CHƯƠNG 4 : BẰNG CHỨNG THỰC NHIỆM
4.2.5 Kiểm định tính phù hợp và sự ổn định của mơ hình
Để kiểm định sự phù hợp cho mơ hình hồi quy tăng trưởng tín dụng được xem là phù hợp nhất, sẽ tiến hành hai kiểm định: kiểm định Arellano-Bone về hiện tượng tự tương quan và kiểm định Sargan Hansen về giới hạn xác định quá mức.
Kiểm định Sargan - Hansen
Kiểm định Sargan - Hansen là một trong những giả thiêt rất quan trọng đối với phương pháp GGM nhằm kiểm định tính chất phù hợp của các biến công cụ trong mơ hình. Cụ thể xem xét những biến cơng cụ có tương quan với phần dư hay khơng với giả thuyết sau:
H0: Biến công cụ là ngoại sinh. H1: Biến công cụ là nội sinh
Theo kết quả từ bảng 4.12, các biến cơng cụ sử dụng trong mơ hình đều phù hợp với giá trị p_value đều lớn hơn các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%, các biến công cụ được chọn lựa đều không bị hiện tượng nội sinh.
Kiểm định Arellano-Bone
Kiểm định này nhằm kiểm tra giả thuyết mơ hình hồi quy tăng trưởng tín dụng khơng có tương quan chuỗi bậc hai
Kiểm định tự tương quan bậc 1 (AR(1))
Cặp giả thuyết được xây dựng như sau: H0: Khơng có tự tương quan bậc 1 H1: Có tự tương quan bậc 1.
Theo kết quả từ bảng 4.12 được tính tốn từ Stata của tác giả cho thấy có hiện tượng tự quan bậc 1 (AR(1)) thể hiện qua p_value có ý nghĩa ở mức 10%.
Kiểm định tự tương quan bậc 2 (AR(2))
Cặp giả thuyết được xây dựng như sau:
Giả thuyết H0: Khơng có tự tương quan bậc 2 H1: Có tự tương quan bậc 2.
Theo kết quả được tính tốn từ Stata trong bảng 4.12 cho kết quả giá trị p_value lớn hơn 0,1nghĩa là giả thuyết ban đầu về việc không tồn tại mối tương quan chuỗi bậc 2.
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Arellano-Bone và Sargan - Hansen
AR(1) P value AR(2) P value Sargan/Hansen Test
LERNER 0.082 0.176 0.129
(Nguồn: Kết quả trích xuất từ Stata 14 (phụ lục 18)
Các kiểm định trên cho thấy, kết quả của mơ hình hồi quy lựa chọn tối ưu có thể tin cậy.
----------------------------- ------------------------------
Kết luận chương 4
Trong chương 4 đã trình bày kết quả các chỉ số đo lường cấu trúc thị trường để có một cái nhìn tồn diện về mức độ cạnh tranh trong thị trường ngân hàng Việt Nam. Thơng qua đó, tác giả tiến hành hồi quy nhằm xem xét tác động của cạnh tranh đến truyền dẫn CSTT thông qua kênh cho vay là như thế nào. Đồng thời tìm hiểu sự về tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào các đặc điểm ngân hàng cũng như các đặc điểm thể chế và khung pháp lý.
Kết quả hồi quy của mơ hình sử dụng chỉ số Lerner đại diện cho cạnh tranh ngân hàng được xem là phù hợp nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố nghiên cứu đều có tác động đến tăng trưởng tín dụng. Trong đó, tính thanh khoản, tăng trưởng huy động, GDP, chất lượng điều hành và ổn định tài chính đều thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Ngược lại, quy mô, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và biến trễ của trăng trưởng huy động lại làm giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng. Đối với cạnh tranh ngân hàng, mức độ tập trung thấp/cạn tranh cao sẽ gia tăng hiệu lực truyền dẫn CSTT.
Một phần cũng không kém quan trọng là kiểm tra sự biến động của cho vay ngân hàng khi có sự thay đổi của CSTT với mức độ khác nhau của các chỉ số cạnh tranh. Cuối cùng thực hiện các kiểm định nhằm kiểm tra sự phù hợp của mơ hình lựa chọn cho nghiên cứu này.