Bảng 2.21 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo
6 Kết cấu đề tài
3.1.2 Giải pháp về cơ cấu đầu tư
Các giải pháp gợi ý như sau:
3.1.2.1. Cơ cấu đầu tư khu vực 2
- Thu hút đầu tư vào ngành có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế:
Kết quả kiểm định ở chương 4 cho thấy ngành có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế là ngành công nghiệp chế biến. Trong ngành chế biến, trong thời gian tới, cần tập trung vào các sản phẩm mà tỉnh có lợi thế về nguồn nguyên liệu và
ưu thế của tỉnh như các ngành: xay xát gạo; chế biến rau quả hộp, nước trái cây, chế biến thủy sản; thức ăn chăn nuôi..vv.. Bên cạnh ngành công nghiệp chế biến, cũng cần thu hút đầu tư các các ngành mà tỉnh có lợi thế (về lao động,về nguyên liệu,về thị trường tiêu thụ..) như: công nghiệp may mặc; dệt, giày da; chế biến thức ăn chăn nuôi; chế biến thịt;và các sản phẩm khác.
- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp; đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và phát triển các ngành sản xuất có cơng nghệ - kỹ thuật cao, hiện đại.
- Xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, hiện đại mà trước đây tỉnh Tiền Giang chưa có bằng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư. Có thể phát triển một số ngành cơng nghiệp như: cơ khí chếtạo máy, điện, điện tử, cơng nghệthơng tin, chếbiến thực phẩm công nghệcao…
3.1.2.2. Cơ cấu đầu tư khu vực 3
- Thu hút đầu tư vào ngành dịch vụ có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế: Theo kết quả phân tích định lượng, ngành dịch vụ có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế là ngành kinh doanh kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn.
- Thu hút đầu tư các ngành trong khu vực 3 theo hướng phục vụ cho sản xuất công nghiệp:
+ Về ngành dịch vụ, thu hút đầu tư để phát triển các ngành như dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, khoa học cơng nghệ giáo dục đào tạo, y tế, công nghệ thông tin, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc …
+ Về ngành thương mại, cần phát triển các doanh nghiệp đóng vai trị trung chuyển nơng sản giữa các tỉnh; thu hút đầu tư thành lập các siêu thị, trung tâm thuơng mại đểmở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và nước ngồi phục vụ cho đầu ra của ngành cơng nghiệp của tỉnh.
3.1.2.3. Cơ cấu đầu tư khu vực 1
- Thu hút đầu tư phát triển ngành thủy sản, ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) nhằm phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản và chế biến nông sản của địa phương. Cần thu hút đầu tư theo hướng chuyển sang quy mơ sản
xuất hàng hóa lớn, cơng nghệ cao, như là sản xuất ở quy mô trang trại, nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản, nông sản; thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao (nhằm xây dựng tiềm lực công nghệ cao trong nông nghiệp, tạo ra sản phẩm an tồn, có giá trị kinh tế cao)..
- Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn: Tỉnh cần tiếp tục đầu tư về hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn nông thôn, nhằm rút ngắn khoảng cách thành thị nơng thơn. Có chính sách thu hút doanh nghiệp công nghiệp đầu tư tại địa bàn nơng thơn nhằm hình thành các cụm, tuyến công nghiệp ngay trên địa bàn nông thôn mà trước hết là ưu tiên công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản và tiểu thủ công nghiệp truyền thống.