Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các thành phần giá trị cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giá trị cảm nhận đối với dịch vụ phan phối xe máy đến quyết định mua sắm của khách hàng tại thị trường TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 53)

CHƢƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3 Nghiên cứu định lượng

3.3.3.4 Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các thành phần giá trị cảm

nhận và quyết định mua sắm theo các đặc điểm cá nhân bằng T-test và Anova

Để kiểm định xem mức độ đánh giá các thành phần giá trị cảm nhận và quyết định mua sắm có sự khác nhau hay khơng giữa các khách hàng có đặc điểm cá nhân khác nhau về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập và nghề nghiệp, tác giả sử dụng phương pháp kiểm định theo Independent Samples T-test và One-Way ANOVA. Independent Samples T-test được sử dụng để so sánh giá trị trung bình về một chỉ tiêu nghiên cứu giữa hai đối tượng. Phân tích phương sai ANOVA

(Analysis of Variance) là sự mở rộng của kiểm định t vì phương pháp này giúp ta so sánh trị trung bình của 3 nhóm trở lên.

Ngoài ra, Levene test cũng được thực hiện trước đó nhằm kiểm định tính phân phối chuẩn của phương sai của các tổng thể con trước khi tiến hành kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình.

Trong phân tích ANOVA, nếu kết quả phân tích từ bảng trên cho thấy giá trị Sig. < 0.05 tức là có sự khác biệt về mức độ đánh giá các nhân tố giữa các nhóm khách hàng có đặc điểm cá nhân khác nhau, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích sâu Anova là kiểm định “sau” Post Hoc để tìm xem sự khác biệt về mức độ đánh giá là cụ thể ở nhóm nào.

Tóm tắt chƣơng 3

Chương 3 đã cung cấp đầy đủ thơng tin về quy trình và các bước thực hiện nghiên cứu, từ phát triển thang đo nháp 1, nghiên cứu định tính cho đến nghiên cứu định lượng. Đồng thời, trong chương này cũng xác định rõ đối tượng khảo sát là các khách hàng mua xe tại các đại lý phân phối xe máy ở TP.HCM với kích thước mẫu dự kiến là 240 người, các giai đoạn thiết kế bản câu hỏi, phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Thơng qua nghiên cứu định tính và phỏng vấn thử tác giả đã tiến hành điều chỉnh thang đo nháp 1 thành thang đo chính thức phù hợp hơn với thị trường Việt Nam gồm 24 biến thuộc thành phần giá trị cảm nhận, 4 biến thuộc thành phần quyết định mua sắm của khách hàng, cụ thể như sau:

- Thang đo “Không gian cửa hiệu của đại lý phân phối”: Gồm 4 biến quan sát (VI1 ÷ VI4)

- Thang đo “Giá trị nhân sự”: Gồm 5 biến quan sát (VP1 ÷ VP5) - Thang đo “Giá trị chất lượng”: Gồm 3 biến quan sát (VQ1 ÷ VQ3) - Thang đo “Giá trị tính theo giá cả”: Gồm 4 biến quan sát (FP1 ÷ FP4) - Thang đo “Giá trị cảm xúc”: Gồm 4 biến quan sát (EV1 ÷ EV4) - Thang đo “Giá trị xã hội”: Gồm 4 biến quan sát (SV1 ÷ SV4)

- Thang đo “Quyết định mua sắm của khách hàng”: Gồm 4 biến quan sát (PD1 ÷ PD4)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giá trị cảm nhận đối với dịch vụ phan phối xe máy đến quyết định mua sắm của khách hàng tại thị trường TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)