Bảng 2.21 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo
6 Kết cấu đề tài
1.3 Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế
1.3.2.2 Tác động của cơ cấu đầu tư theo ngành đến tăng trưởng
-Quan điểm về sự tăng trưởng cân đối
Theo Rosetain - Rodan, khái niệm tăng trưởng cân đối được đưa ra nhằm mô tả sự tăng trưởng cân đối giữa các ngành trong nền kinh tế. Ông đề xuất đầu tư nên
hướng cùng lúc vào nhiều ngành để tăng cung cũng như cầu cho nhiều sản phẩm
bằng cách tăng thu nhập của lao động trong những ngành này. Sự phát triển của các ngành cơng nghiệp chế biến địi hỏi lượng đầu tư lớn và trong một thời gian dài. Từ đó phát sinh nhu cầu phát triển song song cả hàng hóa phục vụ sản xuất lẫn phục vụ tiêu dùng.
-Tăng trưởng không cân đối
Hirschman (1958) đưa ra một mơ hình mang tính trái ngược. Ơng cho rằng sự mất cân đối giữa cung và cầu tạo ra động lực cho nhiều dự án mới. Theo đó, cách tiếp cận này yêu cầu phần lớn vốn đầu tư được phân phối bởi nhà nước chỉ tới những ngành công nghiệp trọng điểm nhằm tạo ra những cơ hội ở những ngành
khác nhau trong nền kinh tế, từ đó khuyến khích làn sóng đầu tư thứ hai. Những ngành được chọn để đầu tư nên được đánh giá theo mối liên hệ giữa ngành đó với các ngành khác (forward and backward linkages), điều này nói đến khả năng tạo ra những ngành mới làm đầu ra hay cung cấp đầu vào cho những ngành được chọn để đầu tư.
Do nguồn vốn có hạn, chính phủ khơng thể nào bảo đảm đầu tư một cách rãi đều cho tất cả các ngành. Giải pháp đưa ra là chính phủ nên đầu tư vào những
ngành có vai trị mấu chốt, có nhiều mối liên hệ với các ngành khác để đảm bảo phát triển ngành này cũng là tạo điều kiện để ngành khác phát triển.
1.4. Một số mơ hình tác động của đầu tư và các nhân tố khác đến tăng
trưởng kinh tế.
1.4.1. Khái quát chung
Các lý thuyết tăng trưởng ra đời phân tích nguồn gốc của tăng trưởng với nhiều quan điểm khác nhau, mỗi lý thuyết đều có một sự khám phá mới, nhưng trên căn bản vẫn là phân tích mối quan hệ đầu ra với đầu vào. Để liên kết mối quan hệ đầu ra (GDP, GNP) với đầu vào được khái quát qua hàm sản xuất tổng hợp như sau:
Y = f( Xi) với i = 1,2,3,… Xi là các yếu tố đầu vào.
Hầu hết các nhà kinh tế học thống nhất các yếu tố đầu vào cơ bản của nền kinh tế bao gồm: Vốn sản xuất (K, capital) ; Lao động (L, labour); Đất đai nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên khác (R, natural resources) ; Công nghệ (T, technology).
Như vậy, hàm sản xuất tổng hợp được thể hiện như sau: Y= F( K, L, R, T)
Ý nghĩa trong hàm sản xuất còn cho thấy:
. Tăng trưởng tổng sản lượng phụ thuộc vào quy mô, chất lượng của các yếu tố đầu vào K, L, R, T và cách thức phối hợp chúng.
. Mỗi yếu tố giữ một vai trò nhất định và tác động qua lại.
. Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, có thể yếu tố nào đó được đề cao
hơn các yếu tố khác nhưng khơng có nghĩa là phụ thuộc duy nhất vào một yếu tố đó.
Ngồi các yếu tố đầu vào trên, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào những yếu tố khác nữa, được gọi là yếu tố phi kinh tế, như: thể chế kinh tế - chính trị, đặc điểm về văn hóa - xã hội, tơn giáo…