và sử dụng rất nhiều lao động, số lượng lao động trong khu vực KTTN năm 2010 nhiều gấp gần 6 lần

khu vực kinh tế Nhà nước và gấp gần 3 lần khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, và chiếm đến tỷ trọng rất lớn trong tổng số lao động của toàn thành phố. Điều này cũng có nghĩa là vai trị của KTTN trong vấn đề tạo công ăn việc làm đã được thừa nhận một cách thuyết phục; giúp thành phố Hồ Chí Minh giải quyết những vấn đề căn bản nhất, làm tiền đề cho thành phố tiến nhanh trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 65)