Thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 40)

Đvt: % Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Trung bình 2,18 2,48 2,48 2,43 3,23 3,22 2,47 2,51 2,60 2,68 Tăng trưởng (%) 13,7% 0,1% -2,0% 33,1% -0,2% -23,4% 1,5% 3,7% Lớn nhất 4,88 4,29 4,31 3,97 6,24 6,51 4,84 5,18 5,34 6,69 Nhỏ nhất 0,72 1,12 1,23 0,77 0,84 1,29 0,36 0,84 1,35 1,38

*Ghi chú: Năm 2016 chỉ bao gồm 11 ngân hàng: VietinBank, BIDV, Vietcombank, ACB, MB, NCB, VIB, SHB, Sacombank, VPBank, EXIMBANK.

(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính NHTM và tính tốn của tác giả)

Năm 2011 đánh dấu NIM của hệ thống NHTM cao nhất trong thời gian nghiên cứu, sau 2011 thì NIM giảm mạnh đối với cả NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần. Bởi năm 2012 là năm khó khăn chung của tồn ngành tài chính, vì vậy tỷ suất sinh lời đạt thấp nhất trong cả giai đoạn trước đó. Nền kinh tế đã tăng trưởng quá nóng và khi khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra, nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện hậu quả của việc tăng trưởng nóng là tỷ lệ tăng trưởng giảm, chỉ số giá cả tăng cao kéo dài qua nhiều năm mà khó có thể vực dậy nổi. Điều này đã làm cho các ngân hàng phải tăng chi phí, đặc biệt là chi phí huy động, trong khi việc cho vay trở nên khó khăn hơn vì lãi suất cho vay quá cao. Doanh thu thì giảm trong khi chi phí lại tăng, làm cho tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó trong năm 2011, do thay đổi trong định hướng phát triển kiềm chế lạm phát, tăng trưởng ổn định, chính sách tiền tệ có nhiều thay đổi như quy định tốc độ tăng trưởng dư nợ, quy định về huy động cho vay vàng… đã làm cho hoạt động của NHTM càng khó khăn. Trần lãi suất huy động được điều chỉnh giảm từ 8% xuống 7% năm 2013, đồng thời thu hẹp kỳ hạn áp trần lãi suất từ 1-12 tháng xuống 1-6 tháng. Trong khi đó, lãi suất huy động và cho vay thực tế giảm với tốc độ nhanh hơn, đặc biệt là trong nửa đầu năm

2013. Điều này được thực hiện trên cơ sở CPI năm 2013 đạt mức thấp 6,6%. Theo đó lãi suất cho vay cũng được hạ xuống mức trung bình 9%-10%/năm. Năm 2014- 2015, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất VND khá ổn định, tín dụng trung-dài hạn tăng trưởng tốt và chi phí huy động USD giảm giúp cho thu nhập lãi cận biên tăng trở lại so với giai đoạn trước với 1,5% và 3,7%.

 Trung bình thu nhập lãi cận biên của các NHTM.

Trung bình NIM của nhóm NHTM Nhà nước đạt cao nhất là 3,11% (VietinBank) và thấp nhất là 2,4% (Vietcombank), trong khi đó NIM của nhóm NHTM cổ phần lên đến 4,28% (SaigonBank) và 4,3% (KienlongBank) và thấp nhất là 1,6% (SCB) (Biểu đồ 3.4). Theo định nghĩa, NIM được tính bằng hiệu của thu nhập lãi trừ đi chi phí lãi, sau đó chia cho tổng tài sản. Bởi vậy, để có được NIM cao, các ngân hàng phải tiếp cận được nguồn vốn rẻ hơn và cho vay với lãi suất cao hơn. Chi phí vốn của các NHTM bao gồm chi phí từ nhiều loại nguồn vốn sinh lãi khác nhau. Cụ thể chúng bao gồm chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi khơng kỳ hạn, vay liên ngân hàng, trái phiếu do ngân hàng phát hành. Các NHTM Nhà nước nhiều khi nhận được vốn ưu đãi từ phía Chính phủ để cho vay các khu vực kinh tế được trợ cấp hoặc theo một chương trình nhằm kích thích kinh tế. Những nguồn vốn này thường có chi phí thấp nên NIM của nhóm các NHTM ổn định hơn so với nhóm NHTM cổ phần.

Kienlongbank có trung bình NIM trong giai đoạn nghiên cứu là cao hơn hẳn các ngân hàng còn lại (đạt 4,3%), đặc biệt năm 2011, NIM đạt 4,91%, đây là ngân hàng có quy mơ tài sản khá khiếm tốn nhưng tỷ lệ lãi thuần mang lại rất cao và giữ mức ổn định qua các năm. VPBank là ngân hàng có NIM ở vị trí trung bình vào đầu kỳ quan sát thế nhưng lại vươn lên dẫn đầu vào năm 2015. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do thu nhập lãi thuần của VPBank luôn tăng mạnh qua các năm trong khi các ngân hàng khác thì có mức tăng nhẹ hoặc chững lại. NIM của SeABank và SCB giảm dần qua các năm và xếp cuối bảng trong thời kỳ nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu do tổng tài sản có tăng nhanh nhưng lợi nhuận tạo ra trên một đồng tài sản lại thấp hơn năm trước (phụ lục 3).

Biểu đồ 3. 4: Trung bình thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính NHTM và tính tốn của tác giả)

3.3. Thực trạng rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam và chu kỳ kinh tế: Nam và chu kỳ kinh tế:

3.3.1. Rủi ro tín dụng.

 Tổng quy mô cho vay của các NHTM Việt Nam:

Với đặc trưng của một nền kinh tế mới nổi, tốc độ tăng trưởng quy mô cho vay của các NHTM Việt Nam luôn ở mức cao trên 20% trong giai đoạn 2007-2016 (Bảng 3.4). Quy mơ tín dụng đã tăng từ 569.206 nghìn tỷ đồng năm 2007 lên đến 2.935.026 tỷ đồng (tăng gấp 5 lần). Chênh lệch quy mô cho vay giữa các ngân hàng khá lớn, khoảng cách này càng tăng dần và đến năm 2015 với mức chênh lệch là

586.822 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng Việt Nam giai đoạn 2007-2010 là một trong những nhân tố đóng góp vào sự phát triển nhanh của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này thể hiện qua tốc độ tăng GDP trung bình giai đoạn này là 6,7%. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng nóng cũng chính là một ngun nhân dẫn đến tình trạng bong bóng tài sản mà nhiều nước mới nổi như Việt Nam mắc phải khi nguồn vốn chảy vào các lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)