Kết luận về kết quả kiểm định mơ hình chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của xây dựng thương hiệu nội bộ đến thái độ và hành vi của người lao động, trường hợp các trường đại học công lập tại thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 04 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Phân tích nhân tố khẳng định CFA

4.2.4. Kết luận về kết quả kiểm định mơ hình chính thức

Qua q trình phân tích dữ liệu chính thức bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định, cho thấy mơ hình của nghiên cứu này với tổng cộng 35 biến quan sát, trong đó 16 biến quan sát đo lường hoạt động xây dựng thương hiệu nội bộ, 14 biến quan sát đo lường thái độ của nhân viên đối với thương hiệu và 5 biến quan sát đo lường hành vi đối với thương hiệu của nhân viên là hoàn toàn phù hợp với dữ liệu từ thị trường nghiên cứu. Các kết quả kiểm định về tính đơn hướng, độ tin cậy tổng hợp, tổng phương sai trích, giá trị phân biệt và các chỉ số phản ánh mức độ phù hợp của mơ hình với dữ liệu phân tích đều đã thõa mản.

Ý nghĩa từ kết quả kiểm định chính thức:

Qua kết quả kiểm định sơ bộ mơ hình lý thuyết bằng phân tích nhân tố khám phá - EFA đến kết quả kiểm định chính thức bằng phân tích nhân tố khẳng định – CFA, tác giả đã có đủ cơ sở để kết luận rằng các khái niệm nghiên cứu của tác giả đều đạt được tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và độ tin cậy của thang đo.

Kết quả kiểm định chính thức từ phân tích CFA cho thấy có những khác biệt so với phân tích EFA tuy nhiên qua phân tích chính thức CFA tác giả có thể kết luận rằng, việc gom nhóm giữa các khái niệm nghiên cứu trong phân tích sơ bộ EFA có thể xuất phát từ những hạn chế của tác giả khi thiết kế và sắp xếp nội dung các phát biểu trong bảng câu hỏi khảo sát. Tuy nhiên, kiểm định chính thức đã giúp tác giả giải quyết được vấn đề này.

Vì vậy, kết quả kiểm định chính thức cho thấy, với thị trường nghiên cứu của tác giả là tại các trường đại học, hoạt động xây dựng thương hiệu nội bộ sẽ bao gồm các thành phần:

• Định hướng thương hiệu

• Đào tạo các giá trị về thương hiệu

• Truyền thơng qua các cuộc họp

• Truyền thông qua các cuộc gặp gỡ hằng ngày

Thái độ của nhân viên đối với thương hiệu bao gồm các giai đoạn

• Nhận diện bản thân với thương hiệu

• Cam kết với thương hiệu

• Trung thành với thương hiệu Và

Trên cơ sở thang đo đạt được các giá trị cần thiết cho phân tích định lượng chính thức, tác giả tiếp tục tiến hành kiểm định các giả thuyết mà tác giả đặt ra cho nghiên cứu này. Tuy có sự khác biệt giữa kết quả phân tích sơ bộ EFA đến kết quả phân tích chính thức CFA, nhưng các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu là khơng thay đổi.

Giả thuyết nghiên cứu chính thức:

Các giả thuyết của nghiên cứu chính thức được phát biểu như sau:

H1: Xây dựng thương hiệu nội bộ tác động tích cực đến nhận diện đối với thương hiệu của nhân viên

H2: Xây dựng thương hiệu nội bộ tác động tích cực đến cam kết đối với thương hiệu của nhân viên

H3: Xây dựng thương hiệu nội bộ tác động tích cực đến lịng trung thành thương hiệu của nhân viên

H4: Xây dựng thương hiệu nội bộ tác động tích cực đến hành vi đối với thương hiệu của nhân viên

H5: Nhận diện với thương hiệu của nhân viên tác động tích cực đến hành vi của nhân viên.

H6: Cam kết với thương hiệu của nhân viên tác động tích cực đến hành vi của nhân viên.

H7: Lòng trung thành thương hiệu của nhân viên tác động tích cực đến hành vi của nhân viên

H8: Nhận diện với thương hiệu của nhân viên tác động tích cực đến sự cam kết. H9: Sự cam kết với thương hiệu của nhân viên tác động tích cực đến lịng trung thành thương hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của xây dựng thương hiệu nội bộ đến thái độ và hành vi của người lao động, trường hợp các trường đại học công lập tại thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)