Tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực của CSTT qua kênh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh ngân hàng cho vay (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3.2 Tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực của CSTT qua kênh

ngân hàng cho vay

Aftalion and White (1977) and VanHoose (1983, 1985) là một trong những người đầu tiên thảo luận về tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu quả của truyền dẫn CSTT. Các nghiên cứu chỉ ra rằng cấu trúc thị trường có tác động đến việc lựa chọn các mục tiêu, công cụ của CSTT.

Các nghiên cứu của Adams và Amel (2005), Benkovskis (2008), Ahtik (2012) hay Fungacova et al.. (2013), Orléans (2014) cho rằng mức độ tập trung thị trường cao hay khi cạnh tranh ngân hàng giảm, toàn bộ thị phần sẽ bị chi phối bởi các ngân hàng có quy mơ lớn, những ngân hàng này thường có sức mạnh thị trường cao hơn sẽ có khả năng lớn hơn để tự bảo hiểm chống lại một cú sốc tiền tệ do tiếp cận nhiều hơn và điều kiện tốt hơn trong các thị trường tài chính nên chịu ít chi phí

về thơng tin, dễ dàng huy động vốn từ bên ngồi, do đó dễ dàng bù đắp sự sụt giảm bên phía cung tín dụng, dẫn đến CSTT truyền dẫn qua kênh cho vay bị giảm hiệu lực. Điều này hàm ý sự gia tăng cạnh tranh sẽ làm tăng hiệu lực truyền dẫn CSTT, do đó có ảnh hưởng tốt đến việc thực thi CSTT.

Tuy nhiên, các nghiên cứu của VanHoose (1983), Gunji, Miura, and Yuan (2009), Amidu and Wolfe (2013), Olivero (2011a) lại có kết quả hồn toàn trái ngược: họ thấy rằng trong một thị trường ngân hàng cạnh tranh, một công cụ CSTT trở nên không hiệu quả, cạnh tranh cao sẽ làm giảm tác động của truyền dẫn CSTT thông qua kênh cho vay.

Tranh cãi về vai trò của sức mạnh thị trường/cạnh tranh ngân hàng đến sự truyền dẫn CSTT đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về chiều hướng tác động do:

Một, thiếu sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu về các biện pháp cạnh

tranh, tác động của cạnh tranh sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn các biện pháp đo lường cấu trúc thị trường. Theo Carbo et al.., (2009), với các chỉ số đo lường cạnh tranh khác nhau sẽ cho kết luận khác nhau về tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực truyền dẫn CSTT. Sẽ hợp lý hơn nếu sử dụng nhiều biện pháp cạnh tranh và so sánh các kết quả với nhau để có một kết luận tốt nhất (Leon, 2014).

Hai, vai trò của cạnh tranh ngân hàng đến sự truyền dẫn CSTT là chưa thuyết

phục, trong hai nghiên cứu riêng biệt của Olivero et al. (2011a, 2011b) tìm thấy cả mức độ tập trung và cạnh tranh ngân hàng cao đều làm suy yếu truyền tải CSTT thơng qua các ngân hàng cho vay. Theo Ơng khi xét ở góc độ cấu trúc thị trường, việc tăng thị phần của những ngân hàng lớn sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của CSTT do các ngân hàng này có nhiều khả năng tiếp cận các nguồn vốn thay thế hơn, điều này hàm ý sự gia tăng cạnh tranh ngân hàng sẽ làm tăng hiệu lực của CSTT. Ngược lại, nếu sự gia tăng cạnh tranh ngân hàng do giảm thông tin bất cân xứng (giảm thông tin nhiễu), các ngân hàng đối thủ sẽ tốn ít chi phí hơn để có được thơng tin về khách hàng vay từ một ngân hàng khác. Khi đó, các khoản vay này nếu không được đáp ứng bởi các ngân hàng nhỏ do không đủ nguồn vốn cho vay khi đối mặt với CSTT

thắt chặt sẽ được nhanh chóng đáp ứng bởi các ngân hàng khác có đủ nguồn vốn thay thế hơn, làm cho tổng cung tín dụng trong tồn hệ thống ngân hàng không giảm, cơ chế này dẫn đến một sự suy yếu ảnh hưởng của CSTT trong môi trường ngân hàng cạnh tranh cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh ngân hàng cho vay (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)