tăng đáng kể, tuy nhiên lại có sự chênh lệch nhau khá lớn. Đến cuối năm 2016, tổng tài sản của 3 NHTM CP lớn là: VCB, CTG, BID đến năm 2016 đều trên 34.000 tỷ đồng, trong khi các NHTM CP khác thấp hơn rất nhiều, chỉ từ 3.000-15.000 tỷ đồng. Việc tăng trưởng tổng tài sản chưa dựa trên nền tảng của tăng trưởng vốn điều lệ.
Đồng thời, ngoại trừ một số thương hiệu lớn có chi nhánh ở nước ngoài thuộc về các NHTM CP thuộc các vị trí dẫn đầu như VCB, CTG, BID thì đa số các NHTM CP khác tại Việt Nam chỉ có danh tiếng trong nước như STB, ACB, EAB, … Nguyên nhân của việc thương hiệu của các NHTM CP Việt Nam chỉ hạn hẹp trong phạm vi nội địa là do thời gian hình thành và phát triển của các NHTM CP Việt Nam còn quá ngắn, hơn nữa với những hạn hẹp về năng lực tài chính nên các NHTM CP Việt Nam khơng thể vươn mình ra nước ngồi. Vì vậy nhiệm vụ không kém phần quan trọng của các NHTM CP Việt Nam trong thời gian đến là phải xây dựng một thương hiệu vững mạnh không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra thế giới.
3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Nam
− Tỷ lệ nợ quá hạn (RSS):
Tỷ lệ nợ quá hạn tại NHTM CP Việt Nam đã gia tăng khá mạnh trong các năm gần đây. Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2009-2011 chỉ dao động từ 1% – 2.3% đã tăng đột biến lên mức 6.2% vào năm 2012 và duy trì ở mức 6.2%-7.2% giai đoạn 2013 –
2016. Nguyên nhân là năm 2012, cuộc suy thối kinh tế tồn cầu bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực sử dụng đồng Euro đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam. Thị trường tiêu thụ hàng hóa hạn hẹp, sức mua giảm, hàng tồn kho ở mức cao. Đồng thời, trong giai đoạn này, NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tăng trưởng tín dụng, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thu hẹp sản xuất, không thể trả các khoản vay ngân hàng đúng hạn hoặc không trả đươc nợ làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM CP giai đoạn năm 2012-2016 tăng cao.
− Tỷ lệ nợ xấu (NPL)
Việc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức trung bình 1.3% – 2% trong giai đoạn 2009 – 2011 lên mức 3.5% vào năm 2012 và đến năm 2016, tỷ lệ này là 4.3%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu không đồng đều giữa các NHTM CP. Các NHTM CP có quy mơ lớn, như: BID, CTG, VCB, MBB, tỷ lệ nợ xấu ln duy trì ở mức dưới 3% kể cả trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái. Điều này là do các ngân hàng này đã có những chính sách tín dụng phù hợp với từng giai đoạn, kết hợp nâng cao chất lượng cơng tác tín dụng, song song với cơng tác quản lý rủi ro tín dụng một cách chặt chẽ, cơng tác xử lý nợ xấu được đẩy mạnh.
Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu tại một số NHTM CP khác lại ln duy trì mức cao trong giai đoạn từ 2009-2016: ABB, BAOVIETBANK, EAB, TPB từ 5%-9%. Hoạt động tín dụng của các NHTM CP Việt Nam phát triển theo hướng tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng, tuy nhiên các ngân hàng này lại không tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý sau giải nhân một cách nghiêm túc, công tác xử lý nợ xấu chưa được xây dựng kế hoạch cụ thể, cùng với sự tác động của những biến động bất lợi của nền kinh tế, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức cao.
− Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng (LLP)
Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cũng tăng từ mức 1% trong giai đoạn 2009- 2011 lên mức 2% trong giai đoạn 2015 – 2016. Vì tỷ lệ nợ xấu của các NHTM CP tăng cao trong giai đoạn từ 2012-2016, do đó, các ngân hàng phải tăng trích lập dự
phịng rủi ro tín dụng đầy đủ theo Thơng tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 đã quy định.
− Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)