CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP, MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
5.2. Giải pháp hạn chế tác động của rủi ro tín dụng nhằm nâng cao tỷ suất
5.2.1. Giảm tỷ lệ nợ quá hạn
Những rủi ro tín dụng xuất hiện khi cho vay khơng chỉ do bản thân phương án kinh doanh kém hiệu quả, mà còn do ngân hàng thiếu kiểm tra kiểm sốt để khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích, hoặc khi kết thúc chu kỳ kinh doanh sử dụng vốn vào mục đích khác. Cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhằm đảm bảo, nắm bắt, theo dõi đúng tình huống sử dụng vốn của khách hàng để từ đó có biện pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn. Những biện pháp cụ thể như sau:
• Trong khâu thu thập thơng tin cần chú ý đa dạng kênh thơng tin, tích cực tìm kiếm và bổ sung thêm nhiều thơng tin từ các nguồn khác. Hiện nay, cán bộ tín dụng tại các NHTM CP chủ yếu sử dụng những thơng tin có sẵn và dễ tìm kiếm như: thơng tin cung cấp từ hồ sơ vay vốn khách hàng, từ phỏng vấn và điều tra trực tiếp, từ hồ sơ tín dụng cũ và từ trung tâm thơng tin tín dụng CIC. Đơi khi những thông tin trên là không đủ, thiếu độ tin cậy, tính chính xác đặc biệt là với những doanh nghiệp mới thành lập hoặc lần đầu tới vay. Do đó cần mở rộng thu thập thêm từ nguồn thông tin từ cơ quan hữu quan, nhà cung cấp, đối tác của khách hàng vay vốn.
Khi đã có được một nguồn thơng tin dồi dào thì cán bộ tín dụng phải chọn lọc, xử lý và xác minh lại những thơng tin đó. Để điều tra và kiểm chứng số liệu, cán bộ tín dụng cần phải tăng cường hoạt động kiểm tra thực tế, tích cực tổ chức những buổi phỏng vấn hoặc xuống trực tiếp điều tra tại khách hàng vay. Đối với thông tin thu thập từ các phương tiện truyền thơng, cán bộ tín dụng cần phải xác định nguồn gốc của các thơng tin có xuất phát từ những kênh thơng tin chính thức, có uy tín và đáng tin cậy hay không. Khi thẩm định về phương diện thị trường, kỹ thuật và cơng nghệ thì thông tin từ các công ty, chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên ngành là rất quan trọng. Để đảm bảo tin cậy thì ngân hàng nên lấy thêm thơng tin, ý kiến từ chuyên gia, công ty nghiên cứu thị trường.
Các NHTM CP cần thiết lập hệ thống cập nhật thông tin giá trị mua bán nhà đất, giá trị hàng hóa được ngân hàng chấp nhận nhận thế chấp tại từng khu vực và phổ biến rộng rãi cho toàn hệ thống định kỳ hàng tuần. Đầu mối tập trung là phịng Quản lý rủi ro tín dụng đồng thời thực hiện cập nhật thơng tin quy hoạch, giải tỏa cho tồn hệ thống.
• Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ.
• Giám sát việc sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lượng khách hàng. Do mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay có sự khác biệt nhất định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên.
• Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản đảm bảo của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ. Cán bộ tín dụng cần tăng cường trao đổi thông tin về các khách hàng trong ngành, nhằm phát hiện sớm rủi ro đối tác, rủi ro ngành hàng (chính sách thuế, biến động giá..).
Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro như khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của mơi trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật…, dựa trên hệ thống các tín hiệu cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng để nắm bắt khả năng xử lý chủ động, kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra.
• Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay (chẳng hạn như: các khoản vay để xuất khẩu thì kiểm tra ngày xuất hàng, các yêu cầu đòi tiền, bộ chứng từ hàng xuất và thời gian thanh toán; các khoản vay xây dựng cơ bản cần kiểm tra tiến độ cơng trình, xác nhận của chủ đầu tư về công nợ và cam kết chuyển tồn bộ nguồn tiền thanh tốn về tài khoản của khách hàng mở tại ngân hàng; các khoản vay thương mại cần kiểm tra hàng tồn kho, công nợ hàng tháng và kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu của khách hàng), quy định nguồn tiền hàng từ phương án vay phải trả nợ ngay sau khi thu được tiền, cho dù khoản vay chưa đến hạn phải thanh toán. Nguồn tiền từ phương án kinh doanh sẽ giúp các NHTM CP kịp thời thu nợ đúng hạn.
• Cán bộ tín dụng cần chủ động đề xuất việc sử dụng một hoặc đồng thời các phương thức kiểm tra khác nhau như: kiểm tra thực tế tại hiện trường, kiểm đếm hàng hóa tại kho hàng, đối chiếu giá trị trên hóa đơn với kiểm tra sổ sách chứng từ kế toán. Các loại giấy tờ cần được sao chụp và lưu giữ để làm căn cứ kết luận việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Khi kiểm tra sẽ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng để từ đó có được những nhận định trong việc giám sát xếp hạng, đồng thời thu thập được những thông tin quan trọng, giúp hiểu rõ công việc kinh doanh của khách hàng đầy đủ hơn.
Hiện nay, tại các NHTM CP Việt Nam, vấn đề còn tồn tại là việc giải ngân bằng tiền mặt vẫn diễn ra khá thường xuyên, do đó ngân hàng sẽ khó kiểm tra việc sử dụng vốn sau giải ngân của khách hàng. Việc đối chiếu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn với nội dung phê duỵêt chưa được chú trọng. Việc kiểm tra tại thời điểm cấp tín dụng cho khách hàng là cực kỳ quan trọng để hạn chế tối đa việc sử dụng vốn sai mục đích. Đồng thời các ngân hàng cũng nên tăng cường công tác giám sát mối quan hệ quá thân thiết giữa phòng khách hàng và bộ phận giải ngân để
phát hiện kịp thời yếu tố thơng đồng của hai bộ phận này, từ đó hạn chế tối đa việc hợp tác giải ngân không đúng quy định, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
• Cần đẩy mạnh hơn nữa cơng tác kiểm tra – kiểm sốt nội bộ tại các NHTM CP nhằm tìm kiếm được những tiềm ẩn tiêu cực, những xu hướng bất ổn và thiếu sốt trong hoạt động phân tích tín dụng của ngân hàng, nhằm đảm bảo an toàn mọi hoạt động kinh doanh tại các NHTM CP.
• Các NHTM CP cần cải thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hiện nay, hầu hết ngân hàng đều đã áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tuy nhiên thời gian qua, việc đánh giá giữa các ngân hàng chưa có sự đồng nhất. Cùng một khách hàng nhưng qua hệ thống của các ngân hàng khác nhau sẽ cho ra “điểm” khác nhau. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống chấm điểm tài chính, phi tài chính thống nhất các bộ tiêu chuẩn, triển khai áp dụng mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ cho toàn hệ thống.