Đvt: Nghìn tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng quy mô tài sản 1.047 1.233 1.687 2.420 3.012 3.133 3.486 4.040 4.763 4.331 Tăng trưởng (%) +17,76 +36,81 +43,46 +24,48 +4,03 +11,26 +15,89 +17,89 +40,25 Trung bình quy mơ tài sản 43,62 51,37 70,28 100,82 125,50 130,56 145,26 168,34 198,45 410,69 Quy mô tài sản lớn nhất 204,51 246,52 296,43 367,73 460,42 503,53 576,37 661,24 850,67 1.006,6 Quy mô tài sản nhỏ nhất 2,04 2,94 3,33 8,23 15,37 14,85 14,68 15,82 17,75 69,01
*Ghi chú: Năm 2016 chỉ bao gồm 11 ngân hàng: VietinBank, BIDV, Vietcombank, ACB, MB, NCB, VIB, SHB, Sacombank, VPBank, EXIMBANK.
(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính NHTM và tính tốn của tác giả)
Tăng trưởng tài sản:
Cùng với sự tăng trưởng về số lượng ngân hàng trong giai đoạn 2007-2016, ngành ngân hàng cũng chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về quy mô tài sản. Quy mô tài sản của các NHTM tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng trung bình 21,4%/năm, tăng mạnh nhất là năm 2009 và 2010 tương ứng với 36,81% và 43,46%. Năm 2010, Việt Nam là nước nằm trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng tài sản ngành ngân hàng nhanh nhất trên thế giới theo thống kê của The Banker, đứng vị trí thứ 2 (sau Trung Quốc). Trong đó, Eximbank là ngân hàng duy nhất của Việt Nam đứng vị trí thứ 13 trong 25 ngân hàng tăng trưởng nhanh nhất về tài sản trong năm 2010.
Tốc độ tăng trưởng tài sản các NHTM cổ phần rõ ràng tăng trưởng nhanh hơn các NHTM Nhà nước. Điều này có thể được giải thích bởi quy mơ tài sản nhỏ hơn của nhóm NHTM cổ phần so với NHTM Nhà nước, quy mô càng nhỏ, tăng trưởng càng nhanh. VietinBank có tỷ lệ tăng trưởng tài sản cao nhất trong nhóm các
NHTM Nhà nước. Ở nhóm NHTM cổ phần, KienlongBank tăng trưởng cao nhất, kế đến là Vietcapital, SCB và VPBank; trong khi đó, tài sản của một vài NHTM đã bị sụt giảm như ACB, VIB, HD. Tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng thiếu bền vững của một vài NHTM cổ phần là một biểu hiện của mức độ rủi ro cao hơn ở nhóm ngân hàng này (phụ lục 14).
Trung bình quy mơ tài sản của các NHTM Việt Nam:
BIDV là ngân hàng có quy mơ tài sản lớn nhất ở giai đoạn đầu nghiên cứu, nhưng đến năm 2010 đã bị VietinBank vượt mặt với khoảng cách ngày càng tăng dần. Đến năm 2015, BIDV lấy lại được ngôi đầu bản, tổng tài sản đã lên đến 850.669 tỷ đồng, sự gia tăng này là kết quả của việc sáp nhập ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long vào BIDV. BIDV là ngân hàng có trung bình quy mơ tài sản cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu, đạt hơn 450 nghìn tỷ đồng và năm 2016, BIDV được Moody’s đánh giá là ngân hàng đứng số 1 Việt Nam về tổng tài sản với 1.006.635 tỷ đồng. Dễ thấy, quy mơ tài sản giữa giữa các nhóm ngân hàng có sự cách biệt rất lớn, nhóm NHTM Nhà nước (VietinBank, BIDV, Vietcombank) bỏ khá xa tài sản của nhóm NHTM Cổ phần với quy mô gấp 2-3 lần. Trung bình quy mơ tài sản của SaigonBank là thấp nhất trong các NHTM khi đạt chưa đầy 15 nghìn tỷ đồng. Cùng với KienlongBank, NamABank, VietcapitalBank và PGBank thì đây là các ngân hàng có trung bình quy mơ tài sản dưới 20 nghìn tỷ đồng (Biểu đồ 3.2). Tài sản của ACB có phần sụt giảm mạnh vào năm 2012 (giảm 105.823 tỷ đồng – nguyên nhân là do một số Ban Lãnh đạo cấp cao của ACB bị bắt, bị khởi tố vì hành vi kinh doanh trái phép, cố ý làm trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng …., làm ảnh hưởng đến hoạt động của ACB) nhưng ACB vẫn là ngân hàng có quy mơ trung trình trong giai đoạn 2007-2015 cao nhất trong khối NHTM cổ phần (174.174 tỷ đồng). Ngược lại, KienglongBank có tốc độ tăng trưởng tài sản cao nhưng quy mô tài sản của KienglongBank rất khiêm tốn (14.603 tỷ đồng).
Biểu đồ 3. 2: Trung bình quy mơ tài sản của các NHTM Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính NHTM và tính tốn của tác giả)
3.2.2. Thu nhập lãi thuần.
Thu nhập lãi thuần của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2016 có xu hướng tăng từ năm 2007 đến năm 2011 và giảm liên tục năm 2012-2013, có xu hướng tăng trở lại trong những năm gần đây (2014-2016) (Bảng 3.2). Thu nhập lãi thuần đạt tăng trưởng cao nhất vào năm 2011 (tăng 59,42% so với năm 2010, với tổng thu nhập lãi thuần là 95.205 tỷ đồng). Vietinbank là ngân hàng có thu nhập lãi thuần cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu, đạt 20.048 tỷ đồng vào năm 2011 và cũng là ngân hàng có thu nhập lãi thuần bình qn lớn nhất. Đứng vị trí cuối bảng là Vietcapital với thu nhập lãi thuần bình qn khoảng 300 tỷ đồng, khơng có sự cải thiện đáng kể thứ hạng trong thời gian từ năm 2007-2016.