Mô tả hiện trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đẩu tư và cơ cấu đầu tư đến tăng trưởng kinh tế tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 46)

Bảng 2.21 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo

6 Kết cấu đề tài

2.2 Mô tả hiện trạng

2.2.1.Đầu tư toàn xã hội

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Tiền Giang theo giá hiện hành giai đoạn 2000-2010 là 63.896 tỷ đồng, chiếm trung bình 35,4% GDP, tốc độ tăng trung bình 20%/năm. Trong đó, giai đoạn 2000-2005 tổng đầu tư là 19.373 tỷ đồng, chiếm 34,3%GDP, tốc độ tăng bình quân 18,9%/năm và giai đoạn 2006-2010 tổng đầu tư là 44.523 tỷ đồng, chiếm 36,5% GDP, tốc độ tăng bình quân 21,2%/năm. Ta thấy giai đoạn sau vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh tăng nhanh hơn giai đoạn trước về số tuyệt đối (tỷ lệ đầu tư trên GDP tăng) và về số tương đối (tốc độ tăng cao hơn).

Bảng 2.1. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP của Tiền Giang và Việt Nam

Năm Đầu tư

(tỷ đồng)

Tỷ lệ vốn đầu tư trên

GDP (%) Năm Đầu tư

(tỷ đồng)

Tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP (%)

Tiền Giang Việt Nam Tiền Giang Việt Nam

2000 2.101 30,4 34,2 2006 5.852 39,8 41,5 2001 2.489 34,0 35,42 2007 6.598 36,0 46,5 2002 2.964 35,9 37,36 2008 8.481 34,0 41,3 2003 3.311 35,3 39,00 2009 10.525 35,8 42,2 2004 3.505 31,7 40,67 2010 13.067 37,2 42,0 2005 5.003 38,9 40,89

Qua bảng 1, ta thấy tỷ lệ đầu tư phát triển trên GDP của Tiền Giang có xu hướng tăng qua các năm tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mức bình quân của cả nước. Điều này cho thấy thời gian tới tỉnh cần phải huy động vốn đầu tư nhiều hơn nữa.

2.2.2.Cơ cấu đầu tư

2.2.2.1.Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn:

Vốn đầu tư theo nguồn vốn bao gồm vốn đầu tư khu vực nhà nước, vốn đầu tư tư nhân và dân cư và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong giai đoạn 2000-2010, cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn như sau:

Bảng2.2. Đầu tư phát triển của Tiền Giang phân theo nguồn vốn

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2000 2001 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng đầu tư toàn xã hội 2.101 2.489 5.003 5.852 6.598 8.481 10.525 13.067

- Vốn khu vực Nhà nước 607 1244 1325 899 1132 1600 1411 2839

Tỷ lệ so với tổng số đầu tư 28,9 50,0 26,5 15,4 17,2 18,9 13,4 21,.7

- Vốn ngoài Quốc doanh 1403 1202 3644 4949 5460 6606 7864 9462

Tỷ lệ so với tổng số đầu tư 66,8 48,3 72,8 84,6 82,7 77,9 74,7 72,4

-Đầu tư nước ngoài (FDI) 72,8 15,6 34,1 3,9 6,1 463,2 440,3 766,0

Tỷ lệ so với tổng số đầu tư 3,5 0,6 0,7 0,1 0,1 5,5 4,2 5,9

Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Tiền Giang.

Trong giai đoạn 2000-2010, nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội củaTiền Giang chủ yếu từ khu vực ngoài quốc doanh: chiếm tỷ trọng trung bình 74,5%; kế đến là vốn đầu tư khu vực nhà nước chiếm trung bình 21,3% và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng chỉ có 3,2%, đây là một tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rất thấp, ở các nước đang phát triển người ta hy vọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm khoảng 25% để thúc đẩy nhanh nền kinh tế và tạo nên một cú hích cho nền kinh tế.

Cơ cấu vốn đầu tư phân theo nguồn vôn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2000-2010 Vốn khu vực nhà nước 22% Vốn ngoài quốc doanh 75%

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

3%

Hình 2.1. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo nguồn vốntỉnh Tiền Giang

Tình hình đầu tư cụ thể từng nguồn vốn như sau:

*Đầu tư khu vực nhà nước

Trong giai đoạn 2000-2010, đầu tư khu vực nhà nước của tỉnh Tiền Giang được 13.587 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (cả nước là 46%); trong đó vốn đầu tư khu vực này giai đoạn 2000-2005 là 5.706 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (cả nước là 64,8%) và giai đoạn 2006-2010 là 7.881 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (cả nước là 32%). Tỷ trọng đầu tư khu vực nhà nước của tỉnh Tiền Giang có xu hướng giảm trong tổng vốn đầu tư xã hội là phù hợp với xu hướng chung của cả nước vì chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước ta nên tỷ trọng khu vực tư ngày càng thay thế tỷ trọng đầu tư khu vực nhà nước.

Đầu tư khu vực nhà nước bao gồm đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tín dung nhà nước và nguồn từ doanh nghiệp nhà nước, trong đó đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất (giai đoạn 2000-2010 chiếm tỷ trọng 69%).

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2000 2001 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng đầu tư toàn xã hội 2.101 2.489 5.003 5.852 6.598 8.481 10.525 13.067

Vốn khu vực Nhà nước 607 1244 1325 899 1132 1600 1411 2839

- Vốn NSNN 434,2 617,8 781,2 681,5 831,1 1049,8 1049,8 1859,5

% so với đầu tư kv nhà nước 71,5 49,7 58,9 75,8 73,4 65,6 74,4 65,5

+ Vốn tín dụng nhà nước 84,6 584,1 430,0 100,0 152,9 259,2 398,9 756,0

% so với đầu tư kv nhà nước 13,9 47,0 32,5 11,1 13,5 16,2 28,3 26,6

- Vốn tự cócủa các DNNN 88,5 42,0 69,5 52,1 31,7 18,8 40,3 44,0

% so với đầu tư kv nhà nước 14,6 3,4 5,2 5,8 2,8 1,2 2,9 1,5

Nguồn: Niên giám thống kế tỉnh Tiền Giang

Chi đầu tư ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, đầu tư hệ thống các cơng trình ngồi hàng rào các khu cơng nghiệp ... Thời gian qua, với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã tạogóp phần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hộitạo tiền đề tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh những thành tựu xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của chi đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, thời gian qua, trong công tác quản lý chi đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước còn gặp các tồn tại, một số tồn tại chủ yếu như sau:

* Về công tác quy hoạch,chuẩn bị đầu tư và thẩm định dự án:

-Tiến độ thực hiện các quy hoạch còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng của xã hội, thường xuyên bị động, điều chỉnh theo tình hình thu hút đầu tư. Chất lượng các đồ án quy hoạch chưa cao, chưa bền vững, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý vĩ mô.

- Nhiều dự án, cơng trình phải điều chỉnh thiết kế và dự toán, điều chỉnh tổng mức đầu tư và dự án...do một số Chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm sâu sát đến công tác lập dự án; năng lực tư vấn cịn hạn chế, khơng tiên lượng được hết

* Về công tác đấu thầu và thực hiện dự án

Về năng lực của các nhà thi công trên địa bàn tỉnh, bên cạnh một số nhà thầu có năng lực tốt, đa phần nhà thầu thi cơng cịn lại trên địa bàn tỉnh còn hạn chế về qui mô, năng lực, kinh nghiệm, quản lý…ảnh hưởng phần nào đến tiến độ thực hiện, chất lượng hiệu quả đầu tư xây dựng cơng trình.

* Về tổ chức quản lý thi cơng và giám sát cơng trình: Một số chủ thể tham gia

vào q trình quản lý thi cơng và giám sát cơng trình vẫn cịn nhiều bất cập về trình độ và kinh nghiệm dẫn đến trình trạng nhiều cơng trình, dự án chưa bảo đảm về tiến độ, chất lượng và hiệu quả, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

*Về tạm ứng và thanh quyết tốn vốn đầu tư: Cơng tác thanh quyết tốn vốn

đầu tư vẫn chưa tuân thủ theo đúng thời gian quy định, cịn phổ biến tình trạng nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản.

*Đầu tư khu vực tư nhân trong nước

Tổng vốn đầu tư khu vực tư nhân trong nước giai đoạn 2000-20010 là 46.628 tỷ đồng, tốc độ tăng bình qn 21%/năm, trong đó giai đoạn 2000-2005 là 13.287 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 21%/năm và giai đoạn 2006-2010 là 33.341 tỷ đồng, tốc độ tăng 21%/năm. Nguồn vốn đầu tư khu vực tư nhân là nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Tiền Giang.

Bảng 2.4. Đầu tư phát triển khu vực ngoài quốc doanh tỉnh Tiền Giang

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2000 2001 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng đầu tư toàn xã hội 2.101 2.489 5.003 5.852 6.598 8.481 10.525 13.067

Vốn ngoài Quốc doanh 1403 1202 3644 4949 5460 6606 7864 9462

+ Vốn của doanh nghiệp 269,5 98,2 439,6 585,4 2525,0 2562,3 3302,5 4243,1

% so với vốn NQD 19,2 8,2 12,1 11,8 46,2 38,8 42,0 44,8

+ Vốn của dân cư 1133,5 1103,6 3204,0 4363,4 2935,0 4044,1 4561,5 5218,9

% so với vốn NQD 80,8 91,8 87,9 88,2 53,8 61,2 58,0 55,2

Thời gian qua, tỉnh Tiền Giang cũng đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, như về cơng tác cải cách hành chính, đăngký kinh doanh; ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế như:

+ Mặc dù phát triển khá nhanh nhưng phần lớn các doanh nghiệp của tư nhân trên địa bàn tỉnh nói chung vẫn còn nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, đa số các doanh nghiệp ở tỉnh là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

+ Do tập quán, thói quen kiểu sản xuất nhỏ nên các cơ sở kinh tế tư nhân thiếu chiến lược và kế hoạch kinh doanh; trình độ năng lực về quản lý kinh tế của những người quản lý doanh nghiệp còn hạn chế,quản lý doanh nghiệp được thực hiện theo kiểu gia đình, huyết thống, tập quán mà không theo quy định của pháp luật.

+ Lao động trong doanh nghiệp phần lớn đều chưa qua đào tạo, năng suất lao động thấp.

Một số nguyên nhân chính của các hạn chế nêu trên: Do xuất phát điểm của Tiền Giang là tỉnh nông nghiệp, khả năng tích lũy vốn đầu tư thấp, đa số các chủ doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh xuất thân từ các chủ hộ kinh doanh quy mô nhỏ vì vậy khả năng tài chính và trình độ quản lý cịn hạn chế. Lực lượng lao động có nguồn gốc từ nơng dân, trình độ và tay nghề khơng cao, các cơ sở đạo tạo tại tỉnh lại chưa đủ sức đáp ứng được nhu cầu phát triển chất lượng nguồn nhân lực.

*Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp nước ngoài

Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài giai đoạn 2000-2010 là 2.015 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 26,5%/năm, trong đó giai đoạn 2000-2005 là 335 tỷ đồng, tốc độ tăng -14,1%/năm và giai đoạn 2006-2010 là 1.680 tỷ đồng, tốc độ tăng 86%/năm. Ta thấy đầu tư trực tiếp nước ngồi có xu hướng tăng rất nhanh trong các năm gần đây; trong giai đoạn 2000-2010 có 52 dự án được cấp mới, trong đó giai đoạn 2000-2005 là 10 dự án và giai đoạn 2006-2010 là 42 dự án.

Bảng 2.5. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn hiệu lực.

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trong khi tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2000-2010 là 19% trong tổng vốn đầu tư tồn xã hội thì lượng vốn đầu tư nước ngồi tại tỉnh Tiền Giang cịn chiếm cơ cấu cịn khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (chỉ chiếm 3% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội); điều này cho thấy Tiền Giang cần nỗ lực hơn nữa trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh để đuổi kịp với xu hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của cả nước vì nguồn vốn này sẽ đóng vai trị ngày càng quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Một số hạn chế về đầu tư nước ngoài tại Tiền Giang nhưsau:

- Số dự án và vốn đầu tư nước ngồi thu hút được hàng năm cịn rất thấp, chất lượng dự án không cao nên nhiều dự án chỉ triển khai thực hiện giấy phép không quá 5 năm đã phải giải thể trước hạn, một số dự án không triển khai thực hiện giấy phép.

- Đối tác nước ngoài của các dự án đầu tư ở Tiền Giang thường là những nhà đầu tư nhỏ và trung bình, năng lực tài chính, cơng nghệ và kỹ năng quản lý không cao nên chưa tạo được ngoại tác tích cực để thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Năm Số dự án còn hiệu lực Vốn đăng ký (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) Tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn đăng ký 2000 8 106,16 70,28 66,2 2001 8 132,8 77,25 58,2 2005 9 111,38 60,62 54,4 2006 11 132,3 120,5 91,1 2007 20 270,45 105,2 38,9 2008 28 429,26 164,94 38,4 2009 30 454,13 208,7 46,0 2010 38 512,2 274,6 53,3

- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại tỉnh trong thời gian qua còn quá nhỏ bé về quy mơ cũng như mức độ đóng góp vào phát triển kinh tế chung của tỉnh.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là dochưa thu hút được các nhà đầu tư lớn, năng lựctài chính và cơng nghệ đủ mạnh;cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được cho yêu cầu dự án, thiếu các ngành công nghiệp hỗ trợ, thiếu các dịch vụ hỗ trợ đầu tư nước ngoài, chỉ có những dự án đầu tư nước ngồi trong khu công nghiệp Mỹ Tho và cụm công nghiệp Trung An là tồn tại được trong thời gian dài, các dự án ngồi khu - cụm cơng nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăn làm cho nhà đầu tư sớm nản lòng và phải kết thúc dự án.

2.2.2.2. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế

Vốn đầu tư theo ngành kinh tế bao gồm vốn đầu tư vào khu vực nông, lâm ngư nghiệp (khu vực 1); khu vực công nghiệp, xây dựng (khu vực 2) và khu vực thương mại dịch vụ (khu vực 3). Trong giai đoạn 2000-2010, cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế như sau:

Bảng 2.6. Đầu tư phát triển của Tiền Giang phân theo ngành kinh tế

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2000 2001 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng đầu tư toàn xã hội 2.101 2.489 5.003 5.852 6.598 8.481 10.525 13.067

-Đầu tư khu vực 1 278 346 1.134 1.399 1.145 1.516 1.781 2.091

Tỷ lệ so với tổng vốn đầu tư 13,2 13,9 22,7 23,9 17,3 17,9 16,9 16,0

-Đầu tư khu vực 2 215 231 1.216 1.212 2.213 2.772 3.516 4.443

Tỷ lệ so với tổng vốn đầu tư 10,3 9,3 24,3 20,7 33,5 32,7 33,4 34,0

-Đầu tư khu vực 3 1.608 1.881 2.653 3.241 3.241 4.193 5.229 6.534

Tỷ lệ so với tổng vốn đầu tư 76,5 75,6 53,0 55,4 49,1 49,4 49,7 50,0

Nguồn: Niên giám thống kế tỉnh Tiền Giang.

Hiện nay, cơ cấu đầu tư của Tiền Giang chủ yếu tập trung vào khu vực 3 với tỷ trọng trung bình trong giai đoạn 2000-2010 là 55%; kế đếnlà vốn đầu tư vào khu

vực 2 (27%) và khu vực 1 (18%). So với cả nước, cơ cấu đầu tư các khu vực như sau: Khu vực 1 là 8,5%; Khu vực 2 là 41,7% và khu vực 3 là 49,8% thì tỉnh Tiền Giang có cơ cấu đầu tư theo ngành chưa hợp lý, cụ thể là vốn đầu tư cho khu vực 2 đạt thấp so với mức đầu tư trung bình của cả nước và đầu tư vào khu vực 3 cao hơn so với mức đầu tư của cả nước.

Cơ cấu vốn đầu tư phân the o ngành kinh tế tỉnh Tiề n Giang giai đoạn 2000-2010

Đầu tư khu vực 1

18%

Đầu tư khu vực 2

27%

Đầu tư khu vực 3

55%

Hình 2.2. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế tỉnh Tiền Giang

Cụ thể đầu tư vào các khu vực như sau:

*Đầu tư vào ngành nông nghiệp, thủy sản (Khu vực 1)

Tổng vốn đầu tư vào khuvực 1 trong giai đoạn 2000-2010 là 11.292 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 19,8%/năm; trong đó giai đoạn 2000-2005 đầu tư 3.514 tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đẩu tư và cơ cấu đầu tư đến tăng trưởng kinh tế tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)