Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP, MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng trên mơ hình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi có sự xuất hiện của các biến kiểm soát). Sau

các phép kiểm định, mơ hình hồi quy theo hiệu ứng cố định (fixed effects) được lựa chọn và nghiên cứu rút ra các kết luận sau đây:

− Có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê của các cách đo lường rủi ro tín dụng: tỷ lệ nợ quá hạn (RSS), tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng (LLP) đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng (đo lường bởi tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần ROE). Đồng thời mối quan hệ này đều là nghịch biến, tức là chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, rủi ro tín dụng càng gia tăng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận tại các NHTM CP và cuối cùng thì tỷ suất sinh lợi của ngân hàng càng sụt giảm. Kết quả này đã ủng hộ cho các giả thuyết nghiên cứu H1, H2, H3:

+ Có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ suất sinh lợi của các NHTM CP Việt Nam.

+ Có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ nợ xấu và tỷ suất sinh lợi của các NHTM CP Việt Nam.

+ Có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi của các NHTM CP Việt Nam.

− Khi tiến hành so sánh kết quả giữa các biến trong mơ hình, kết quả cho thấy, biến tỷ lệ nợ xấu (NPL) là biến có ý nghĩa thống kê lớn nhất, kết quả ổn định và hệ số hồi quy cao nhất. Theo đó, tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ q hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại. Do vậy, biến tỷ lệ nợ xấu đã thể hiện vai trị là biến có tác động lớn đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Vì sự tác động đáng kể của nợ xấu đến tỷ suất sinh lợi mà các NHTM CP cần xem việc xử lý nợ xấu một cách nhanh chóng là mục tiêu trọng tâm và quan trọng nhất trong các giải pháp để hạn chế tác động của rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

− Sau khi có sự kiểm soát của các biến nội tại trong ngân hàng bao gồm: hệ số đòn bẩy của ngân hàng (LEV), thu nhập ngồi lãi của ngân hàng (NII) và quy mơ của ngân hàng (SIZE) thì vẫn tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Kết quả này tiếp tục ủng hộ cho các giả thuyết nghiên cứu H1, H2, H3. Tức là chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, rủi ro tín dụng càng gia tăng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại và cuối cùng thì tỷ suất sinh lợi của ngân hàng càng sụt giảm. Từ đó cho thấy rằng việc tăng trưởng tín dụng sẽ khơng thể đem lại hiệu quả nếu không đồng thời đảm bảo được việc kiểm sốt và hạn chế rủi ro tín dụng. Việc phịng ngừa và hạn chế các tác động của rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân hàng cần được tiến hành ngay từ các khâu thẩm định trước khi cho vay và sau khi cho vay để đảm bảo hạn chế phát sinh các khoản nợ quá hạn, từ đó dẫn đến nợ xấu. Khi nợ quá hạn hay nợ xấu đã phát sinh thì việc trích lập dự phịng theo đúng quy định là u cầu cấp thiết để tạo nguồn phòng ngừa và xử lý các khoản nợ này.

− Kết quả của biến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) một lần nữa khơng thể hiện vai trị trong việc phản ánh mối quan hệ của rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng và kết quả này đã không ủng hộ cho giả thuyết H4 (có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam).

− Kết quả thực nghiệm cũng chỉ ra tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ thu nhập ngồi lãi và quy mơ đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Cụ thể, các ngân hàng có tỷ lệ thu nhập ngồi lãi (đo lường bằng thu nhập ngoài lãi/ tổng thu nhập) càng lớn và quy mô (đo lường bằng tổng tài sản) của ngân hàng càng lớn thì tỷ suất sinh lợi (đo lường bằng ROE và ROA) càng gia tăng theo. Từ kết quả này có thể cho thấy rằng, ngồi lợi nhuận thu được từ lãi cho vay, thì các dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng cũng là nguồn thu đáng kể và an toàn hơn nhiều so với hoạt động tín dụng. Điều này giúp cho các ngân hàng có thêm động lực trong việc đầu tư vào các dịch vụ phi tín dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, … Bên cạnh đó, các ngân hàng cần nhanh chóng tăng quy mơ bằng để tạo ra hiệu ứng lợi thế theo quy mô.

− Các cách đo lường rủi ro tín dụng (RSS, NPL, LLP và CAR) đã giải thích được 78% tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) và các biến này cũng giải thích được 66.1% tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) tại các NHTM CP Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu đã phù hợp với các nghiên cứu trước đây trên thế giới của Felix và Claudine (2008), Afriyie và Akotey (2013), Abiola và Olausi (2014), Kayode (2015), Kodithuwakku (2015).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, nghiên cứu đã tiến hành phân tích thực nghiệm về tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM CP Việt Nam. Kết quả thực nghiệm đã chỉ ra có mối quan hệ nghịch biến, có ý nghĩa thống kê giữa rủi ro tín dụng (đo lường bởi tỷ lệ nợ quá hạn- RSS, tỷ lệ nợ xấu- NPL và tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng- LLP đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng (được đo lường bởi ROE và ROA). Kết quả này cho thấy, rủi ro tín dụng của ngân hàng càng tăng cao thì hiệu quả hoạt động, hay tỷ suất sinh lợi của ngân hàng càng sụt giảm và ngược lại. Đồng thời, cũng chỉ ra tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ thu nhập ngồi lãi và quy mơ đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Các ngân hàng có tỷ lệ thu nhập ngồi lãi càng lớn và quy mơ của ngân hàng càng lớn thì tỷ suất sinh lợi càng gia tăng theo.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG NHẰM NÂNG CAO

TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)