Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 65 - 67)

CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP, MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

5.3. Các giải pháp hỗ trợ

5.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành

NHNN cần chú trọng hơn trong việc tương tác với các ngân hàng, thu thập thơng tin, góp ý từ các chuyên gia nhằm nắm bắt tình hình thực tế để đưa ra những chính sách hợp lý. Bên cạnh đó, NHNN cần ban hành văn bản quy định chính thức về xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp, giúp các ngân hàng thực hiện đúng theo một quy chuẩn nhất định.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng CIC

Việc thu thập thông tin của khách hàng vay vốn từ CIC là một bước bắt buộc trong quy trình cấp tín dụng của các NHTM. Vì vậy, việc cải tiến, nâng cao chất lượng, nội dung thông tin của trung tâm thơng tin tín dụng CIC là việc vơ cùng cần thiết. Chất lượng thơng tin càng cao thì rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng càng giảm. Tuy nhiên, thực tế, rất nhiều thông tin của khách hàng vay vốn trên CIC chưa được cập nhật kịp thời hoặc còn khá sơ sài gây khó khăn cho các cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra thơng tin khách hàng. Chính vì vậy, NHNN cần hồn thiện hệ thống CIC theo các bước sau đây:

• Yêu cầu các ngân hàng báo cáo tình hình vay vốn của các doanh nghiệp theo định kỳ một cách chi tiết, cụ thể, và kiểm tra tình hình thực tế và việc báo cáo có chính xác hay khơng để cập nhật lên hệ thống một cách chính xác nhất.

• Cần phải có chính sách tuyển dụng cán bộ CIC có kinh nghiệm về tín dụng từ các ngân hàng, có khả năng tổng hợp, phân tích thơng tin để khơng chỉ thống kê số liệu mà cịn có thể đưa ra những cảnh báo rủi ro tín dụng cho từng khách hàng. Việc đào tạo cán bộ CIC cũng cần được chú trọng nhằm giúp cán bộ có thể nắm bắt kịp thời tình hình tín dụng thực tế của các ngân hàng.

• Cần phân chia việc quản lý riêng từng nhóm khách hàng theo từng nhóm ngành nghề có liên quan với nhau. Từng tháng hoặc từng q, CIC có thể cập nhật thơng tin kinh tế về từng nhóm ngành nghề này nhằm giúp cán bộ tín dụng có cái nhìn tổng qt trong việc so sánh khách hàng của mình với mặt bằng chung của ngành.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra của Ngân hàng Nhà nước

NHNN cần điều chỉnh cơ chế giám sát và thực hiện hiệu quả công tác thanh tra dưới nhiều hình thức đối với các ngân hàng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi tiêu cực xảy ra trong hoạt động tín dụng. Quy trình thanh tra, kiểm tra cần được xây dựng cụ thể, minh bạch, nhằm đạt được hiệu quả cao, thể hiện vai trò, trách nhiệm giám sát của ngân hàng Nhà nước.

- Nâng cao hiệu quả của Công ty khai thác và quản lý tài sản Việt Nam (VAMC)

• NHNN cần trao cơ chế đặc biệt cho VAMC, nới rộng cơ chế hoạt động của VAMC để có thể xử lý nhanh được nợ xấu

• VAMC cần được tiếp tục tăng vốn điều lệ để VAMC có tiềm lực tài chính để mua khoản nợ theo giá thị trường hoặc tham gia góp vốn tái cấu trúc các khoản nợ.

• Tạo khn khổ pháp lý cho thị trường mua bán nợ hiện nay: Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia, tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư tham gia vào thị trường mua bán nợ.

• Ngân hàng Nhà nước cần rà soát lại và nới rộng cơ chế hoạt động của VAMC để giúp các tổ chức tín dụng có thể dễ dàng tiếp cận với VAMC hơn.

5.3.2. Đối với các cơ quan tạo lập chính sách, chính phủ

Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn Basel, theo thông lệ quốc tế. Tiếp đến, các cơ quan quản lý cần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động cấp tín dụng, hồn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động ngân hàng. Ban hành, hồn thiện đồng bộ các bộ luật, văn bản có liên quan để vừa tạo môi trường kinh tế, pháp lý vững chắc, vừa khuyến khích sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng cho các ngân hàng thương mại, chẳng hạn như:

• Cần rà sốt các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, khơng còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành có tính pháp lý cao hơn chứ khơng đơn thuần hướng dẫn nghiệp vụ.

để khi ngân hàng thực hiện đầy đủ các thủ tục công chứng, đăng ký đối với tài sản đảm bảo thì có thể xử lý nợ, thu hồi nợ bằng việc thanh lý tài sản đảm bảo một cách nhanh chóng.

• Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thơng tin, kiểm tốn, kế toán theo chuẩn mực quốc tế .. thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của NHTM nói riêng phát triển an tồn, bền vững để hội nhập quốc tế.

Trong hoạch định chính sách, khơng những cần cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định tiền tệ mà còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững của các NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc nới lỏng quá mức, thay đổi định hướng đột ngột sẽ gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến lợi ích của ngân hàng thương mại.

Xây dựng củng cố và hoàn thiện các cơ quan tư vấn và cơ quan cung cấp thơng tin, giúp cho q trình thu thập thông tin của các ngân hàng được dễ hơn và đảm bảo tính xác thực của thơng tin hơn

5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 5.4.1. Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)