thiểu 9% theo đúng quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010. Đặc biệt, các NHTM CP có quy mơ nhỏ có tỷ số an tồn vốn tối thiểu rất cao như: BAOVIETBANK (2013-2016) duy trì ở mức trên 37%, LPB (2009-2012) đạt trên 32%, TPB (2011) đạt trên 18%,…, cao hơn nhiều so với tỷ số an toàn vốn tối thiểu của một số NHTM CP quy mô lớn như: BID (2009-2016) đạt từ 9%-11%, CTG và VCB (2009-2016) đạt từ 8%-14%.
Hình 3.1: Diễn biến rủi ro tín dụng tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2009-2016
Nguồn: Báo cáo thường niên của 27 NHTM CP nghiên cứu giai đoạn 2009-2016.
3.3. Thực trạng tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Nam
Bảng 3.1: Tỷ suất sinh lợi của các NHTM CP qua các năm
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
ROA (%) 1.6 1.5 1.3 0.9 0.7 0.6 0.5 0.5
ROE (%) 14.2 14.6 12.9 8.5 6.5 6.7 6.3 7.0
Nguồn: Báo cáo thường niên của 27 NHTM CP nghiên cứu giai đoạn 2009-2016.
− Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản có chiều hướng giảm đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu từ 2009-2016. Đặc biệt là năm 2011, ROA của các NHTM CP đạt mức 1.3% thì đến năm 2012, tỷ lệ này chỉ cịn 0.9%, đến năm 2016, ROA khá thấp, chỉ đạt 0.5%, Một số NHTM CP đạt ROA rất thấp giai đoạn 2009-2016 như: PVCOMBANK, NVB, MSB, NASB,…
− Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần cũng có chiều hướng sụt giảm tương tự như ROA từ năm 2009-2016. Cụ thể ROE đã giảm từ mức trung bình 14.2% năm 2009 về mức 7% năm 2016. Như vậy, mặc dù quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTM CP tăng qua các năm nhưng ROE lại giảm, điều này cho thấy áp lực về việc quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu tại các NHTM CP trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng.
Hình 3.2: Diễn biến tỷ suất sinh lợi trung bình của các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2009-2016
3.3. Thực trạng tác động rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Tín dụng ln là hoạt động quan trọng nhất và mang đến lợi nhuận lớn nhất cho NHTM CP. Tuy nhiên, cùng với việc đem lại thu nhập đáng kể cho các ngân hàng thì hoạt động tín dụng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Tỷ suất sinh lợi của các NHTM CP Việt Nam đã sụt giảm khá mạnh trong giai đoạn 2009-2016. Nguyên nhân là do các NHTM CP đã khơng tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, cùng với tác động của những biến động bất lợi của nền kinh tế nên chất lượng tín dụng, giảm mạnh làm cho rủi ro tín dụng tăng khá cao. Giai đoạn 2009 – 2011, rủi ro tín dụng của các NHTM CP ở mức khá thấp thì tỷ suất sinh lợi ở mức cao. Ngược lại, giai đoạn 2012 – 2016, rủi ro tín dụng của các NHTM CP tăng cao đã dẫn đến tỷ suất sinh lợi lại ở mức khá thấp. Như vậy, một cách trực quan có thể thấy, chất lượng tín dụng giảm, rủi ro tín dụng gia tăng, cùng lúc đó, tỷ suất sinh lợi của các NHTM CP cũng sụt giảm theo. Như vậy đã có sự tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP tại Việt Nam.
Hình 3.3: Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2009-2016
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã giới thiệu về lịch sử hình thành, phát triển và các hoạt động kinh doanh chủ yếu của các NHTM CP Việt Nam. Đồng thời phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, tỷ suất sinh lợi và tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Những phân tích này là cơ sở đánh giá tác động của tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2009- 2016 ở chương 4.
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
4.1. Giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên hai nghiên cứu thực nghiệm là: Abiola và Olausi (2014) và Kayode (2015), tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cho trường hợp các NHTM CP của Việt Nam như sau:
Giả thuyết H1: Có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam.
Giả thuyết H2: Có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ nợ xấu và tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam.
Giả thuyết H3: Có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam.
Giả thuyết H4: Có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam.
Hai nghiên cứu của Abiola và Olausi (2014) và Kayode (2015) với kết quả: tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động nghịch biến đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM, đồng thời, nghiên cứu của Abiola và Olausi (2014) cũng có kiểm định tác động của tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đến tỷ suất sinh lợi, tuy kết quả thể hiện biến này khơng có nghĩa thống kê, nhưng đây là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, tỷ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính. Bằng tỷ lệ này có thể xác định được khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với rủi ro tín dụng. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu càng cao thì rủi ro tín dụng giảm, tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi cũng sẽ giảm. Đồng thời, đề tài kiểm định thêm biến tỷ lệ nợ quá hạn vì nợ quá hạn là một hình thức biểu hiện cụ thể của rủi ro tín dụng, là ngun nhân gây thất thốt vốn, đẩy các ngân hàng đến chỗ thua lỗ và phá sản, nợ quá hạn gây thiệt hại nặng nề cho
nền kinh tế (Phan Thị Cúc, 2009) (Trần Huy Hồng, 2008). Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn tại các NHTM CP Việt Nam hiện nay ngày càng tăng nhanh. Vì vậy, ngồi hai biến: tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng, việc xem xét các tác động của các biến tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam là rất cần thiết. Đây là cơ sở để đề tài xây dựng các giả thuyết nghiên cứu.
4.2. Mơ hình nghiên cứu và các biến trong mơ hình 4.2.1. Mơ hình nghiên cứu 4.2.1. Mơ hình nghiên cứu
Dựa vào nghiên cứu thực nghiệm của Abiola và Olausi (2014) và Kayode (2015), và để phù hợp với đặc điểm của các NHTM CP Việt Nam, mơ hình nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng lên tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam như sau:
ROAit = β0 + β1RSSt + β2 NPLt + β3 LLPt + β4 CAR t + β5 LEV + β6NII + β7SIZE + εi (4.1) ROEit= β0 + β1RSSt + β2 NPLt + β3 LLPt + β4 CAR t + β5 LEV + β6NII + β7SIZE + εi (4.2) Trong đó:
+ i: ngân hàng thương mại thứ i
+ t: năm tài chính thứ t trong giai đoạn nghiên cứu. + β0: hệ số chặn
+ β1 – β5: hệ số hồi quy của các biến độc lập + εi: phần dư của mơ hình
+ ROA: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản + ROE: tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần
+ RSS; NPL; LLP; CAR là các biến đại diện cho rủi ro tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t.
o RSS: tỷ lệ nợ quá hạn.
o NPL: tỷ lệ nợ xấu.
o LLP: tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng.
+ LEV, NII, SIZE là các biến kiểm soát được bổ sung vào phương trình để xem xét sự khác nhau giữa các ngân hàng bao gồm:
o LEV: hệ số đòn bẩy của ngân hàng.
o NII: thu nhập ngoài lãi của ngân hàng.
o SIZE: quy mơ của ngân hàng.
Các biến kiểm sốt chính là biến nội tại trong ngân hàng.
Phương trình (4.1) và (4.2) được hồi quy theo phương pháp hồi quy dữ liệu bảng (panel data). Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng được thực hiện theo 3 cách: hồi quy gộp (pooled model), hồi quy với hiệu ứng cố định (fixed effect model – FEM) và hồi quy với hiệu ứng ngẫu nhiên (random efffect model- REM). Sau đó nghiên cứu thực hiện các kiểm định Lagrange Multiplier (LR test) và Hausman (Hausman test) kiểm tra độ phù hợp giữa các mơ hình.
Hồi quy gộp (pooled model) được tiến hành dựa trên phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS). Phương pháp OLS gộp này sẽ thích hợp nếu các quan sát khơng có sự tồn tại các yếu tố khác biệt giữa từng ngân hàng và sự thay đổi trong yếu tố thời gian. Việc sử dụng phương pháp OLS bỏ qua bình diện khơng gian và thời gian của dữ liệu kết hợp, kết quả ước lượng có thể sẽ bị thiên lệch. Vì thế hồi quy theo phương pháp ước lượng hiệu ứng cố định (FEM) và hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) sẽ phù hợp hơn vì khơng bỏ qua sự khác biệt trong các yếu tố thời gian và yếu tố ngân hàng.
Hồi quy hiệu ứng cố định (FEM) cho rằng mỗi thực thể (ngân hàng) đều có những đặc điểm riêng biệt, có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, có sự tương quan giữa phần dư của mỗi thực thể (có chứa các đặc điểm riêng) với các biến giải thích. FEM có thể kiểm sốt và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) này ra khỏi các biến giải thích để ước lượng những ảnh hưởng thực (net effects) của biến giải thích lên biến phụ thuộc. Các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) này là đơn nhất đối với một thực thể và không tương quan với đặc điểm của các thực thể khác. Khi đó, tung độ gốc của các ngân hàng sẽ khác nhau. Đồng thời, nếu xem xét mỗi giai đoạn (đặc điểm thời gian) đều có những đặc điểm riêng biệt, có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, FEM có thể kiểm sốt và
tách ảnh hưởng của yếu tố thời gian (không đổi theo yếu tố ngân hàng) để thực hiệu hồi quy.
Hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) xem đặc điểm riêng giữa các thực thể được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích. REM xem các phần dư của mỗi thực thể (ngân hàng) là một biến giải thích mới.
Các kiểm định để lựa chọn mơ hình hiệu quả nhất giữa hồi quy gộp (pooled model), hồi quy hiệu ứng cố định (FEM) và hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (FEM) được thực hiện như sau:
- Kiểm định Lagrange Multiplier (LR test) được sử dụng để kiểm tra độ phù hợp giữa hai mơ hình pooling và fixed effect. Nội dung của kiểm định là kiểm định giả thuyết H0: Mơ hình hồi quy với hiệu ứng cố định là không cần thiết. Nếu nhận thấy LR > Chi2
critical value, thì bác bỏ H0, tức lúc này hồi quy với hiệu ứng cố định là hiệu quả hơn so với hồi quy gộp.
- Kiểm định Hausman (Hausman test) kiểm tra độ phù hợp giữa mơ hình random và fixed effect. Nội dung của kiểm định là kiểm định giả thuyết H0: Mơ hình hồi quy với hiệu ứng ngẫu nhiên có hiệu quả hơn. Nếu nhận thấy Hausman > Chi2 critical value, thì thực hiện bác bỏ H0, tức lúc này hồi quy với hiệu ứng cố định là hiệu quả hơn.
4.2.2. Mô tả các biến trong mơ hình 4.2.2.1 Biến phụ thuộc 4.2.2.1 Biến phụ thuộc
Để đo lường tỷ suất sinh lợi của của các NHTM CP, sử dụng ROA, ROE làm biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu.
− Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on Asset - ROA)
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) là chỉ số đo lường hoạt động của một ngân hàng trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập.
− Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) là tỷ số cho thấy hiệu quả đầu tư vốn của các cổ đông vào ngân hàng. ROE cho biết một đơn vị vốn mà chủ sở hữu sẽ bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Để xem xét sự tác động của rủi ro tín dụng lên tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP, sử dụng các cách đo lường rủi ro tín dụng và các biến đại diện cho yếu tố nội tại của ngân hàng làm biến độc lập trong nghiên cứu.
− Tỷ lệ nợ quá hạn (RSS)
Tỷ lệ nợ quá hạn cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém. Ngân hàng duy trì một tỷ lệ cao nợ quá hạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Do đó, kỳ vọng biến tỷ lệ nợ quá hạn có mối tương quan nghịch biến (dấu -) với tỷ suất sinh lợi tại NHTM CP.
− Tỷ lệ nợ xấu (Non-Performing Loans – NPL)
Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại. Tương tự biến tỷ lệ nợ quá hạn, các ngân hàng có một tỷ lệ nợ xấu cao, lợi nhuận của ngân hàng đó sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Do đó, kỳ vọng biến tỷ lệ nợ xấu có mối tương quan nghịch biến (dấu -) với tỷ suất sinh lợi tại NHTM CP.
− Tỷ lệ trích lập dự phịng (Loan-Loss Provisions – LLP)
Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng phản ánh khoản trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản nợ của ngân hàng. Do đó, khi một ngân hàng có tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng cao nghĩa là ngân hàng đang có các khoản nợ xấu, có khả năng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng thông qua việc gia tăng chi phí. Do đó, kỳ vọng biến LLP có mối tương quan nghịch biến (dấu -) với tỷ suất sinh lợi tại NHTM CP.
− Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR)
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu càng cao thì rủi ro tín dụng giảm, tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi cũng sẽ giảm. Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng tồn tại một mối quan hệ nghịch biến (dấu -) giữa CAR và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.
Hệ số đòn bẩy của ngân hàng cho thấy tỷ lệ nguồn vốn huy động và tổng tài sản của ngân hàng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng càng lớn, áp lực trả lãi của ngân hàng càng cao. Do đó, biến LEV sẽ tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Đồng thời, nếu hệ số LEV càng lớn, ngân hàng càng chịu áp lực trả lãi và có thể sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến lợi nhuận. Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ nghịch biến (dấu -) giữa LEV và khả năng sinh lợi của ngân hàng.
− Hệ số thu nhập ngoài lãi của ngân hàng (Non-Interest Income- NII)
Hệ số thu nhập ngoài lãi của ngân hàng thể hiện các nguồn thu nhập khác của ngân hàng, đó là các nguồn thu đến từ dịch vụ và thu nhập từ đầu tư. Khi cạnh tranh trên thị trường tín dụng gia tăng và các khoản cho vay kém chất lượng ngày càng nhiều thì các ngân hàng đã chú trọng vào việc tăng nguồn thu ngoài lãi. Những khoản thu nhập này củng cố tổng nguồn thu làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó, hệ số này sẽ có tác động trực tiếp đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Nếu hệ số này