Đvt: Nghìn tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng quy mô cho vay 569 659 941 1.275 1.514 1.724 1.976 2.321 2.935 2.839 Tăng trưởng (%) +15,9 +42,67 +35,5 +18,79 +13,78 +14,65 +17,46 +26,45 +19,63 Quy mơ cho vay trung bình 23,72 27,49 39,22 53,14 63,12 71,82 82,34 96,72 122,30 Quy mô cho vay lớn nhất 13,.98 160,98 206,40 254,19 293,94 339,92 391,04 445,69 598,43 723,70 Quy mô cho vay nhỏ nhất 1,05 1,30 2,32 3,66 4,38 6,85 10,03 11,23 11,61 25,35
*Ghi chú: Năm 2016 chỉ bao gồm 11 ngân hàng: VietinBank, BIDV, Vietcombank, ACB, MB, NCB, VIB, SHB, Sacombank, VPBank, EXIMBANK.
(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính NHTM và tính tốn của tác giả)
Tín dụng tăng trung bình 23,15% trong giai đoạn 2007-2016 trong khi GDP chỉ tăng trung bình khoảng 6%. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, với tốc độ tăng GDP khoảng 6%, mức tăng trưởng tín dụng có thể đạt mức 14-20% mà khơng gây bong bóng tín dụng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ này vượt quá mức nêu trên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của nền kinh tế. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh hơn tốc độ huy động vốn sẽ làm tăng rủi ro thanh khoản. Tăng trưởng tín dụng nóng, cùng với chất lượng quản lý tín dụng khơng tốt của các NHTM Việt Nam, là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu trong thời gian qua. Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các NHTM hạn chế tăng trưởng tín dụng quá cao, nhưng
trong thực tế tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn luôn ở mức trên 20% từ năm 2007- 2016. Đặc biệt, tăng trưởng tín dụng lên tới 42,67% trong năm 2009, 35,5% trong năm 2010 trước khi hạ nhiệt xuống 18,79% trong 2010. Việc cho vay ồ ạt, cộng thêm với sự việc của Vinashin gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng và điển hình nhiều ngân hàng bị Huỳnh Thị Huyền Như đã lừa đảo, chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng (MaritimeBank bị chiếm đoạt gần 1.600 tỷ đồng, ACB bị chiếm đoạt 719 tỷ đồng,...), đã để lại nhiều hệ lụy và gia tăng nợ xấu trong thời gian qua.
Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống ở mức 12% nhằm tháo gỡ những khó khăn sản xuất – kinh doanh, hỗ trợ thị trường và góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Tăng trưởng tín dụng năm 2013 của 24 NHTM đạt 14,65% phù hợp với mục tiêu đặt ra của Ngân hàng Nhà nước.
Biểu đồ 3.5 cho thấy, quy mô cho vay của các NHTM Nhà nước tăng qua các năm và chiếm phần lớn quy mô cho vay của hệ thống ngân hàng và đạt cao nhất là của BIDV năm 2015 với 598.434 tỷ đồng.
Biểu đồ 3. 5: Quy mô cho vay của các NHTM Việt Nam
Nhóm các NHTM Nhà nước có ưu thế là nguồn vốn huy động dồi dào do đó đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các tổng công ty, các tập đồn kinh tế. Quy mơ cho vay của nhóm NHTM cổ phần vẫn nhỏ hơn so với nhóm NHTM Nhà nước nhưng dần chiếm lĩnh thị phần cho vay của khối NHTM Nhà nước. Dẫn đầu cho vay của nhóm NHTM cổ phần là Sacombank với quy mô cho vay là 185.917 tỷ đồng vào năm 2015, kế đến là SCB và ACB. Vietcapital có quy mơ cho vay nhỏ nhất trong 24 NHTM, đạt 15.863 tỷ đồng năm 2015 nhưng vẫn tăng trưởng đều hàng năm; trong khi đó, quy mơ cho vay của SaigonBank hầu như không tăng. ACB và EXIMBANK có tốc độ tăng trưởng quy mơ cho vay tương đối ổn định.
Trích lập dự phịng rủi ro của các NHTM Việt Nam:
Để giảm mức độ nợ xấu, ngoài các biện pháp xử lý nợ xấu như thu hồi từ các chủ nợ, bán tài sản đảm bảo, bán nợ cho Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Quản lý Tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC) thì các ngân hàng phải chủ động trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo phân loại nợ. Chi phí trích lập dự phịng cho các khoản nợ xấu sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của ngành ngân hàng.