Đánh giá thực trạng việc tổ chức công tác đánh giá thanh quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần giáo dục bầu trời xanh (Trang 78)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

2.3 Đánh giá thực trạng việc tổ chức công tác đánh giá thanh quả hoạt động

tại Công ty Cổ phần giáo dục Bầu Trời Xanh

Qua những phân tích thực trạng về cơng tác tổ chức, hoạt động đánh giá và quản lý của công ty thì cơng ty được tổ chức hoạt động theo dạng tập trung, các quy trình, các báo cáo của cơng ty cịn rời rạc, bài bản nên chưa phát huy được nhiều trong chức năng kiểm soát hoạt động tại công ty

2.3.1 Đánh giá về phân cấp quản lý

Công tác phân cấp quản lý của công ty nhìn chung đã có phân cấp đẩy đủ từ cấp lãnh đạo xuống đến từng trường trong hệ thống. Nhưng ban giám đốc chưa phân chia trách nhiệm mục tiêu hoạt động cho từng bộ phận phòng ban một cách rõ ràng để hướng các bộ phận đến mục tiêu của tồn cơng ty, do đó cơng tác đánh giá trách nhiệm hiệu quả quản lý của các bộ phận cũng chưa được thực hiện tốt.

Các quyết định lớn hay nhỏ tại công ty và các trường đều phải thông qua ban giám đốc xét duyệt. Hiện tại, công ty đang trong đà phát triển rất nhanh với số lượng trường trong hệ thống, nhân viên, khách hàng đều tăng rất nhanh, việc quản lý tập

trung vào xét duyệt tập trung vào ban giám đốc dẫn đến thời gian xử lý thông tin và vụ việc kéo dài, làm quá trình vận hành nặng nề chưa đáp ứng được tốc độ phát triển

2.3.2 Đánh giá về hệ thống dự toán

Hiện tại hệ thống dự tốn của cơng ty chưa được quan tâm đúng mức. Các báo còn rời rạc chưa tạo thành một hệ thống báo cáo để phục vụ trong việc đánh giá trách nhiệm, và tạo ra dữ liệu thông tin chặt chẽ hơn

Các trường và các bộ phận phịng ban đều có cơng tác dự tốn. Tuy nhiên, việc lập dự tốn từ trường lên đến cơng ty rời rạc, các dự tốn ở trường chỉ có dự tốn hàng tháng, các dự tốn ở các phịng ban lại theo q. Việc xây dựng dự tốn còn ở mức ngắn hạn.

2.3.3 Đánh giá về công tác đo lường đánh giá thành quả hoạt động của công ty ty

Hiện tại ở Cơng ty đã có báo cáo đánh giá thành quả hoạt động của các trường trong hệ thống thông qua báo cáo so sánh hiệu hiệu quả hoạt động giữa các trường. Tuy nhiên, cách đánh giá này khá khập khiễng do mỗi trường ở một vị trí có những thuận lợi và khó khăn riêng. Mức học phí áp dụng cho các trường trong hệ thống khác nhau, và mức sống của mỗi dân cư cũng không đồng nhất. Các khoản chi ở trường, với đề xuất của hiệu trưởng, ban giám đốc sẽ căn cứ vào số liệu thực tế tháng trước để duyệt kinh phí tháng này, cịn các khoản khác của trường được thanh toán ở ngân hàng. Điều này phản ánh định mức chi phí hoạt động của các trường chỉ dựa trên kinh phí do các hiệu trưởng tạm ứng hàng tháng không phản ánh đầy đủ chi phí của một trường trong một tháng. Đánh giá thành quả hoạt động của tồn cơng ty thì chỉ tập trung vào các báo cáo tài chính định kỳ phịng kế toán tập hợp báo cáo đến Ban giám đốc. Cơng ty chưa có bất kì báo cáo nào về so sánh số liệu kế hoạch với kế hoạch thực tiễn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thông qua những tìm hiểu về tổng quan, cơ cấu tổ chức, đặc biệt là về công tác kế tốn tại Cơng Ty Cổ Phần Giáo Dục Bầu Trời Xanh, thì đến thời điểm hiện tại bộ máy kế tốn của cơng ty chưa thực hiện hệ thống kế toán trách nhiệm. Tuy nhiên, tại cơng ty đã hình thành về cơ cấu tổ chức các phịng ban phục vụ cho quá trình hoạt động. Bộ máy kế tốn tại cơng ty được tổ chức ghi nhận và thực hiện các báo cáo về mặt tài chính

Về mặt tổ chức cơng ty đã có những tiền đề cho việc xây dựng KTTN tại cơng ty, cụ thể: có sự phân cấp trong quản lý, phân chia nhiệm vụ rõ ràng từ công ty xuống các trường, hệ thống tài khoản của kế tốn có mở thêm các tiểu khoản phục vụ ghi nhận quản lý đánh giá hoạt động của từng trường.

Thông qua những khảo sát tại chương 2, công ty đã có những thuận lợi nhất định, chỉ cần hồn thiện thêm một số vấn đề cịn tồn tại để tổ chức cơng tác kế toán trách nhiệm sẽ được nêu cụ thể ở chương tiếp theo

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC BẦU TRỜI XANH 3.1 Các quan điểm định hướng xây dựng kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần giáo dục Bầu Trời Xanh

3.1.1 Phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý của công ty

Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng trung tâm kế toán trách nhiệm, như đã thảo luận ở trên, đây là một công cụ tốt nhất để quản lý được các nguồn lực trong doanh nghiệp. Tuy nhiên khơng phải chỉ có một hệ thống KTTN duy nhất áp dụng cho tất cả doanh nghiệp. Mỗi một loại hình doanh nghiệp cơ cấu tổ chức và mơi trường hoạt động không giống nhau nên công tác xây dựng hệ thống KTTN cũng không đồng nhất. Hiểu được môi trường tổ chức quản lý là tiền đề quan trọng trong việc xây dựng hệ thống KTTN một cách hiệu quả.

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục Bầu Trời Xanh là một cơng ty hoạt động chính trong ngành giáo dục, tuy nhiên trong cơ cấu tổ chức hoạt động là trường tư ngồi cơng lập nên việc tổ chức quản lý một phần như các trường giáo dục mầm non khác, một phần cơ cấu sẽ như một doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ. Mơ hình tổ chức hoạt động giáo dục mầm non là các trường trong hệ thống được phân tán ở các quận trong thành phố, trong tương lai sẽ mở rộng ra các tỉnh thành khác nhau. Do tính chất đặc thù này nên hệ thống KTTN được xây dựng bám sát với cơ cấu hoạt động này của cơng ty.

Nhìn về mặt tổng thể thì tổ chức chia thành hai cấp là công ty và các trường trong hệ thống do hệ thống KTTN cũng được chia làm hai cấp tương ứng. Do trường học mức học phí sẽ được quy định vào đầu năm học (tháng 9 năm nay đến hết tháng 8 năm sau) nên vấn đề doanh thu phụ thuộc vào sỉ số học sinh theo học, mơ hình KTTN tập trung vào bốn trung tâm: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư

KTTN được xây dựng dựa trên yêu cầu và trình độ quản lý của cơng ty. Việc xây dựng này phải đảm bảo được yêu cầu là các báo cáo phải cung cấp thông tin để cơng ty thực hiện được mục tiêu kiểm sốt, đánh giá chất lượng của các bộ phận liên quan, mức độ hoạt động hiệu quả của các phòng ban, đem lại lợi ích và quyền lợi cho cơng ty.

Công ty đang trong những năm đầu phát triển mạnh mẽ, cơ cấu tổ chức không ngừng thay đổi theo. Trong mỗi q trình phát triển đó nhà quản trị có những yêu cầu khác nhau về việc quản lý để hướng đến mục tiêu đang thực hiện. Vì vậy cũng đặt ra yêu cầu về trình độ và năng lực của bộ phận quản lý đề phù hợp với mức độ yêu cầu phát triển công ty. Thuận lợi trong việc tổ chức KTTN tại công ty là ban lãnh đạo và đội ngũ quản lý là những người am hiểu về kế tốn, vì vậy các biểu mẫu, cũng như diễn đạt các yêu cầu kế toán được dễ dàng hơn. Đội ngũ cán bộ nhân viên kế tốn đã qua q trình tuyển chọn, là những người có nền tảng kiến thức về kế tốn tốt nên việc triển khai KTTN không quá nặng nề, đảm bảo nằm trong khả năng xử lý công việc của nhân viên.

3.1.3 Tính thống nhất giữa BCTN với báo cáo chung công ty

Hệ thống báo cáo kế tốn tài chính được lập dựa trên các quy định chuẩn mực kế toán được luật quy định, trong khi báo cáo kế tốn trách nhiệm nói riêng hay kế tốn quản trị nói chung được thiết lập để phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, các báo cáo quản trị khơng có một biểu mẫu thống nhất nào. Vấn đề cần quan tâm là KTTN khi tổ chức tại cơng ty phải có tính linh động đáp ứng thơng tin cho nhà quản trị. Đảm bảo các báo cáo sẽ đo lường được hiệu quả hoạt động, cung cấp thông tin theo yêu cầu của ban giám đốc. Để tiết kiệm thời gian và nhân lực thì các báo cáo trách nhiệm tại công ty sẽ được thiết kế để tích hợp với báo cáo kế tốn tài chính, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp thơng tin từng bộ phận phục vụ cho công tác quản trị, đánh giá trách nhiệm tại công ty

Xây dựng một hệ thống KTTN sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho nhà quản trị, tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là giữa chi phí bỏ ra để xây dựng hệ thống này và lợi ích của nó mang lại có phù hợp hay khơng?

Một hệ thống quá đơn giản sẽ tốn ít chi phí nhưng cơ cấu tổ chức lại phức tạp thì tất nhiên hiệu quả mà hệ thống này mang đến cũng không cao, hay ngược lại hệ thống quá chi tiết trong khi cơ cấu doanh nghiệp đơn giản thì hệ thống đó trở nên khơng đạt hiệu quả và gây lãng phí cho doanh nghiệp.

Để đảm bảo tiêu chí hài hịa giữa chi phí và lợi ích thì KTTN được xây dựng trên nền tảng tận dụng những điều kiện sẵn có, và phát triển thêm những vấn đề còn yếu kém, đảm bảo việc xây dựng KTTN tại công ty vẫn phát huy được tính hữu hiệu nhưng vẫn đảm bảo chi phí hợp lý.

3.2 Xây dựng hệ thống kế tốn trách nhiệm tại cơng ty

Thơng qua nghiên cứu các nội dung của kế tốn trách nhiệm, tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh thực tế, cơ cấu tổ chức các phịng ban đặc biệt là phịng kế tốn của cơng ty; Luận văn xin trình bày các bước xây dựng các trung tâm kế toán trách nhiệm tại công ty như sau

3.2.1 Phân cấp quản lý và xác định các trung tâm trách nhiệm

Căn cứ theo cơ cấu tổ chức của cơng ty được phân tích thì các trung tâm trách nhiệm của cơng ty được tổ chức như sau:

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ xác định trung tâm trách nhiệm HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC Phịng Hành Chính Nhân Sự Phịng Học Vụ Phịng Tài Chính Kế Tốn Phòng Dự Án Trường Blue Sky HARV Phòng IT Trường Blue Sky Belleza Trường Blue Sky Hưng Phát Trường Blue Sky Sunview Trường Blue Sky Lexington Trung tâm đầu tư

Trung tâm lợi nhuận

Trung tâm chi phí Trung tâm doanh thu

3.2.1.1 Trung tâm chi phí

Để tổ chức KTTN với mơ hình của cơng ty thì trường, các phịng ban cơng ty được xem là trung tâm chi phí. Hiệu trưởng, giám đốc bộ phận được xem là các giám đốc trung tâm chi phí, chịu trách nhiệm chi phí phát sinh tại bộ phận đơn vị mình quản lý, được đánh giá thơng qua các chỉ tiêu kiểm sốt chi phi

Trung tâm chi phí thuộc các cơ sở trường: đây là chi phí tiêu chuẩn, bao gồm các chi phí phát sinh tại các trường trong hệ thống và được chi tiết theo từng trường để thuận lợi trong việc tập hợp chi phí, tình giá vốn và xác định kết quả kinh doanh. Các chi phí này bao gồm chi phí quản lý trường, chi chi phí phục vụ cho các hoạt động tại trường như chi phí điện, nước, điện thoại, internet, chi phí mua đồ chun mơn: giáo trình, biểu mẫu phục vụ hoạt động dạy bé, chi phí tổ chức các sự kiện trong năm tại trường. Ở các trường, hiệu trưởng là người quản lý cao nhất và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về tình hình hoạt động của trường.

+ Chi phí gián tiếp: là các chi phí phát sinh tại các phịng ban chun trách của văn phịng cơng ty: Văn phịng cơng ty, Phịng hành chính nhân sự, phịng tài chính kế tốn, Phịng quản ly dự án, phịng cơng nghệ thơng tin, phịng học vụ…. Các chi phí phát sinh ở khu vực này khơng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động của các trường trong hệ thống. Đây là chi phí phát sinh trong quá trình quản lý và hỗ trợ các trường. Nhà quản lý cao nhất của trung tâm này Phó tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và hội đồng quản trị.

Sơ đồ 3.2 Sơ đồ trung tâm chi phí

3.2.1.2 Trung tâm doanh thu

Mỗi một trường trong hệ thống mang lại một mức doanh thu khác nhau cho công ty. Do vị trí trường, chi phí đầu tư, phân khúc thị trường mà mỗi trường sẽ có một mức học phí khác nhau. Tương ứng với mỗi trường là một trung tâm doanh thu, hiện nay cơng ty đang có năm trường hoạt động trong địa bàn thành phố sẽ ứng với năm trung tâm doanh thu: HARV, BE, SU, HP, LE

Công ty hiện nay chỉ hoạt động trong giáo dục mầm non, nên cơng ty chỉ có một nguồn thu duy nhất là tiền học phí của các trường trong hệ thống. Trong trung tâm

Trung tâm chi phí thuộc khối văn phịng

Phó giám đốc Phịng Hành Chính Nhân Sự Phịng Kế tốn tài chính Phịng Dự Án Phịng học vụ Phịng Cơng Nghệ Thơng Tin Trường Blue Sky HARV Trường Blue Sky Belleza Trường Blue Sky Hưng Phát Trường Blue Sky Lexington Trường Blue Sky Sunview

này đứng đầu là phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm trong việc tạo ra doanh thu cho cơng ty. Phó tổng giám giám đốc sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt các chương trình hoạt động tại các trường do phịng học vụ xây dựng trước khi triển khai xuống các trường trong hệ thống.

Đối với các trưởng trong hệ thống thì ban giám hiệu các trường nhận chỉ tiêu số lượng bé từ công ty và chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động tư vấn tuyển sinh cũng như chăm sóc bé tại trường nhằm đạt được chỉ tiêu đã đề ra cũng như thực hiện việc thu đủ học phí của trường mình quản lý. Hiện tại ở các trường có nhiều loại hình thức theo học: theo học hàng tháng, học thời vụ, học nửa buổi, học thử… nhưng hình thức theo học hàng tháng chiếm chủ yếu ở các trường, mức học phí được ban hành và cố định trong một năm học nên hiệu trưởng sẽ không tác động vào giá học phí nên kế hoạch thu học phí chỉ bị biến động khi có biến động về số lượng bé.

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ trung tâm doanh thu

3.2.1.3 Trung tâm lợi nhuận

Theo cơ cấu quản lý của cơng ty cổ phần giáo dục Bầu Trời Xanh, Phó tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về lợi nhuận tạo ra của cơng ty, có quyền phê duyệt mức học phí của từng trường, mức học phí được đưa ra căn cứ trên kế hoạch đầu tư được phòng dự án đề xuất căn cứ vào báo cáo đánh giá đầu tư, đánh

Trung tâm doanh thu

Phó tổng giám đốc

Trường trong hệ thống

giá thị trường khu vực dự án và phân khúc thị trường. Các giám đốc bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng lên mức lợi nhuận dự tốn trình ban giám đốc để làm căn cứ đầu tư cho cơng ty trong tương lai. Phó giám đốc có trách nhiệm theo dõi hoạt động của từng trường trong hệ thống, kiểm tra doanh thu, kiểm sốt chi phí tương ứng, đảm bảo hoạt động của các trường là có lợi nhuận Người chịu trách nhiệm cao nhất trước ban giám đốc về tình hình lợi nhuận của cơng ty là Phó tổng giám đốc

Sơ đồ 3.4 Sơ đồ trung tâm lợi nhuận

3.2.1.4 Trung tâm đầu tư

Với cơ cấu tổ chức hiện nay của cơng ty thì Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm chính của các hoạt động đầu tư tại công ty, chịu trách nhiệm ký duyệt thực hiện các dự án thông qua báo cáo đánh giá đầu tư, Ban giám đốc cũng là trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần giáo dục bầu trời xanh (Trang 78)