Biến kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 63)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN

4.1. Phương pháp nghiên cứu

4.1.3.2. Biến kiểm soát

Mức lạm phát mục tiêu ln là đích hướng đến của những nhà điều hành chính sách tiền tệ. Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên có thể tồn tại mối tương quan cùng chiều hoặc ngược chiều. Những tác động của lạm phát đến lãi suất ngân hàng phụ thuộc vào việc lạm phát có thể được dự đốn trước hay khơng. Nếu lạm phát được dự đốn trước, các ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất cho phù hợp, từ đó làm tăng biên bộ lãi suất cho vay và huy động vốn. Ngược lại, nếu lạm phát không được dự đốn trước thì ngân hàng sẽ chậm trong việc điều chỉnh lãi suất và như vậy sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến biên lãi suất do tăng chi phí bởi lạm phát gây ra.

Nghiên cu ca Demirgỹỗ-Kunt v Huizinga (1999) tỡm thy mi quan hệ tích cực giữa lạm phát và thu nhập lãi cận biên trong một nghiên cứu ở 80 nước phát triển và đang phát triển. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Claessens et al (2001) sử dụng dữ liệu của 7.900 quan sát từ 80 quốc gia trong thời gian 1988-1995. Tuy nhiên, Mendes và Abreu (2003) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và thu nhập lãi cận biên ở các nước Đông Nam Châu Âu và nghiên cứu của Peria và Mody (2004) cũng cho thấy rằng lạm phát có tác động tiêu cực trong việc tạo ra lợi nhuận ở các ngân hàng Mỹ Latinh.

Mặc dù mối quan hệ giữa lạm phát và thu nhập lãi cận biên có khác nhau giữa các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới. Tác giả cho rằng tỷ lệ lạm phát cao thường đi kèm với lãi suất cao và do đó lãi suất biên sẽ cao. Ngay cả khi lạm phát khơng được dự kiến thì lãi suất trong ngắn hạn có thể khơng thay đổi nhưng ngân hàng sẽ phản ứng lại với lạm phát thông qua lãi suất trung và dài hạn. Tác giả sử dụng tỷ lệ lạm phát với giả thuyết rằng:

Giả thuyết H6 – Tỷ lệ lạm phát sẽ tác động tích cực đến thu nhập lãi cận biên.

 Quy mô cho vay:

Nghiên cứu của Maudos và De Guevara (2004), Maudos và Solís (2009) tìm ra mối tương quan dương giữa quy mô hoạt động cho vay và thu nhập lãi cận biên của ngân hàng, khi rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng xảy ra, với quy mơ hoạt động

cho vay càng lớn thì tổn thất sẽ càng lớn. Trong khi đó, nghiên cứu của Hawtrey và Liang (2008), và Kasman et al (2010) lại tìm ra mối tương quan âm giữa quy mô hoạt động cho vay và thu nhập lãi cận biên của ngân hàng, ngân hàng có quy mơ lớn sẽ cho vay nhiều hơn với lãi suất thấp hơn các ngân hàng nhỏ và lúc đó thu nhập lãi sẽ thấp. Tác giả sử dụng biến số quy mô cho vay (LAR – Dư nợ cho vay/Tổng tài sản) với giả thuyết:

Giả thuyết H7 – Quy mô cho vay tác động cùng chiều lên tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.

 Hiệu quả quản trị:

Bên cạnh những nguyên nhân từ môi trường kinh tế cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cũng phụ thuộc vào nguyên nhân chủ quan từ phía hoạt động của NHTM. Hiệu quả quản trị được thể hiện bằng tỷ số của tổng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có chất lượng quản lý cao thì tỷ số trên càng giảm và vì vậy có thể duy trì một mức NIM thấp. Tác giả lựa chọn biến số thể hiện khả năng quản trị của NHTM là hiệu quả quản lý chi phí thể hiện qua tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập (CIit). Tương

tự như các nghiên cứu Maudos và Solís (2009), Ugur và Erkus (2010), Hamadi và Awdeh (2012), tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H8 – Hiệu quả quản trị có tác động ngược chiều lên tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.

 Cấu trúc vốn:

Vốn được xem là tiêu chí quan trọng để đảm bảo khả năng hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Vốn của ngân hàng có vai trị cơ bản sau: (i) Chống

đỡ/Bù đắp rủi ro phá sản; (ii) Cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng của

ngân hàng, giúp ngân hàng phát triển các dịch vụ mới; (iii) Tạo thương hiệu cho

ngân hàng và tạo niềm tin cho khách hàng (Đoàn Thanh Hà, 2016). Cấu trúc vốn thể hiện mức độ địn bẩy tài chính cũng như mức độ an tồn của NHTM trong hoạt động kinh doanh của mình. Những NHTM hoạt động với địn bẩy tài chính cao và ít vốn chủ sở hữu thường sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn trong hoạt động kinh

doanh của mình để tìm kiếm lợi nhuận. Maudos và De Guevara (2004) sử dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng như là một biến đại diện cho các mức độ lo ngại rủi ro với mối quan hệ tích cực giữa biến này và tỷ lệ lãi biên. Theo Saunders và Schumacher (2000) thì việc nắm giữ tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao làm xói mịn lợi nhuận của ngân hàng, do đó để giảm chi phí của việc nắm giữ vốn thì sẽ gia tăng tỷ lệ NIM. Có cùng quan điểm, nghiên cứu của Ugur và Erkus (2010) cũng cho thấy rằng gia tăng vốn chủ sở hữu trên tài sản làm gia tăng các chi phí trung gian và để bù đắp chi phí đó, các ngân hàng thường gia tăng lãi suất. Nghiên cứu trong nước của Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014) khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi thuần của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011 cũng minh chứng rõ hơn cho nhận định này.

Tác giả sử dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của NHTM (CAPit) với giả thuyết:

Giả thuyết H9 – Cấu trúc vốn tác động cùng chiều lên tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.

 Quy mô hoạt động:

Mỗi ngân hàng có quy mơ khác nhau sẽ có chiến lược kinh doanh khác nhau, đa dạng hóa nguồn thu khác nhau và khả năng tạo ra thu nhập lãi cũng sẽ khác nhau. Mối quan hệ của quy mô hoạt động và thu nhập lãi cận biên trong các nghiên cứu trước đây cho thấy kết quả không đồng nhất. Gul et al (2011), Ali et al (2011) đã tìm thấy bằng chứng cho rằng quy mơ hoạt động tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Trong khi đó, Maudos và De Guevara (2004) lại tìm thấy mối quan hệ ngược chiều của quy mô đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.

Quy mô hoạt động lớn cho phép các NHTM có điều kiện để cải thiện quy trình huy động vốn, tín dụng, chất lượng quản trị rủi ro cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, quy mô hoạt động lớn cùng với thị phần cao cho phép các NHTM đa dạng hóa các sản phẩm của mình so với các NHTM có quy mơ nhỏ. Tác giả sử dụng hai biến số để thể hiện quy mô hoạt động của NHTM bao gồm: Giá trị

tổng tài sản (Sizeit - Ln(Tổng tài sản)) và thị phần (Mksit – Tổng tài sản NHTMit/Tổng tài sản của mẫu nghiên cứu năm t) với giả thuyết rằng:

Giả thuyết H10 – Quy mô hoạt động tác động cùng chiều lên tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.

Giả thuyết H11 – Thị phần ngân hàng tác động cùng chiều lên tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.

 Tái cơ cấu các Tổ chức tín dụng:

Kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới cho thấy, sự phát triển của hệ thống ngân hàng ở bất cứ quốc gia nào cũng khơng tránh khỏi những khó khăn, khủng hoảng và cần được tái cơ cấu để khắc phục những yếu kếm tự thân, nội tại của ngành ngân hàng. Mục tiêu của tái cơ cấu là nhằm khắc phục những yếu kém, tránh nguy cơ đỗ vỡ hệ thống, lành mạnh hóa các chỉ tiêu tài chính. Khi được tái cơ cấu đúng hướng, thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ được cải thiện, giảm nợ xấu, tăng thanh khoản, làm giảm biên độ lãi suất giữa cho vay và huy động, từ đó làm giảm chi phí trung gian cho nền kinh tế.

Giả thuyết H12 – Tái cơ cấu làm giảm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.

Bảng 4. 1: Bảng tổng hợp giả thuyết và các biến được sử dụng trong các mơ hình nghiên cứu

TT Biến Diễn giải Đo lường

Dấu kỳ

vọng Nghiên cứu trước

I Biến phụ thuộc

NIM Thu nhập lãi cận biên

(Thu nhập lãi - Chi phí lãi)/Tổng tài sản II Biến độc lập 1 CR Rủi ro tín dụng Dự phịng rủi ro/Tổng dư nợ cho

vay + Angobazo (1997), Demirgỹỗ-Kunt v Huizinga (1999), Abreu và Mendes (2003), Tarus et al (2012) 2 LIQ Khả năng

thanh khoản khoản/Tổng tài sản Tài sản thanh -

Angobazo (1997), Rose (1999).

TT Biến Diễn giải Đo lường Dấu kỳ vọng

Nghiên cứu trước

3 GDP Tăng trưởng GDP Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của GDP - Demirgỹỗ-Kunt v Huizinga (1999), Garza- Garcia (2010), Hamadi và Awdeh (2012), Tarus et al ( 2012)

4 CR*GDP Biến tương tác CR*GDP + Aydemir và Guloglu

(2016)

5 LIQ*GDP Biến tương tác LIQ*GDP - Aydemir và Guloglu

(2016) III Biến kiểm soát

1 INF Tỷ lệ lạm phát CPI +

Demirgỹỗ-Kunt v

Huizinga (1999), Claessens et al (2001)

2 LAR Quy mô cho

vay Dư nợ cho vay/Tổng tài sản + Maudos và Solís (2009), Maudos và De Guevara (2004)

3 CI Hiệu quả quản trị Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập - Maudos và Solís (2009), Ugur và Erkus (2010), Hamadi và Awdeh (2012) 4 CAP Cấu trúc vốn VCSH/Tổng TS + Maudos và Guevara (2004), Saunders và Schumacher (2000), Ugur và Erkus (2010)

5 SIZE Quy mô hoạt động Logarit tự nhiên của Tổng tài sản + Gul et al (2011), Ali et al (2011) 6 MKS Thị phần của Ngân hàng Tổng tài sản NHTM/Tổng tài sản toàn hệ thống + Gul et al (2011), Ali et al (2011) IV Biến giả 1 DRES Dummy Retructuring (Đại diện cho q trình tái cơ

cấu NHTM Việt Nam) Có giá trị là 1 nếu các năm khảo sát là từ năm 2012 đến năm 2016, các năm còn lại nhận giá trị bằng 0 + (Nguồn: tác giả tổng hợp)

4.1.4. Phương pháp nghiên cứu.

Tác giả thực hiện kiểm định mơ hình bằng các phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bản (Pooled OLS, FEM, REM). Sử dụng các kiểm định để lựa chọn phương pháp hồi quy nào phù hợp. Tiếp theo đó, nghiên cứu tiến hành kiểm định các vi phạm giả thuyết của mơ hình. Nếu mơ hình được lựa chọn không vi phạm các giả thuyết thì nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng. Tuy nhiên, nếu vi phạm các giả thuyết của mơ hình (có hiện tượng tự tương quan và phương sai của sai số thay đổi) thì nghiên cứu sẽ chuyển sang phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS). Wooldridge (2002) cho rằng, phương pháp này rất hữu dụng khi kiểm soát được hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai của sai số thay đổi. Sau cùng là kiểm định tính phù hợp của mơ hình hồi quy được lựa chọn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)