Các nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh ngân hàng cho vay (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm

Truyền dẫn CSTT tác động đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế thực. Có khơng ít bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam đã tìm thấy được sự tồn tại của các kênh truyền dẫn: kênh lãi suất, kênh giá cố phiếu, kênh tỷ giá hối đoái, kênh tín dụng.

2.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Một số tác giả Aftalion and White (1977); VanHoose (1983, 1985); Adams and Amel (2005); Olivero et al..( 2011) cho rằng cơ cấu ngành ngân hàng hay cạnh tranh ngân hàng có thể xác định việc chuyển giao những cú sốc vốn vay ngân hàng và do đó đóng một vai trị quan trọng đến hiệu quả của CSTT. Càng về sau, các nghiên cứu về tác động của cạnh tranh ngân hàng đến truyền dẫn CSTT thông qua kênh cho vay rất được quan tâm. Bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu nước ngoài cho nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hướng nghiên cứu và cách đo lường mức độ cạnh tranh.

Adams and Amel (2005) là người đầu tiên nghiên cứu ảnh hưởng của một cấu trúc thị trường ngân hàng địa phương đến truyền dẫn CSTT. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của Mỹ để điều tra tác động của cạnh tranh ngân hàng (được đo bằng chỉ số Herfindahl) đến truyền dẫn CSTT và tìm thấy rằng tác động của kênh ngân hàng cho vay lại yếu hơn khi thị trường trở nên tập trung hơn.

Trong một nghiên cứu xuyên quốc gia, Gunji et al. (2009) kiểm tra phản ứng của các ngân hàng với các cú sốc CSTT trong một thị trường cạnh tranh sử dụng số liệu thống kê Panzar-Rosse H (PRH) để đo lường sự cạnh tranh của ngân hàng. Họ nhận thấy rằng thị trường cạnh tranh làm giảm ảnh hưởng của cú sốc tiền tệ thông

qua cho vay của các ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu của họ có thể gây hiểu nhầm do sử dụng một cấu trúc thị trường duy nhất.

Trong hai nghiên cứu riêng biệt, Olivero et al. (2011a, 2011b) khám phá những tác động của cấu trúc thị trường ngân hàng (đo bằng PRH và tỷ lệ CR tương ứng) về truyền dẫn CSTT thông qua kênh ngân hàng cho vay sử dụng dữ liệu cấp độ ngân hàng trên một mẫu gồm 10 quốc gia Mỹ Latin và 10 nước châu Á trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2006. Tuy nhiên, kết quả trái ngược nhau, với cả hai biện pháp cho các mẫu tương tự của các nước. Nói cách khác, cả sự tập trung cao và cạnh tranh cao đều làm giảm phản ứng cho vay của các ngân hàng khi có cú sốc CSTT.

Một nghiên cứu gần đây của Amidu and Wolfe (2013) khám phá tác động của cạnh tranh ngân hàng (đo bằng Lerner Index) đến truyền dẫn CSTT thông qua kênh ngân hàng cho vay, sử dụng dữ liệu trên 978 ngân hàng từ 55 quốc gia trên toàn thế giới. Họ xác nhận sự hiện diện của các kênh cho vay và tìm thấy rằng sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng làm suy yếu ảnh hưởng của cú sốc CSTT. Hơn nữa, họ sử dụng một biện pháp duy nhất là chỉ số Lerner và khơng tìm thấy kết quả đáng kể cho châu Á.

Leon (2014), việc sử dụng một biện pháp cạnh tranh duy nhất có thể có vấn đề, bởi vì mỗi biện pháp theo một khía cạnh khác nhau về cạnh tranh và cũng có những lợi thế và bất lợi riêng. Vì vậy nó thường được gợi ý rằng một hiện tượng cần được nghiên cứu bằng các biện pháp cấu trúc thị trường thay thế.Tuy nhiên, khi sử dụng một bảng lớn các ngân hàng từ các nước khu vực đồng Euro và sử dụng các chỉ số Lerner như một biện pháp cạnh tranh ngân hàng, lại thấy rằng tăng sự cạnh tranh tăng sẽ tăng cường hiệu quả của truyền dẫn CSTT thông qua kênh ngân hàng cho vay.

Orléans (2014), phân tích tác động sức mạnh thị trường của ngân hàng (sử dụng chỉ số Lerner) đến việc cung cấp tín dụng và phản ứng đối với cú sốc CSTT. Nghiên cứu là một trong những người đầu tiên phân tích mối quan hệ này cho khu

vực Châu Âu trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2011. Nghiên cứu kết luận các ngân hàng có sức mạnh thị trường đáng kể thì ít nhạy cảm với cú sốc CSTT.

Shao & Yang (2015) cũng kiểm tra tác động cạnh tranh ngân hàng đến truyền dẫn CSTT dựa trên mẫu dữ liệu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc giai đoạn từ năm 2003 đến 2014 và chỉ số lerner. Kết quả là các ngân hàng có sức mạnh thị trường thấp có xu hướng gia tăng tăng trưởng tín dụng và ít nhạy cảm với các cú sốc CSTT. Hơn nữa, tác động này là mạnh nhất đối với các NHTM thành phố.

Khan et al..(2016) xem xét vai trò của cạnh tranh ngân hàng đối với việc truyền tải CSTT thông qua kênh ngân hàng cho vay của năm nước Châu Á. Nghiên cứu áp dụng cả hai biện pháp cấu trúc và phi cấu trúc để đánh giá mức độ cạnh tranh bằng ước lượng GMM với dữ liệu bảng không cân bằng. Các kết quả từ ba biện pháp cạnh tranh (CR5, HHI và Lerner Index) ngụ ý rằng tác động của CSTT sẽ không hiệu quả đối với mơ trường ngân hàng ít cạnh tranh. Tuy nhiên, kết quả lại ngược lại đối với chỉ số Boone. Họ kết luận vai trị của cạnh tranh có thể là sai lầm khi chỉ dựa vào một biện pháp duy nhất.

2.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Báo cáo của Ủy ban kinh tế quốc hội (2012) thì vào những năm 1990 và đầu những năm 2000, kênh lãi suất và tỷ giá có vai trị hạn chế trong việc truyền dẫn CSTT đến nền kinh tế. Tác động qua kênh lãi suất còn nhiều bất cập (mối quan hệ giữa lãi suất của NHNN với lãi suất thị trường còn chưa chặt chẽ và chưa rõ nét). Tác động của CSTT chủ yếu thơng qua kênh cung ứng tiền và tín dụng cho nền kinh tế. Điều này cũng phù hợp với điều kiện thị trường tài chính ở Việt Nam chưa thực sự phát triển, hệ thống NHTM còn nhiều hạn chế, nền kinh tế nước ta bị đơ la hóa một phần và đang trong quá trình chuyển đổi, hội nhập quốc tế. Những năm gần đây tác động qua kênh tỷ giá mạnh dần lên.

Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013), nghiên cứu đánh giá tác động của CSTT lên nền kinh tế Việt Nam bằng cách sử dụng phương pháp mơ hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM). Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ truyền dẫn chính sách tiền tệ

thơng qua kênh lãi suất khơng có ảnh hưởng lớn đến sản lượng công nghiệp, lạm phát và thị trường chứng khốn khi so với các kênh cịn lại.

Nguyễn Khắc Quốc Bảo và Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013), nghiên cứu tập trung tìm kiếm bằng chứng và các yếu tố giải thích cho mối quan hệ bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam. Kết quả cho thấy những điều kiện ràng buộc về vốn và tính thanh khoản của các NHTM là nguyên nhân của hiện tượng bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam.

Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2014), nghiên cứu phân tích sự truyền dẫn từ lãi suất chính sách và lãi suất liên ngân hàng đến lãi suất bán lẻ ở VN, sử dụng các phương pháp hồi quy đồng liên kết, mơ hình ARDL để xác định mối quan hệ cân bằng dài hạn của các chuỗi lãi suất, và sử dụng mơ hình ECM để phân tích phản ứng tức thời của lãi suất, tốc độ điều chỉnh về trạng thái cân bằng, độ trễ điều chỉnh trung bình. Kết quả nghiên cứu tìm thấy mức độ truyền dẫn khơng hồn tồn từ lãi suất liên ngân hàng và lãi suất chính sách đến lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh ảnh hưởng của minh bạch chính sách tiền tệ đến truyền dẫn lãi suất bán lẻ giai đoạn 1999-2012.

Võ Xuân Vinh và Nguyễn Phúc Cảnh (2015), nghiên cứu tổng hợp lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm nhằm tổng hợp và rút ra các yếu tố tác động đến kênh cho vay trong truyền dẫn CSTT.

Nguyễn Phúc Cảnh (2016) phát hiện bằng chứng của kênh cho vay tại Việt Nam, trong đó kênh cho vay bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của NHTM như quy mô và vốn của ngân hàng. Nghiên cứu này cũng phát hiện thấy rằng khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 có tác động mạnh đến kênh cho vay làm kênh cho vay mạnh hơn trong giai đoạn khủng hoảng.

Sử Đình Thành và Võ Xuân Vinh (2016), điều tra sự tồn tại của các kênh truyền dẫn tại Việt Nam và điều tra các yếu tố quyết định của kênh ngân hàng cho vay. Nghiên cứu này đã tìm thấy những bằng chứng về kênh cho vay, nó cũng bị

ảnh hưởng bởi các đặc điểm của NHTM như tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô của ngân hàng.

Về khía cạnh mức độ cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng, các nghiên cứu phần lớn chỉ dừng lại ở đánh giá mức độ cạnh tranh như nghiên cứu của Lê Hải Trung (2014) đã giá mức độ cạnh tranh ngân hàng với cách tiếp cận cấu trúc và phi cấu trúc thông qua các chỉ số CR4, CR6, chỉ số HHI và hệ số H. Kết quả cho thấy thị trường ngân hàng Việt Nam đang ở trạng thái cạnh tranh bán độc quyền với mức độ tập trung ở mức cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây xu hướng này biến động theo hướng tích cực với mức độ cạnh tranh có xu hướng tăng lên nhờ mức độ mở rộng tài chính ngày càng tăng trong thị trường. Nghiên cứu của Phan Thị Thơm và Thân Thị Thu Thủy (2015) đánh giá cạnh tranh trong hệ thống NHTM Việt Vam theo cách tiếp cận tuyền thống và tiếp cận mới. Kết quả đo lường từ cạnh tranh khơng hồn tồn thống nhất với nhau, trong đó, chỉ số Lerner là phù hợp nhất. Kết quả cũng cho thây rằng cạnh tranh trong hệ thống NHTM VN ngày càng trở nên mạnh mẽ và khốc liệt. Hay nghiên cứu Nguyễn Thế Bính (2015) đo lường mức độ tập trung thị trường của các ngân hàng thông qua chỉ số CRk và HerfindahlHirschman (HHI). Kết quả chỉ ra mặc dù có sự gia tăng quy mô của một số ngân hàng trong hệ thống nhưng cấu trúc thị trường trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam vẫn đáp ứng các yêu cầu về mức độ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh ngân hàng cho vay (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)