Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nội bộ đến sự hài lòng công việc của nhân viên, vai trò trung gian của sự gắn kết tổ chức của nhân viên trường hợp nghiên cứu (Trang 47 - 51)

3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

3.3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

3.3.2.3. Làm sạch dữ liệu

Trước khi xử lý – phân tích dữ liệu, các bảng câu hỏi được kiểm tra để loại bỏ những phiếu trả lời sót, phiếu trả lời mâu thuẫn. Số liệu sau khi nhập vào máy tính được kiểm tra lỗi nhập dữ liệu (sai, sót, thừa), loại bỏ những quan sát có điểm số bất thường bằng các phép kiểm định thống kê mô tả (bảng tần số, bảng kết hợp).

3.3.2.4. Phân tích thống kê mơ tả

Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để phân tích các thuộc tính của mẫu nghiên cứu: giới tính, độ tuổi, cấp vị trí…

3.3.2.5. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha

Hệ số Cronbach’s alpha đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính tốn phương sai của từng item và tính tương quan điểm của từng biến với điểm của tổng các biến còn lại của phép đo. Hệ số Cronbach Alpha trích trong (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007) được tính theo cơng thức sau:

Trong đó:

α : Hệ số Cronbach’s alpha k : Số mục hỏi trong thang đo !"#: Phương sai của tổng thang đo !$# : Phương sai của mục hỏi thứ i

Theo Nunnally (1978), Peterson (1994) và Slater (1995) hệ số alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được.

Ngồi ra, nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) >= 0.30 thì biến đó đạt u cầu (Nunnally và Bernstein, 1994). Tuy nhiên, do nghiên cứu này sẽ tiến hành kiểm định mơ hình lý thuyết SEM nên cần hệ số cao từ 0.5 trở lên, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo.

3.3.2.6. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là phương pháp được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu.

+ Sử dụng phương pháp principal axis factoring với phép xoay promax + Trích các nhân tố tại điểm dừng yếu tố có eigenvalue ≥ 1 được sử dụng.

Trong q trình phân tích EFA các nhân tố, thang đo không đạt yêu cầu sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn là:

- Các nhân tố phải có hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0.4; - Tổng phương sai trích ≥ 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2011); - Số lượng nhân tố trích phù hợp với giả thuyết.

- Hệ số của phép thử KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of Sampling Adeqacy) > 0.5; - Phép thử Bartlett (Bartlett Test of Sphericity) có mức ý nghĩa <0.05 (Hair và

3.3.2.7. Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmation Factor Analysis)

Kết quả phân tích CFA nhằm kiểm định các yếu tố của thang đo, bao gồm:

Tính đơn hướng: Theo Hair và cộng sự (2010) để đo lường mức độ phù hợp với

thông tin thị trường:

+ Mơ hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường nếu kiểm định Chi- square có P-value > 0.05, CMIN/df =< 2, một số trường hợp CMIN/df có thể =< 3;

+ GFI, CFI, TLI >= 0.9; và RMSEA =< 0.08.

Trong nghiên cứu này sử dụng các điều kiện như sau: CMIN/df =< 2; GFI, CFI, TLI >= 0.9; và RMSEA =< 0.08.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo:

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua: + (1) Hệ số tin cậy tổng hợp (composite reliability) > 0.5

+ (2) Tổng phương sai trích (Cumulative of Variance) > 0.5 (Theo Hair và cộng sự, 2010)

Giá trị hội tụ: Theo Anderson và Gebring (1988) thang đo đạt được giá trị hội tụ

khi:

+ Trọng số chuẩn hóa của các thang đo >0.5 và có ý nghĩa thống kê (p < 0.05) • Giá trị phân biệt: Theo Hair và cộng sự (2010), điều kiện để các khái niệm

nghiên cứu đạt được giá trị phân biệt: các hệ số tương quan (R) và sai lệch chuẩn (SE) đều khác 1 với mức ý nghĩa (thoả điều kiện p < 0.05).

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 xây dựng phương pháp nghiên cứu, trình tự xây dựng quy trình nghiên cứu gồm 2 bước chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu sơ bộ gồm nghiên cứu định tính phỏng vấn chuyên sâu, sau khi chỉnh sửa các câu hỏi được dịch sang tiếng Việt từ mơ hình tiếng Anh. Tác giả thống kê từ nghiên cứu định tính thì thiết kế 3 thang đo với 17 biến quan sát. Trong đó gồm các thang đo: “Trách nhiệm xã

hội doanh nghiệp”; “Sự gắn kết tổ chức của nhân viên”; “Sự hài lịng cơng việc của nhân viên”. Nghiên cứu định lượng sơ bộ với mẫu khảo sát gồm 90 người. Kết quả: loại biến quan sát EE1 và EE3. Tiếp theo trình bày phương pháp lấy mẫu, cỡ mẫu, khung mẫu, phân tích dữ liệu cho đánh giá kết quả định lượng chính thức nghiên cứu.

CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 trình bày kết quả kiểm định mơ hình và các giả thuyết đã đưa ra từ mơ hình ở chương trước. Nội dung chính của chương 4 gồm các phần như sau: Mô tả mẫu nghiên cứu gồm mô tả các biến nhân khẩu học và mô tả thang đo các biến độc lập và phụ thuộc; Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá EFA; Phân tích nhân tố khẳng định CFA và cuối cùng là làm rõ các mối quan hệ trong mơ hình cấu trúc phương trình tuyến tính SEM. Phần mềm SPSS 20 và AMOS 22 là hai cơng cụ chính để xử lý và phân tích dữ liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nội bộ đến sự hài lòng công việc của nhân viên, vai trò trung gian của sự gắn kết tổ chức của nhân viên trường hợp nghiên cứu (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)