Tăng cường xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 61 - 63)

CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP, MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

5.2. Giải pháp hạn chế tác động của rủi ro tín dụng nhằm nâng cao tỷ suất

5.2.2. Tăng cường xử lý nợ xấu

Xảy ra nợ xấu là điều không ngân hàng nào mong muốn, các ngân hàng cần sẵn sàng đối mặt với nó bằng những phương pháp, giải pháp hiệu quả và tối ưu nhất. Các NHTM CP cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý nợ và xử lý nợ quá hạn. Một số biện pháp xử lý nợ xấu được đề xuất như sau:

• Xử lý từ nguồn trích lập dự phịng rủi ro theo qui định. Tìm mọi biện pháp để thanh lý, phát mại tài sản đảm bảo cho các khoản nợ xấu để thu hồi nợ.

• Chủ động phối hợp khách hàng thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ đối với những khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời nhưng có triển vọng kinh doanh khi giải quyết nợ xấu. Tập trung nguồn lực cho cơng tác thu hồi nợ có vấn đề. Thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng, cụ thể là: thực hiện phân loại tài sản có, trích lập dự phịng rủi ro theo Thơng tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 để chủ động có các giải pháp phù hợp; Đánh giá thực trạng và khả năng thu hồi nợ Nhóm 2, nợ xấu và nợ đã xử lý dự phòng; Xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu; ….

• Các NHTM CP cần đảm bảo thu thập đầy đủ chứng từ, tài liệu liên quan đến quá trình xử lý nợ, đến hành vi sai phạm của khách hàng để củng cố chứng cứ

vi phạm nhằm đảm bảo khi phát sinh tranh tụng, ngân hàng có đủ cơ sở để thắng kiện nhằm thu hồi nợ vay. Đó là biện pháp phịng ngự sau cùng và là giải pháp xử lý khi tất cả các phương pháp khác khơng cịn hiệu quả. Vấn đề là làm sao xử lý nợ mà không phải áp dụng con đường kiện cáo, bởi thu nợ bằng hình thức giải quyết tại tòa vừa kéo dài lại tốn kém nhiều chi phí. Đó là các kỹ năng mà thiết nghĩ các ngân hàng nên mở những lớp đào tạo chuyên sâu về nghệ thuật xử lý nợ cho các nhân sự có liên quan.

• Xây dựng các bộ phận chuyên hỗ trợ xử lý nợ xấu, bởi lẽ công việc xử lý nợ xấu hiện nay giao thẳng cho cán bộ tín dụng tại ngân hàng, gây khó khăn cho nhân viên này khi thực hiện các chức năng cịn lại như quản lý các hồ sơ tín dụng khác, đẩy mạnh quan hệ khách hàng, thẩm định các hồ sơ đang đề nghị vay, … Bộ phận chuyên hỗ trợ này sẽ giúp cán bộ tín dụng các mặt về pháp lý, kỹ năng khi xử lý nợ xấu đồng thời phối hợp với cán bộ tín dụng trong q trình thu hồi nợ. Tuy nhiên, cần lưu ý tâm lý khi có nợ quá hạn phát sinh thì cán bộ tín dụng lấy lý do phải phát triển cho vay nên đẩy toàn bộ trách nhiệm cho bộ phận xử lý nợ giải quyết, điều này khá nguy hiểm vì người hiểu khách hàng nhiều nhất khơng ai khác là cán bộ quan hệ khách hàng quản lý khách hàng đó. Do đó, cần lưu ý ở đây bộ phận xử lý nợ xấu chỉ là hỗ trợ thêm cho cán bộ tín dụng, cùng phối hợp để tác nghiệp.

• Bên cạnh việc xử lý dứt điểm nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro, phát mại tài sản, các ngân hàng có thể chuyển khoản nợ sang công ty chuyên xử lý nợ xấu. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập VAMC nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.

VAMC là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức cơng ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

VAMC được thực hiện các hoạt động như: mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng; thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay... Hiện nay, chỉ có một số NHTMC CP thực hiện bán nợ xấu cho VAMC để giảm về tỷ lệ dưới 3% theo quy định của NHNN, tỷ lệ nợ xấu bán cho VAMC còn

khá thấp. Phần lớn các NHTM CP tự xử lý bằng nguồn trích lập dự phòng rủi ro và các giải pháp khác.

Nguyên nhân là do Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bỏ quyền thu giữ tài sản bảo đảm, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Điều này gây khó khăn đến quyền xử lý tài sản bảo đảm của VAMC và tổ chức tín dụng, bởi VAMC hay tổ chức tín dụng khơng thể chủ động thu giữ nếu các chủ tài sản khơng đồng thuận, cố tình chống đối, hay tạo ra các tranh chấp khác liên quan đến tài sản bảo đảm để khởi kiện ra tòa nhằm kéo dài thời gian xử lý. VAMC hay tổ chức tín dụng sẽ phải chờ bản án của tòa án, tạo tâm lý chây ỳ trả nợ của bên có nghĩa vụ, tạo áp lực lên các cơ quan xét xử.

Để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ đạt hiệu quả cao và tạo điều kiện để các NHTM tiếp tục bán nợ xấu cho VAMC, NHNN cần nghiên cứu xây dựng Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, trong đó có nêu một số cơ chế riêng cho VAMC trong quá trình xử lý nợ xấu. Cụ thể, nếu người giữ tài sản không giao tài sản bảo đảm thì cho phép VAMC được thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm trong trường hợp VAMC và chủ tài sản đã có thỏa thuận về việc thu giữ tài sản trong hợp đồng đảm bảo tài sản, thay vì u cầu tịa án giải quyết như đã quy định tại Bộ luật Dân sự 2015; cho phép VAMC (bên mua nợ của tổ chức tín dụng) được nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; bãi bỏ quy định yêu cầu người được thi hành án phải nộp phí thi hành án nhằm giảm chi phí xử lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)