Thu nhập lãi thuần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN

3.2. Thực trạng thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.2.2. Thu nhập lãi thuần

Thu nhập lãi thuần của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2016 có xu hướng tăng từ năm 2007 đến năm 2011 và giảm liên tục năm 2012-2013, có xu hướng tăng trở lại trong những năm gần đây (2014-2016) (Bảng 3.2). Thu nhập lãi thuần đạt tăng trưởng cao nhất vào năm 2011 (tăng 59,42% so với năm 2010, với tổng thu nhập lãi thuần là 95.205 tỷ đồng). Vietinbank là ngân hàng có thu nhập lãi thuần cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu, đạt 20.048 tỷ đồng vào năm 2011 và cũng là ngân hàng có thu nhập lãi thuần bình qn lớn nhất. Đứng vị trí cuối bảng là Vietcapital với thu nhập lãi thuần bình quân khoảng 300 tỷ đồng, khơng có sự cải thiện đáng kể thứ hạng trong thời gian từ năm 2007-2016.

Bảng 3. 2: Thu nhập lãi thuần của các NHTM Việt Nam Đvt: tỷ đồng Đvt: tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng thu nhập lãi thuần 22.674 31.349 37.983 59.718 95.205 91.655 88.038 97.980 119.285 110.649 Tăng trưởng (%) 38,26 21,16 57,23 59,42 -3,73 -3,95 11,29 21,74 13,89 Trung bình thu nhập lãi thuần 945 1.306 1.583 2.488 3.967 3.819 3.668 4.083 4.970 10.059 Thu nhập lãi thuần lớn nhất 4.856 7.189 6.974 12.089 20.048 18.420 18.277 17.862 19.315 23.738 Thu nhập lãi thuần nhỏ nhất 55 98 132 191 384 317 309 525 438 953

*Ghi chú: Năm 2016 chỉ bao gồm 11 ngân hàng: VietinBank, BIDV, Vietcombank, ACB, MB, NCB, VIB, SHB, Sacombank, VPBank, EXIMBANK.

(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính NHTM và tính tốn của tác giả)

Hầu hết các ngân hàng đều sụt giảm thu nhập lãi thuần giai đoạn 2012-2013, ngoại trừ các ngân hàng: VietcapitalBank, OCB, Sacombank, VPBank. Một trong những lý do cho sự sụt giảm này là tình trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng bắt đầu bùng phát dữ dội vào năm 2012, tăng chi phí trích lập dự phịng rủi ro, lãi cho vay không thu được nhưng lãi tiền gửi vẫn phải trả khách hàng. Tình hình lợi nhuận giảm ảm đạm trong năm 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim của ngành ngân hàng. NHTM cổ phần có thu nhập lãi thuần giảm mạnh nhất trong giai đoạn 2012-2013 là EXIMBANK (giảm 2.561 tỷ đồng); nguyên nhân có thể là do trong giai đoạn này, EXIMBANK cắt giảm lãi cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp hơn, lãi suất cho vay giảm nhanh và mạnh hơn so với mặt bằng lãi suất huy động, đồng thời nợ xấu tăng cao (1,31% năm 2012 và 1,98% cuối năm 2013). Năm 2015, thu nhập lãi thuần của 24 NHTM tăng mạnh trở lại. Dẫn đầu các NHTM cổ phần về tăng thu nhập lãi thuần năm 2015 là VPBank (tăng 95,6% so với năm 2011) với số tăng tuyệt đối là 5.062 tỷ đồng. VPBank chọn chiến

lược kinh doanh tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ gia đình, tiểu thương và các cá nhân; chiến lược kinh doanh này đã mang lại cú bức phá ngoạn mục về thu nhập lãi thuần cho VPBank năm 2015. Thu nhập lãi thuần trung bình cao nhất trong nhóm NHTM cổ phần là MB với 4.420 tỷ đồng, MB cũng là ngân hàng có lợi thế cạnh tranh trong cho vay bán lẻ (Biểu đồ 3.3).

Biểu đồ 3. 3: Thu nhập lãi thuần các NHTM Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính NHTM và tính tốn của tác giả)

3.2.3. Thu nhập lãi cận biên.

 Tỷ lệ tăng của thu nhập lãi cận biên:

Thu nhập lãi cận biên là một thước đo quan trọng để đánh giá tình hình kinh doanh của một ngân hàng, đặc biệt là khả năng sinh lời. Thu nhập lãi cận biên của các NHTM tăng trưởng tốt từ năm 2007–2016, đạt đỉnh cao nhất là năm 2011 với

3,23% (Bảng 3.3). So với đánh của Standard & Poor, thì NIM của hệ thống NHTM Việt Nam là tương đối thấp.

Bảng 3. 3: Thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam.

Đvt: % Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Trung bình 2,18 2,48 2,48 2,43 3,23 3,22 2,47 2,51 2,60 2,68 Tăng trưởng (%) 13,7% 0,1% -2,0% 33,1% -0,2% -23,4% 1,5% 3,7% Lớn nhất 4,88 4,29 4,31 3,97 6,24 6,51 4,84 5,18 5,34 6,69 Nhỏ nhất 0,72 1,12 1,23 0,77 0,84 1,29 0,36 0,84 1,35 1,38

*Ghi chú: Năm 2016 chỉ bao gồm 11 ngân hàng: VietinBank, BIDV, Vietcombank, ACB, MB, NCB, VIB, SHB, Sacombank, VPBank, EXIMBANK.

(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính NHTM và tính tốn của tác giả)

Năm 2011 đánh dấu NIM của hệ thống NHTM cao nhất trong thời gian nghiên cứu, sau 2011 thì NIM giảm mạnh đối với cả NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần. Bởi năm 2012 là năm khó khăn chung của tồn ngành tài chính, vì vậy tỷ suất sinh lời đạt thấp nhất trong cả giai đoạn trước đó. Nền kinh tế đã tăng trưởng quá nóng và khi khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra, nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện hậu quả của việc tăng trưởng nóng là tỷ lệ tăng trưởng giảm, chỉ số giá cả tăng cao kéo dài qua nhiều năm mà khó có thể vực dậy nổi. Điều này đã làm cho các ngân hàng phải tăng chi phí, đặc biệt là chi phí huy động, trong khi việc cho vay trở nên khó khăn hơn vì lãi suất cho vay quá cao. Doanh thu thì giảm trong khi chi phí lại tăng, làm cho tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó trong năm 2011, do thay đổi trong định hướng phát triển kiềm chế lạm phát, tăng trưởng ổn định, chính sách tiền tệ có nhiều thay đổi như quy định tốc độ tăng trưởng dư nợ, quy định về huy động cho vay vàng… đã làm cho hoạt động của NHTM càng khó khăn. Trần lãi suất huy động được điều chỉnh giảm từ 8% xuống 7% năm 2013, đồng thời thu hẹp kỳ hạn áp trần lãi suất từ 1-12 tháng xuống 1-6 tháng. Trong khi đó, lãi suất huy động và cho vay thực tế giảm với tốc độ nhanh hơn, đặc biệt là trong nửa đầu năm

2013. Điều này được thực hiện trên cơ sở CPI năm 2013 đạt mức thấp 6,6%. Theo đó lãi suất cho vay cũng được hạ xuống mức trung bình 9%-10%/năm. Năm 2014- 2015, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất VND khá ổn định, tín dụng trung-dài hạn tăng trưởng tốt và chi phí huy động USD giảm giúp cho thu nhập lãi cận biên tăng trở lại so với giai đoạn trước với 1,5% và 3,7%.

 Trung bình thu nhập lãi cận biên của các NHTM.

Trung bình NIM của nhóm NHTM Nhà nước đạt cao nhất là 3,11% (VietinBank) và thấp nhất là 2,4% (Vietcombank), trong khi đó NIM của nhóm NHTM cổ phần lên đến 4,28% (SaigonBank) và 4,3% (KienlongBank) và thấp nhất là 1,6% (SCB) (Biểu đồ 3.4). Theo định nghĩa, NIM được tính bằng hiệu của thu nhập lãi trừ đi chi phí lãi, sau đó chia cho tổng tài sản. Bởi vậy, để có được NIM cao, các ngân hàng phải tiếp cận được nguồn vốn rẻ hơn và cho vay với lãi suất cao hơn. Chi phí vốn của các NHTM bao gồm chi phí từ nhiều loại nguồn vốn sinh lãi khác nhau. Cụ thể chúng bao gồm chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi khơng kỳ hạn, vay liên ngân hàng, trái phiếu do ngân hàng phát hành. Các NHTM Nhà nước nhiều khi nhận được vốn ưu đãi từ phía Chính phủ để cho vay các khu vực kinh tế được trợ cấp hoặc theo một chương trình nhằm kích thích kinh tế. Những nguồn vốn này thường có chi phí thấp nên NIM của nhóm các NHTM ổn định hơn so với nhóm NHTM cổ phần.

Kienlongbank có trung bình NIM trong giai đoạn nghiên cứu là cao hơn hẳn các ngân hàng còn lại (đạt 4,3%), đặc biệt năm 2011, NIM đạt 4,91%, đây là ngân hàng có quy mơ tài sản khá khiếm tốn nhưng tỷ lệ lãi thuần mang lại rất cao và giữ mức ổn định qua các năm. VPBank là ngân hàng có NIM ở vị trí trung bình vào đầu kỳ quan sát thế nhưng lại vươn lên dẫn đầu vào năm 2015. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do thu nhập lãi thuần của VPBank luôn tăng mạnh qua các năm trong khi các ngân hàng khác thì có mức tăng nhẹ hoặc chững lại. NIM của SeABank và SCB giảm dần qua các năm và xếp cuối bảng trong thời kỳ nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu do tổng tài sản có tăng nhanh nhưng lợi nhuận tạo ra trên một đồng tài sản lại thấp hơn năm trước (phụ lục 3).

Biểu đồ 3. 4: Trung bình thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính NHTM và tính tốn của tác giả)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)