Nghiên cứu sử dụng số liệu tài chính của Ngân hàng Trung ương Qatar từ năm 2001-2005 để nghiên cứu về mối quan hệ giữa hiệu suất hoạt động của ngân hàng và việc quản lý rủi ro tín dụng. Kết quả của Felix and Claudine đã cho thấy các ngân hàng có chính sách quản lý rủi ro tín dụng tốt hoặc hợp lý, tỷ lệ nợ xấu thấp thì tỷ suất sinh lợi cao hơn. Đồng thời, nghiên cứu thể hiện 2 cách đo lường hiệu suất hoạt động của ngân hàng là: tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) đều có mối quan hệ nghịch biến với tỷ lệ nợ xấu (non-performing loan). Các khoản nợ xấu đã dẫn đến sự suy giảm lợi nhuận của các ngân hàng.
2.4.2. Afriyie và Akotey (2013)
Thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các ngân hàng tại vùng Brong Ahafo ở Ghana. Mẫu dữ liệu được lấy từ 11 ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2010. Lợi nhuận của ngân hàng được đo lường bằng tỷ số ROA. Rủi ro tín dụng được đại diện bởi tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Nghiên cứu tiếp cận theo phương pháp hồi quy dữ liệu bảng. Kết quả của Afriyie và Akotey (2013) cho thấy quản lý rủi ro tín dụng đóng một vai trị quan trọng trong kinh doanh của các ngân hàng nông thôn. Đồng thời cho thấy rằng các ngân hàng quản lý rủi ro tín dụng kém dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao. Mặc dù mức nợ xấu cao, mức lợi nhuận tiếp tục gia tăng như một dấu hiệu cho thấy việc chuyển khoản vay lỗ cho khách hàng khác dưới hình thức lãi suất lớn.
Việc thu lãi suất cao hơn có thể gây khó khăn các doanh nghiệp siêu nhỏ và nơng dân nông thôn trong việc tiếp cận các khoản vay từ các ngân hàng này. Đồng thời, việc tuân thủ các quy định về cho vay được thực hiện rất chặt chẽ, vì vậy, những khoản vay khơng hiệu quả sẽ không đáp ứng yêu cầu. Các ngân hàng sẽ gia tăng lợi nhuận bằng những khoản vay có lãi suất cao, nhưng ít rủi ro cho ngân hàng.
2.4.3. Abiola và Olausi (2014)
Thực hiện nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tại Nigeria. Trong đó, rủi ro tín dụng được đo lường bởi tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được đo lường bằng ROA. Mẫu dữ liệu được xây dựng từ báo cáo tài chính các năm của 07 NHTM tại Nigeria trong khoảng thời gian kéo dài từ 2005 đến 2011. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, với 2 cách: hồi quy hiệu ứng cố định và hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên, sau đó dùng kiểm định Hausman để tìm ra phương pháp phù hợp. Kết quả của Abiola và Olausi (2014) cho thấy, tỷ lệ nợ xấu có tác động đồng biến lên ROA. Trong khi đó, biến tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu lại khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.
2.4.4. Zou và cộng sự (2014)
Nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của 47 NHTM ở Châu Âu trong giai đoạn 2007-2012. Lợi nhuận của ngân hàng được đo lương bằng ROE và ROA. Các biến độc lập trong mơ hình bao gồm: tỷ lệ nợ xấu, CAR, quy mô ngân hàng. Phương pháp hồi quy được áp dụng là phương pháp OLS. Kết quả của Zou (2014) đã chỉ ra, rủi ro tín dụng khơng có ảnh hưởng tích cực trên lợi nhuận của các NHTM. Tỷ lệ nợ xấu có tác động đáng kể đến ROE và ROA.
2.4.5. Norman và các cộng sự (2015)
Thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Mẫu dữ liệu bao gồm 172 quan sát của 18 NHTM tại Bangladesh trong giai đoạn 2003 đến 2013. Các biến phụ thuộc trong mơ hình là: ROA, ROE và NIM. Các biến giải thích được sử dụng là: tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ, tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng nợ xấu và tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu. Phân tích hồi quy bằng các phương
pháp hiệu ứng ngẫu nhiên REM, GLS và GMM. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng ln tác động nghịch biến lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng, được đo lường bởi ROA.
2.4.6. Kayode (2015)
Thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét tác động của rủi ro tín dụng lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Nigeria. Mẫu dữ liệu bao gồm 14 ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2013. Nghiên cứu sử dụng tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng và hệ số rủi ro tín dụng để đại diện cho rủi ro tín dụng. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng được đại diện bởi ROA. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, với 2 cách: hồi quy hiệu ứng cố định và hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên, sau đó dùng kiểm định Hausman để tìm ra phương pháp phù hợp. Kết quả của Kayode (2015) cho thấy, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng có tác động nghịch biến và hệ số rủi ro tín dụng có tác động đồng biến lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại Nigeria.
2.4.7. Kodithuwakku (2015)
Nghiên cứu nhằm xác định tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Sri Lanka. Mẫu dữ liệu bao gồm 8 ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2013. Trong đó, hiệu quả hoạt động được đo lường bởi ROA. Trong khi đó, rủi ro tín dụng được đo lường bằng các tỷ lệ: dự phòng/tổng dư nợ, dự phòng/ tổng nợ xấu, dự phòng/tổng tài sản, Nợ xấu/dư nợ. Kết quả của Kodithuwakku đã chỉ ra, các khoản cho vay và các quy định có tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng.
Từ các nghiên cứu mà luận văn đã lược khảo có thể cho thấy kết quả: rủi ro tín dụng có tác động nghịch biến đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng. Biến thể hiện rõ nhất tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi là biến nợ xấu và biến tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng. Một số nghiên cứu như: Norman và các cộng sự (2015), Zou và cộng sự (2014), Abiola và Olausi (2014), Afriyie và Akotey (2013) về lý thuyết đều nhận định về sự tác động nghịch biến của tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đến tỷ suất sinh lợi, nhưng về kết quả kiểm định là cho thấy biến này lại khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 đã trình bày những khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại, tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi. Bên cạnh đó đã trình bày tóm tắt các nghiên cứu trên thế giới được thực hiện trước đây về tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi tại NHTM. Phần lớn các kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rủi ro tín dụng có tác động đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM. Có thể thấy, chất lượng tín dụng giảm, rủi ro tín dụng gia tăng, cùng lúc đó, hiệu quả hoạt động, hay tỷ suất sinh lợi của hệ thống ngân hàng cũng sụt giảm theo.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển