Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giá trị cảm nhận đối với dịch vụ phan phối xe máy đến quyết định mua sắm của khách hàng tại thị trường TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 49)

CHƢƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3 Nghiên cứu định lượng

3.3.3.1 Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo, có nghĩa là phương pháp đo lường đó khơng có sự sai lệch mang tính hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Điều kiện đầu tiên cần phải có là thang đo áp dụng phải đạt độ tin cậy. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhiều nhà

nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng tiêu chuẩn Cronbach’s Alpha bằng 0.7 và các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item – total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại ((Nunnally & Burnstein, 1994).

3.3.3.2 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA -

Exploratory Factor Analysis)

Phân tích nhân tố sẽ trả lời câu hỏi liệu các biến quan sát dùng để xem xét sự tác động của giá trị cảm nhận đối với dịch vụ phân phối xe máy đến quyết định mua sắm của khách hàng có độ kết dính cao khơng và chúng có thể gom gọn lại thành một số nhân tố ít hơn để xem xét khơng. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo. Các tham số tống kê trong phân tích EFA như sau:

- Đánh giá chỉ số Kaiser – Mayer – Olkin (KMO) để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố khám phá (EFA), chỉ số KMO phải lớn hơn 0.5 (Garson, 2003).

- Kiểm định Bartlett dùng để xem xét giả thuyết các biến khơng có tương quan trong tổng thể. Kiểm định Bartlett phải có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

- Các hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.4 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại để đảm bảo độ hội tụ giữa các biến (Gerbing & Anderson 1988). Phương pháp trích hệ số sử dụng là principal components và điểm dừng khi trích các nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1, tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988).

3.3.3.3 Hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính

Trước hết hệ số tương quan giữa quyết định mua sắm và các nhân tố cấu thành giá trị cảm nhận sẽ được xem xét. Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thơng thường (Ordinary Least Square –

OLS) được thực hiện nhằm xác định cường độ tác động của từng nhân tố cấu thành giá trị cảm nhận đối với dịch vụ phân phối xe máy đến quyết định mua sắm của khách hàng. Trình tự phân tích hồi quy tuyến tính trong bài nghiên cứu này được thực hiện như sau:

- Phương pháp đưa biến vào phân tích hồi quy là phương pháp đưa các biến vào mơ hình một lượt (phương pháp Enter).

- Để đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy đối với tập dữ liệu, ta sử dụng hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square). Sử dụng R2 hiệu chỉnh là vì R2 hiệu chỉnh có khuynh hướng là một ước lượng lạc quan của thước đo sự phù hợp của mơ hình đối với dữ liệu trong trường hợp có hơn 1 biến giải thích trong mơ hình.

- Kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể.

- Kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.

- Đánh giá mức độ tác động (mạnh hay yếu) giữa các biến tác động thông qua hệ số Beta.

- Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loạt các dị tìm vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm giả định liên hệ tuyến tính, phương sai của phần dư khơng đổi, phân phối chuẩn của phần dư, tính độc lập của phần dư, hiện tượng đa cộng tuyến.

3.3.3.4 Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các thành phần giá trị cảm nhận và quyết định mua sắm theo các đặc điểm cá nhân bằng T-test và Anova nhận và quyết định mua sắm theo các đặc điểm cá nhân bằng T-test và Anova

Để kiểm định xem mức độ đánh giá các thành phần giá trị cảm nhận và quyết định mua sắm có sự khác nhau hay khơng giữa các khách hàng có đặc điểm cá nhân khác nhau về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập và nghề nghiệp, tác giả sử dụng phương pháp kiểm định theo Independent Samples T-test và One-Way ANOVA. Independent Samples T-test được sử dụng để so sánh giá trị trung bình về một chỉ tiêu nghiên cứu giữa hai đối tượng. Phân tích phương sai ANOVA

(Analysis of Variance) là sự mở rộng của kiểm định t vì phương pháp này giúp ta so sánh trị trung bình của 3 nhóm trở lên.

Ngồi ra, Levene test cũng được thực hiện trước đó nhằm kiểm định tính phân phối chuẩn của phương sai của các tổng thể con trước khi tiến hành kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình.

Trong phân tích ANOVA, nếu kết quả phân tích từ bảng trên cho thấy giá trị Sig. < 0.05 tức là có sự khác biệt về mức độ đánh giá các nhân tố giữa các nhóm khách hàng có đặc điểm cá nhân khác nhau, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích sâu Anova là kiểm định “sau” Post Hoc để tìm xem sự khác biệt về mức độ đánh giá là cụ thể ở nhóm nào.

Tóm tắt chƣơng 3

Chương 3 đã cung cấp đầy đủ thơng tin về quy trình và các bước thực hiện nghiên cứu, từ phát triển thang đo nháp 1, nghiên cứu định tính cho đến nghiên cứu định lượng. Đồng thời, trong chương này cũng xác định rõ đối tượng khảo sát là các khách hàng mua xe tại các đại lý phân phối xe máy ở TP.HCM với kích thước mẫu dự kiến là 240 người, các giai đoạn thiết kế bản câu hỏi, phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Thơng qua nghiên cứu định tính và phỏng vấn thử tác giả đã tiến hành điều chỉnh thang đo nháp 1 thành thang đo chính thức phù hợp hơn với thị trường Việt Nam gồm 24 biến thuộc thành phần giá trị cảm nhận, 4 biến thuộc thành phần quyết định mua sắm của khách hàng, cụ thể như sau:

- Thang đo “Không gian cửa hiệu của đại lý phân phối”: Gồm 4 biến quan sát (VI1 ÷ VI4)

- Thang đo “Giá trị nhân sự”: Gồm 5 biến quan sát (VP1 ÷ VP5) - Thang đo “Giá trị chất lượng”: Gồm 3 biến quan sát (VQ1 ÷ VQ3) - Thang đo “Giá trị tính theo giá cả”: Gồm 4 biến quan sát (FP1 ÷ FP4) - Thang đo “Giá trị cảm xúc”: Gồm 4 biến quan sát (EV1 ÷ EV4) - Thang đo “Giá trị xã hội”: Gồm 4 biến quan sát (SV1 ÷ SV4)

- Thang đo “Quyết định mua sắm của khách hàng”: Gồm 4 biến quan sát (PD1 ÷ PD4)

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Giới thiệu Giới thiệu

Chương này sẽ trình bày các kết quả thu được thơng qua việc phân tích dữ liệu thu thập bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả nghiên cứu được trình bày bao gồm các phần chính: thống kê mơ tả; đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu bằng hệ số Cronbach’s alpha; kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố EFA; điều chỉnh mơ hình nghiên cứu; kiểm định sự phù hợp của mơ hình và sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc bằng phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính; kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các thành phần giá trị cảm nhận và quyết định mua sắm theo các đặc điểm cá nhân của khách hàng bằng T-test và Anova.

4.1 Mô tả mẫu khảo sát

Sau khi phát ra 280 bản câu hỏi thì có 248 bản câu hỏi được thu thập về từ: Đại học Kinh Tế, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Kỹ thuật công nghệ, các đồng nghiệp trong công ty TNHH Tuệ Lâm và một số bạn bè của tác giả… Trong đó có 146 bản câu hỏi bằng giấy và 102 bản câu hỏi thu được từ trả lời trực tiếp trên Forms – Google Docs.

Trong các bản câu hỏi thu về có 19 bản khơng hợp lệ vì chúng khơng đảm bảo độ tin cậy khi đưa vào phân tích. Do đó, tác giả loại bỏ 19 bản câu hỏi này, số bản câu hỏi còn lại được đưa vào sử dụng để xử lý và phân tích dữ liệu là 229 mẫu.

Kết cấu mẫu nghiên cứu phân chia theo giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thương hiệu xe mà đối tượng được khảo sát sử dụng trình bày trong bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1: Thống kê mẫu nghiên cứu Đặc điểm Đặc điểm

của mẫu Chỉ tiêu

Tần số Phần trăm (%) Phần trăm tích lũy (%) Giới tính Nam 105 45.9 45.9 Nữ 124 54.1 100.0 Tổng cộng 229 100.0 Độ tuổi Từ 18 đến 35 181 79.0 79.0 Từ 36 đến 55 48 21.0 100.0 Tổng cộng 229 100.0

Thu nhập Dưới 5 triệu 109 47.6 47.6

Từ 5 triệu đến dưới 10 triệu 93 40.6 88.2 Từ 10 triệu đến dưới 20 triệu 19 8.3 96.5 Từ 20 triệu trở lên 8 3.5 100.0

Tổng cộng 229 100.0

Trình độ học vấn

Dưới cao đẳng, đại học 60 26.2 26.2 Cao đẳng, đại học 141 61.6 87.8 Trên đại học 28 12.2 100.0

Tổng cộng 229 100.0

Nghề nghiệp Cán bộ, viên chức nhà nước 28 12.2 12.2 Cán bộ, nhân viên trong đơn vị kinh doanh 99 43.2 55.5

Công nhân 13 5.7 61.1 Nghề nghiệp khác 89 38.9 100.0 Tổng cộng 229 100.0 Thƣơng hiệu xe Honda 129 56.3 56.3 Yamaha 50 21.8 78.2 Suzuki 15 6.6 84.7 Khác 35 15.3 100.0 Tổng cộng 229 100.0

4.2 Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo các thành phần giá trị cảm nhận và quyết định mua sắm của khách hàng được thể hiện như sau (bảng 4.2):

Bảng 4.2: Kết quả Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo giá trị cảm nhận và quyết định mua sắm của khách hàng

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến

Tƣơng quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

Không gian cửa hiệu của đại lý phân phối: Cronbach’s Alpha = 0.721

VI1 10.90 5.219 .250 .801

VI2 11.24 4.010 .669 .566

VI3 11.18 4.235 .612 .603

VI4 11.19 3.846 .559 .630

Giá trị nhân sự: Cronbach’s Alpha = 0.816

VP1 14.79 7.371 .631 .773

VP2 14.68 7.544 .667 .764

VP3 14.77 7.176 .704 .751

VP4 14.86 7.843 .578 .789

VP5 15.42 7.579 .483 .823

Giá trị chất lượng: Cronbach’s Alpha = 0.815

VQ1 8.21 2.620 .616 .796

VQ2 8.21 2.111 .750 .656

VQ3 7.93 2.451 .642 .771

Giá trị tính theo giá cả: Cronbach’s Alpha = 0.786

FP1 11.84 3.931 .642 .707

FP2 11.58 4.991 .403 .819

FP3 11.68 4.113 .621 .719

FP4 11.77 4.027 .724 .667

Giá trị cảm xúc: Cronbach’s Alpha = 0.746

EV1 10.67 3.995 .448 .737

EV2 11.00 3.785 .571 .673

EV3 11.08 3.717 .612 .652

EV4 11.23 3.310 .552 .687

Giá trị xã hội: Cronbach’s Alpha = 0.760

SV1 10.72 3.902 .528 .725

SV2 10.86 4.059 .594 .685

SV3 10.85 4.390 .545 .712

SV4 11.06 4.010 .577 .694

Quyết định mua sắm của khách hàng: Cronbach’s Alpha = 0.763

PD1 11.63 3.226 .589 .692

PD2 11.46 3.442 .565 .706

PD3 11.69 3.496 .474 .754

Nhận xét:

Thang đo không gian cửa hiệu của đại lý phân phối có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.721. Nhưng hệ số tương quan biến tổng VI1 bằng 0.250 nhỏ hơn 0.3 nên bị loại. Sau khi loại biến VI1 thì hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.801, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0.3. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố EFA.

Thang đo giá trị nhân sự có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.816, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0.3. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố EFA.

Thang đo giá trị chất lượng có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.815, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0.3. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố EFA.

Thang đo giá trị tính theo giá cả có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.786, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0.3. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố EFA.

Thang đo giá trị cảm xúc có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.746, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0.3. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố EFA.

Thang đo giá trị xã hội có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.760, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0.3. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố EFA.

Thang đo quyết định mua sắm của khách hàng có hệ số Cronbach Alpha là 0.763, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0.3. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố EFA.

4.3 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis)

4.3.1 Kết quả phân tích EFA thang đo giá trị cảm nhận của khách hàng

Thang đo giá trị cảm nhận khách hàng gồm 6 thành phần với 24 biến quan sát. Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, 23 biến đảm bảo độ tin cậy nên tiếp tục được tiến hành phân tích nhân tố khám phá. Kết quả EFA được trình bày trong bảng 4.3.

Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA thang đo giá trị cảm nhận

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5 VI2 .142 .120 .067 .141 .835 VI3 .238 .172 .027 .142 .761 VI4 .170 .300 .108 .066 .751 VP1 .699 .072 .264 .011 .183 VP2 .816 .064 .081 .075 .100 VP3 .787 .070 .169 .170 .153 VP4 .606 .139 .296 .009 .096 VP5 .576 .271 .085 .169 .119 VQ1 .143 -.032 .187 .823 -.013 VQ2 .106 .234 .054 .845 .139 VQ3 .138 .153 .031 .762 .290 FP1 .253 .066 .761 .135 .163 FP2 .222 .040 .482 .224 -.147 FP3 .034 .056 .829 .052 .114 FP4 .312 .093 .802 -.053 .007 EV1 .144 .477 .498 .070 .142 EV2 .417 .373 .288 .114 .069 EV3 .629 .416 .145 .160 .078 EV4 .442 .579 -.004 .132 .128 SV1 -.013 .647 .165 .178 .256 SV2 .213 .646 .130 .211 .089 SV3 .153 .743 -.003 -.027 .028 SV4 .102 .759 .028 -.018 .205 Nhận xét:

Chỉ số KMO = 0.846 > 0.5 (xem thêm phụ lục 4). Như vậy phân tích nhân tố EFA hồn tồn thích hợp đối với nhân tố thuộc thành phần giá trị cảm nhận khách hàng.

Kiểm định Bartlett cho giá trị Sig = 0.000 < 0.05, như vậy ta hoàn toàn bác bỏ giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể. Các biến quan sát trong tổng thể là có tương quan với nhau.

Kết quả phân tích cho thấy có 5 nhân tố được rút trích tại điểm eigenvalue là 1.359 và phương sai trích là 61.86% > 50%. Như vậy là các chỉ tiêu phân tích đều đạt yêu cầu và kết quả phân tích này là có ý nghĩa.

Theo kết quả phân tích EFA thang đo giá trị cảm nhận, 23 biến sử dụng đều có hệ số tải nhân tố (factor loading) từ 0.4 trở lên, đạt yêu cầu nên không loại biến nào khỏi thang đo.

Các biến nghiên cứu đã có sự phân hóa và ghép chung vào các thành phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giá trị cảm nhận đối với dịch vụ phan phối xe máy đến quyết định mua sắm của khách hàng tại thị trường TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)