Thang đo ý định mua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của truyền miệng mạng xã hội đến ý định mua điện thoại di động thông minh và máy tính bảng ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 46)

Ký hiệu Câu hỏi

PI1 Sau khi tham khảo các thông tin truyền miệng về sản phẩm X trên mạng xã hội, Anh/Chị thích mua sản phẩm này hơn là các loại khác PI2 Sau khi tham khảo các thông tin truyền miệng về sản phẩm X trên

mạng xã hội, Anh/Chị sẵn sàng giới thiệu với người khác để mua sản phẩm này

PI3 Sau khi tham khảo các thông tin truyền miệng về sản phẩm X trên mạng xã hội, Anh/Chị có ý định mua sản phẩm này trong tương lai.

Nguồn: Shukla, 2010

3.5. Thiết kế mẫu

Đám đông nghiên cứu là tất cả người tiêu dùng có sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam như: Tinhte, Vozforum, Facebook, Twitter, LinkedIn, Webtretho, Yume, tamtay… v.v

Kích thước mẫu: với 24 biến quan sát cỡ mẫu theo quy tắc tối thiểu là: 5 x 3 = 15 mẫu cho một biến đo lường (Bentle & Chou, 1987), do đó số mẫu tính tốn ban đầu là: 24 x 15 = 360 mẫu. Nhằm giảm sai số do chọn mẫu, tiêu chí khi thực hiện khảo sát này là trong điều kiện cho phép thì việc thu thập càng nhiều dữ liệu nghiên cứu càng tốt và nhất thiết phải vượt trên cỡ mẫu tối thiểu.

Phương pháp chọn mẫu: Trong đề tài này, do hạn chế về nguồn lực, việc lấy mẫu được thực hiện theo phương pháp thuận tiện (phi xác suất).

Phương pháp thu phát phiếu khảo sát: bảng câu hỏiđược thiết kế trực tuyến bằng tiện ích của google form và bảng câu hỏi trực tuyến này được gửi cho người trả lời qua email và các liên kết trên các trang mạng xã hội.

Tóm tắt chương

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và thang đo cho các nhân tố truyền miệng mạng xã hội, hình ảnh thương hiệu, giá trị cảm nhận khách hàng và ý định mua làm cơ sở cho việc thu nhập dữ liệu cho việc xử lý trong chương 4.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong Chương 3 đã trình bày qui trình và phương pháp nghiên cứu. Chương 4 sẽ trình bày kết quả kiểm định thang đo, mơ hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thiết đưa ra trong mơ hình. Nội dung chương này bao gồm: (1) đặc điểm của mẫu nghiên cứu, (2) kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, (3) phân tích nhân tố khám phá EFA, (4) kiểm định thang đo CFA, (5) kiểm định mơ hình nghiên cứu lý thuyết SEM, (6) mơ hình lý thuyết với biến kiểm soát được kiểm định bằng phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm. Phần mềm SPSS 19.0 và AMOS 21.0 là cơng cụ hỗ trợ cho q trình phân tích.

4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu.

Nghiên cứu được khảo sát bằng bảng câu hỏi trong đó bao gồm 24 biến quan sát và một số câu hỏi đặc trưng (Xem Phụ lục 2). Với số lượng hơn 300 bảng câu hỏi và hơn 10,000 email gửi đi và các liên kết trên các trang mạng xã hội, kết quả thu được 533 phản hồi. Sau q trình phân tích, loại bỏ các lỗi xót (missing) và những phản hồi không đạt yêu cầu khác, cơ sở dữ liệu số của nghiên cứu còn lại 498 mẫu. Đây cũng chính là số mẫu được sử dụng chính thức cho nghiên cứu. Thơng tin mơ tả mẫu được đưa ra trong Phụ lục 3.

Theo Bảng 4.1 ta thấy trong 498 trả lời có 303 là nam chiếm tỷ lệ 60.8% và có 195 người là nữ chiếm 39.2% trong đó có 63 người dưới 22 tuổi chiếm 12.7 %, 375 người có độ tuổi từ 22 đến dưới 35 chiếm 75.3%, 60 người có độ tuổi trên 35 tuổi chiếm 12%. Trong mẫu quan sát số cán bộ viên chức có 75 người chiếm 15.1%, học sinh sinh viên có 90 người chiếm 18.1%, nhân viên văn phịng có 283 người chiếm 56.8 %, tự kinh doanh có 44 người chiếm 8.8%, thất nghiệp (chưa có việc) có 6 người chiếm 1.2%. Về thu nhập thì thu nhập dưới 3 triệu có 83 người chiếm 16.7%, từ 3 triệu đến dưới 7 triệu có 143 người chiếm 28.7%, từ 7 triệu đến 15 triệu có 206 người chiếm 41.4% , trên 15 triệu có 66 người chiếm 13.3%. Về học vấn thì trình độ phổ thơng trung học có 38 người chiếm 7.6%, cao đẳng đại học có 304 người chiếm 61%, trên đại học có 158 người chiếm 31.3%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của truyền miệng mạng xã hội đến ý định mua điện thoại di động thông minh và máy tính bảng ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 46)