Thực thi pháp luật về khai thác cát lịng sơng của tổ chức, cá nhân đƣợc cấp phép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật về khai thác cát lòng sông trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 48 - 56)

- Công thông tin điện tử tỉnh Bến Tre, Giới thiệu chung,

30 Điều 8 Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 19 tháng 05 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Ban hành Quy chế phối hợp quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

2.2.2. Thực thi pháp luật về khai thác cát lịng sơng của tổ chức, cá nhân đƣợc cấp phép

đƣợc cấp phép

a. Tình hình khai thác và vi phạm pháp luật về khai thác cát lịng sơng trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Theo báo cáo tổng kết 05 năm (2013 - 2017) của Đoàn liểm tra liên ngành khoáng sản tỉnh, từ năm 2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã cấp phép khai thác 26 mỏ cát cho 19 cơng ty, doanh nghiệp, hợp tác xã; có 21 mỏ đã hết hiệu lực khai

32

Thu Huyền, Nhức nhối nạn khai thác cát trái phép ở Bến Tre, https://baomoi.com/nhuc-nhoi-nan-khai- thac-cat-trai-phep-o-ben-tre/c/28144151.epi, truy cập ngày 11/10/2018.

thác hoặc bị thu hồi; còn hiệu lực khai thác là 05 mỏ. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 298 cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng (gồm có kinh doanh cát xây dựng và cát san lấp), bến bãi tập kết cát. Trong đó, số có đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ hoặc Phịng tài chính và Kế hoạch cấp huyện là 230 điểm (77,1%); số không đăng ký kinh doanh 68 điểm (22,9%). các tổ chức đƣợc giao khai thác mỏ cát có thực hiện việc bán phiếu theo quy định.

Trong khi đó, tình hình vi phạm trong khai thác cát vẫn đang tiếp tục diễn ra. Công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện sai phạm nhƣ: chƣa thả phao giới hạn tại các điểm khép góc; khơng thƣờng xun, trực tiếp quản lý các phƣơng tiện vào khu vực mỏ khai thác; việc quản lý khu vực mỏ chƣa chặt chẽ, còn để nhiều phƣơng tiện khai thác cát ra ngồi phao, gần bờ khơng đúng quy định; một số tổ chức bán phiếu cho chủ phƣơng tiện khai thác cát, nhƣng trên hóa đơn, phiếu khơng ghi số, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng. Tồn tỉnh có khoảng 843 phƣơng tiện hành nghề khai thác cát (chủ yếu dùng máy bơm hút lên phƣơng tiện thủy để khai thác); trong đó, phƣơng tiện tàu vỏ sắt: 147 chiếc; phƣơng tiện ghe gỗ 696 chiếc; hầu hết các phƣơng tiện đều khơng có đăng ký, đăng kiểm hoặc có đăng ký nhƣng hết hạn đăng kiểm.

Mặt khác, đối tƣợng vi phạm khai thác cát trái phép đa số là ngƣời dân trong tỉnh, phƣơng tiện chủ yếu là ghe gỗ, tải trọng nhỏ, một phần là các phƣơng tiện từ các tỉnh lân cận (Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh), thƣờng lén lút lợi dụng đêm tối, ngoài giờ, ngày nghỉ, ngày lễ để hoạt động, nhằm tránh việc kiểm tra, xử lý của lực lƣợng chức năng. Các đối tƣợng hành nghề khai thác cát trái phép có mối quan hệ, liên kết lẫn nhau khi phát hiện ra lực lƣợng kiểm tra thì thơng báo cho nhau; tìm cách mua chuộc cán bộ kiểm tra, thuê ngƣời cảnh giới; thay đổi ngƣời điều khiển phƣơng tiện nhằm tránh vi phạm nhiều lần; sử dụng phƣơng tiện không đăng ký đăng kiểm; khơng mang giấy tờ cá nhân gây khó khăn cho quá trình xác minh, xử lý vụ việc; đã xảy trƣờng hợp không chấp hành yêu cầu của ngƣời thi hành công vụ, không hợp tác hoặc thách thức, chống trả khi bị lực lƣợng chức năng kiểm tra, bắt giữ.

Đoàn kiểm tra liên ngành các cấp đã tổ chức 7.740 cuộc kiểm tra, phát hiện xử phạt vi phạm hành chính 2.967 trƣờng hợp vi phạm khai thác cát trái phép, với tổng số tiền 34.270.281.000 đồng; tịch thu phƣơng tiện (do chủ phƣơng tiện trực tiếp vi phạm) 04 trƣờng hợp; buộc nộp số tiền tƣơng đƣơng với giá trị phƣơng tiện bị tịch thu 09 trƣờng hợp, số tiền 989.250.000 đồng. Từ đầu năm 2018 đến nay, các lực lƣợng chức năng của tỉnh Bến Tre đã phát hiện, bắt giữ hơn 650 phƣơng tiện khai thác cát trái phép, tăng gấp đơi so với cùng kỳ năm trƣớc. Qua đó đã xử phạt các trƣờng hợp khai thác cát trái phép với số tiền gần 5,5 tỷ đồng. Mặc dù chính quyền các địa phƣơng đã áp dụng nhiều biện pháp cũng nhƣ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản cho ngƣời dân, song do lợi nhuận quá lớn, hoạt động khai thác cát trái phép trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp. Các đối tƣợng hành nghề khai thác cát chƣa có ý thức chấp hành pháp luật về khoáng sản, trong khi công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp, chính quyền địa phƣơng có lúc chƣa chặt chẽ, kịp thời…33

b. Ý thức pháp luật và thực hiện trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác cát lịng sơng chưa thực hiện chủ động, tích cực là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bồi tụ và hiện tượng xâm thực bờ

Qua theo dõi việc thực thi pháp luật về khai thác cát lịng sơng ở tỉnh Bến Tre thời gian qua cho thấy, tình hình khai thác khống sản cát lịng sơng trái phép cịn diễn biến phức tạp và có chiều hƣớng gia tăng, nhiều loại phƣơng tiện có cơng suất lớn khai thác trái phép, gần bờ vào ban đêm gây bức xúc trong nhân dân. Tình trạng khai thác vƣợt quá độ sâu cho phép; phƣơng tiện khai thác, mua bán, vận chuyển và tiêu thụ cát trái phép; các hành vi đầu cơ, tăng giá bất hợp lý nhằm thu lợi bất chính, gây bất ổn thị trƣờng; phƣơng tiện sà lan, tàu sắt, tàu hút, phƣơng tiện giao thông vận chuyển khống sản vi phạm trật tự an tồn giao thơng vẫn cịn khá phổ biến. Trong thực tiễn, có những trƣờng hợp, tổ chức, cá nhân đƣợc cấp phép khai thác cát lịng sơng không thực hiện đầy đủ nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi

33

Thu Huyền, Nhức nhối nạn khai thác cát trái phép ở Bến Tre, https://baomoi.com/nhuc-nhoi-nan-khai- thac-cat-trai-phep-o-ben-tre/c/28144151.epi, truy cập ngày 11/10/2018.

trƣờng đã đƣợc phê duyệt nhƣ: khai thác khơng có thiết kế mỏ; khai thác không đúng vị trí; khai thác khơng đúng thời gian quy định; khai thác vƣợt quá số lƣợng phƣơng tiện cho phép; khơng thả phao tiêu báo hiệu vị trí mỏ; khơng có phƣơng án đảm bảo an tồn giao thơng đƣờng thủy nội địa; không bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ; khai thác khơng đúng quy trình; không ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trƣờng; không thực hiện việc giám sát mơi trƣờng xung quanh; khơng xuất hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định... Ngoài ra, các phƣơng tiện khai thác cát trái phép hầu hết đều vi phạm các quy định về điều kiện hoạt động của phƣơng tiện, đăng ký, đăng kiểm phƣơng tiện. Tuy nhiên, mức phạt tiền thấp, hình thức xử phạt bổ sung chỉ mang tính hình thức, sau khi xử phạt vi phạm hành chính và buộc đình chỉ hoạt động thì đối tƣợng vi phạm vẫn tiếp tục sử dụng phƣơng tiện để thực hiện hành vi khai thác cát trái phép. Những bất cập, hạn chế trên đã dẫn tới hiện tƣợng bồi tụ và hiện tƣợng xâm thực bờ.34

Hiện tƣợng bồi tụ do tốc độ dòng chảy giảm dẫn đến sự lắng đọng phù sa. Vị trí bồi tụ diễn ra tại các khu vực ngã ba sông, sau các cồn và dọc theo bờ lồi ra của các đoạn sơng uốn cong. Q trình bồi tụ là một trong những nguyên nhân gây tắc nghẽn dịng chảy làm cho sơng đổi dịng và xói lở bờ. Hiện trạng xâm thực bờ đã dẫn tới hiện tƣợng sạt lở nghiêm trọng ở một số dịng sơng có hoạt động khai thác cát lịng sơng. Cụ thể là:

- Sạt lở bờ phải sông Tiền: Kết quả khảo sát bờ phải sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Bến Tre đã ghi nhận các khu vực sạt lở kéo dài từ vài trăm mét đến 3-4 km. Các vùng sạt lở gồm: Tại xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách; thị trấn Chợ Lách, xã Tân Phú và tại xã Phú Đức, tại xã Phú Túc, huyện Châu Thành, khu vực cù lao xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại.

- Sạt lở hai bờ sông Hàm Luông: Hiện tƣợng sạt lở đang xảy ra ở nhiều đoạn với mức độ mạnh yếu khác nhau, tại xã Tiên Long, huyện Châu Thành và xã Long Thới, huyện Chợ Lách; xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách; xã Tiên Thủy và xã An Hiệp, huyện Châu Thành; xã Thanh Tân và Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc; tại xã Sơn Phú và Phƣớc Long, huyện Giồng Trôm; xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam:

34

Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng, Báo cáo tóm tắt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dị, khai thác và sử

xã Thạnh Phú Đông và Hƣng Lễ, huyện Giồng Trôm; xã An Ngãi Tây và An Hiệp, huyện Ba Tri và tại xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú.

- Sạt lở bờ trái sông Cổ Chiên: Trên sơng Cổ Chiên do hƣớng dịng chảy nên phía bờ trái sơng thuộc tỉnh Bến Tre xảy ra sạt lở mạnh hơn phía bờ phải thuộc tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Khu vực sạt lở mạnh chủ yếu ở đầu và cuối cồn là các vùng đất mới kết cấu yếu. Các khu vực sạt lở: Tại xã Phú Phụng và xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách chủ yếu ở khu vực cồn Phú Đa; xã Sơn Định và xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách; xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách; xã Hƣng Khánh Trung và Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày Bắc; xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam; xã Cẩm Sơn và xã Hƣơng Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam; xã Hòa Lợi, huyện Thạnh Phú; xã An Thuận và An Quy, huyện Thạnh Phú.

- Sạt lở hai bờ sơng Ba Lai: Khảo sát tình trạng sạt lở trên sông Ba Lai đoạn từ ngã ba sông Bến Tre đến đập Ba lai cho thấy nhƣ sau: Tại các xã Long Hịa, Châu Hƣng (Bình Đại) và Phong Nẫm, Phong Mỹ (Giồng Trôm). Dọc sông Bến Tre thuộc các xã Long Hòa, Giao Hòa cũng xảy ra sạt lở mạnh ở một số đoạn sông. Tại xã Thới Lai, Lộc Thuận (huyện Bình Đại), Châu Hịa, Châu Bình (Giồng Trơm) cũng xảy ra sạt lở. Đoạn từ đây trở xuống đến đập Ba Lai chỉ có những đoạn sạt lở nhỏ không đáng kể.

Nguyên nhân của tình trạng ngồi lý do ý thức chấp hành pháp luật cịn do cơng tác quy hoạch chƣa quy định về khoảng cách giữa các mỏ do đó việc cấp phép thăm dò, khai thác các mỏ liền kề nhau với mật độ quá dày vƣợt quá nhu cầu sử dụng của một số khu vực đã dẫn tới việc khai thác cát tập trung vào một số khu vực gây biến động dòng chảy dẫn đến hiện trạng làm sạt lở bờ, gây bức xúc trong nhân dân địa phƣơng.35 Hậu quả của tình trạng sạt lở là, một số ngƣời phải trả đất thuê, một số thì bỏ đi xứ khác làm ăn. Hiện nay, cồn Lác chỉ còn 38 hộ, sinh hoạt ở 2 tổ nhân dân tự quản. Trƣởng Ban quản lý cồn Lác Phan Văn Nẩu (thƣờng gọi là Tƣ

35

Sở Tài Nguyên và Mơi trƣờng, Báo cáo tóm tắt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử

Phƣớc Lợi) chia sẻ: “Những hộ cịn bám trụ lại cồn Lác là do họ khơng có đất chỗ nào khác để đi. Cũng có ngƣời nấn ná ở lại vì họ khơng đành lịng bỏ đất cồn”.36

c. Việc tuân thủ trách nhiệm bảo vệ mơi trường trong khai thác cát lịng sơng của tổ chức, cá nhân được cấp phép

Các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác cát lịng sơng đƣợc quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhƣ Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014, Luật Tài nguyên nƣớc, Luật phòng chống thiên tai… Luật Bảo vệ mơi trƣờng 2014 địi hỏi “sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên là một trong những hoạt động bảo vệ mơi trường được khuyến khích”. Bên cạnh đó, các

dự án về khai thác cát lịng sơng là đối tƣợng phải lập đánh giá tác động môi trƣờng. Chƣơng III, Điều 35 đến Điều 38 Luật Bảo vệ môi trƣờng quy định cụ thể về bảo vệ môi trƣờng trong khai thác tài nguyên thiên nhiên với các nội dung: Việc lập quy hoạch khai thác cát lịng sơng phải đƣợc điều tra, đánh giá thực trạng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng hợp lý; xác định giới hạn cát cho phép khai thác, mức thuế tài ngun, phí bảo vệ mơi trƣờng, ký quỹ phục hồi mơi trƣờng, bồi hồn đa dạng sinh học, bồi thƣờng thiệt hại về môi trƣờng, các biện pháp khác để bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng. Việc điều tra, thăm dò, khai thác cát lịng sơng phải tn thủ quy hoạch đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt. Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài ngun cát lịng sơng phải có nội dung về bảo vệ mơi trƣờng theo quy định của pháp luật. Trong quá trình điều tra cơ bản, thăm dị, khai thác, sử dụng cát thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng; phải phục hồi môi trƣờng theo quy định. Tổ chức, cá nhân khi tiến hành thăm dị, khai thác cát lịng sơng phải có biện pháp phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trƣờng và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và phục hồi mơi trƣờng. Việc sử dụng máy móc, thiết bị có tác động xấu đến mơi trƣờng, hóa chất độc hại trong thăm dị, khai thác cát lịng sơng phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng.

36

Huỳnh Đức, “Trận tuyến” phòng chống khai thác cát trái phép, http://baodongkhoi.vn/-tran-tuyen-phong- chong-khai-thac-cat-trai-phep-13082018-a52165.html, truy cập ngày 13/08/2018.

Luật Tài nguyên nƣớc số 17/2012/QH13 quy định tại khoản 5 Điều 9 “Khai thác trái phép cát, sỏi trên sơng, suối, kênh, rạch, hồ chứa; khai thác khống sản, khoan, đào, xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc, công trình và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an tồn của sơng, suối, kênh, rạch, hồ chứa”. Theo Khoản 1 Điều 63 thì hoạt động khai thác cát trên các

sông không đƣợc gây sạt, lở, làm ảnh hƣởng xấu đến sự ổn định lịng, bờ, bãi sơng, hồ và phải đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. Đối với những dịng sơng, đoạn sơng bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở bờ, bãi sông, cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc cấp tỉnh có trách nhiệm xác định nguyên nhân gây sạt, lở, đề xuất các giải pháp để ngăn ngừa, khắc phục và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác. Trƣờng hợp khu vực bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở bờ, bãi sông nằm giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát.

Ngồi Luật Bảo vệ mơi trƣờng 2014, cịn có nhiều luật có liên quan đến thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng trong khai thác cát lòng sơng. Luật phịng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 quy định cụ thể tại Điều 12 hành vi bị cấm “thực hiện hoạt động làm tăng rủi ro thiên tai mà khơng có

biện pháp xử lý, khắc phục, đặc biệt là chặt phá rừng phòng hộ, lấn chiếm bãi sơng, lịng sơng, tạo vật cản, cản trở dòng chảy, khai thác trái phép cát, sỏi, khống sản gây sạt lở bờ sơng, bờ biển”. Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 19 tháng 11 năm

2006 Điều 7 Các hành vi bị nghiêm cấm “Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản

khác; đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều và các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy”. Luật Giao thông đƣờng thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15

tháng 6 năm 2004, Điều 8 “nghiêm cấm khai thác trái phép khoáng sản trong phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật về khai thác cát lòng sông trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)