THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nội bộ đến sự hài lòng công việc của nhân viên, vai trò trung gian của sự gắn kết tổ chức của nhân viên trường hợp nghiên cứu (Trang 77 - 80)

Thảo luận về kết quả nghiên cứu tập trung vào 3 vấn đề: thay đổi thang đo và trong thành phần thang đo; kiểm định mơ hình lý thuyết trong đó đánh giá giả thuyết về vai trị trung gian của biến; đánh giá sự tin cậy của mơ hình thơng qua ước lượng Bootstrap.

Vấn đề thay đổi thang đo:

Thang đo Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nội bộ, Sự hài lịng cơng việc của nhân viên đạt độ tin cậy cao và được giữ nguyên không thay đổi từ đánh giá sơ bộ định lượng cho đến phân tích chính thức.

Ngồi ra, dựa trên đánh giá sơ bộ định lượng thang đo Sự gắn kết công việc của nhân viên có biến quan sát EE1 và EE3 bị loại do nó có hệ số tương quan biến tổng

khá nhỏ (0.436 và 0.362) vì khi kiểm định mơ hình lý thuyết SEM cần có hệ số cao (>0.5). Hơn nữa, nếu bỏ TR1 thì nội dung thang đo cũng không bị thay đổi.

Bên cạnh đó, khi chạy kiểm định EFA chính thức, thang đo Sự hài lịng cơng việc của nhân viên có biến quan sát JS3 có hệ số tương quan biến tổng là 0.415; xét điều kiện lớn hơn hoặc bằng mức 0.5 của bài, biến này cần phải loại, tuy nhiên xét đến giá trị nội dung của biến quan sát trong khái niệm mà nó đo lường, đồng thời xét trọng số nhân tố nguyên thuỷ của JS3 khá cao (0.636), tác giả đánh giá là đạt yêu cầu nên tác giả quyết định giữ biến quan sát này lại. Phân tích CFA đã chỉ ra được độ tin cậy và các giá trị hội tụ, phân biệt của bộ thang đo bao gồm 3 thang đo với 15 biến quan sát trong bài nghiên cứu, minh chứng được sự đúng đắn của tác giả trong việc thay đổi thành phần thang đo (bao gồm giữ lại biến quan sát JS3 và loại 02 biến quan sát EE1, EE3).

Vấn đề kiểm định mơ hình lý thuyết trong đó đánh giá giả thuyết về vai trị trung gian của biến

Kết quả đưa ra từ việc kiểm định mơ hình lý thuyết cho thấy các khái niệm đều đạt giá trị phân biệt, có sự phù hợp giữa mơ hình nghiên cứu với dữ liệu thị trường. Các giả thuyết (H1: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nội bộ tác động tích cực tới sự hài lịng cơng việc của nhân viên; H2a: Trách nhiệm xã hội nội bộ tác động tích cực tới sự gắn kết của nhân viên; H2b: Sự gắn kết của nhân viên tác đơng tích cực tới sự hài lịng cơng việc của nhân viên; H2c: Sự gắn kết của nhân viên tác động trung gian trong mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội nội bộ và sự hài lòng công việc của nhân viên) đều được chấp nhận mang lại ý nghĩa thiết thực cho các nhà quản trị. Việc kiểm định them mơ hình lý thuyết mối quan hệ trực tiếp giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nội bộ và sự hài lịng cơng việc của nhân viên, bỏ qua yếu tố sự gắn kết của nhân viên được tác giả thực hiện, đã đánh giá được vai trò trung gian bán phần của sự gắn kết của nhân viên trong mối quan hệ giữa hai yếu tố này.

Thông qua ước lượng bootstrap, nghiên cứu đã chứng minh được khơng có sự thay đổi giữa các kết quả ước lượng của mơ hình lý thuyết ban đầu với mẫu 204 và ước lượng với mẫu 500. Điều đó chứng tỏ được độ tin cậy của các ước lượng ban đầu hay các chứng minh, nhận định của mơ hình lý thuyết mà nghiên cứu đã phân tích.

TĨM TẮT CHƯƠNG 4

Kết quả kiểm định thang đo của các yếu tố và mơ hình lý thuyết nghiên cứu đã được trình bày trong chương 4 với các nội dung: (1) Mô tả mẫu khảo sát, (2) Phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá – EFA, (3) Kiểm định khẳng định CFA, (4) Kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM, (5) Kiểm định Bootstrap. Sau khi phân tích, các thang đo đều đạt độ tin cậy và các giá trị, mơ hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu thị trường, đồng thời chấp nhận các giả thuyết nghiên cứu.

CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Chương 5 xoay quanh việc thảo luận và phân tích kết quả đã được chứng minh bằng số liệu ở chương 4. Chương này đóng vai trị quan trọng trong việc đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra từ ban đầu; kết quả dữ liệu chính trong chương này sẽ được đặt ra trong sự đối chiếu với các nghiên cứu trước để tạo ra bức trang đa chiều cho vấn đề nghiên cứu. Các thảo luận chuyên sâu sẽ được trình bày cho mỗi mục tiêu nghiên cứu. Chương 5 sẽ thảo luận kết quả nghiên cứu đồng thời đưa ra một vài hàm ý quản trị, cuối cùng là nêu hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nội bộ tới sự hài lịng cơng việc của nhân viên và vai trò trung gian của sự gắn kết của nhân viên. Các mục tiêu sau đã được giải quyết:

(i) Xác định tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nội bộ của ngân hàng đến sự gắn kết tổ chức của người lao động.

(ii) Xác định tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiêp nội bộ tới sự hài lịng cơng việc của nhân viên.

(iii) Xác đinh tác động trung gian của sự gắn kết tổ chức của nhân viên trong mối quan hệ của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nội bộ của ngân hàng đến sự hài lịng cơng việc của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nội bộ đến sự hài lòng công việc của nhân viên, vai trò trung gian của sự gắn kết tổ chức của nhân viên trường hợp nghiên cứu (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)