2.3. Thực trạng áp dụng pháp luật về vấn đề tranh chấplao động và vai trò của các cấp
2.3.1.1. Tình hình tranh chấplao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà
trị của các cấp Cơng đoàn tỉnh Cà Mau trong việc giải quyết tranh chấp lao động.
2.3.1. Cơng đồn tham gia giải quyết tranh chấp lao động
2.3.1.1. Tình hình tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Cà Mau.
Tổ chức cơng đồn trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước đã xác định được tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa và tiến bộ tại doanh nghiệp. Chú trọng các hoạt động hướng về cơ sở, phát huy vai trò của cơng đồn cấp trên trong việc trợ giúp, hướng dẫn cơng đồn cơ sở đối với cơng tác tiền lương, tham gia xây dựng các văn bản nội bộ, thương lượng tập thể; an toàn vệ sinh lao động; thiết lập cơ chế và tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp; phịng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động, đình cơng ... Đặc biệt là thực hiện quyền và trách nhiệm của cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở tại nơi chưa thành lập cơng đồn cơ sở trong việc tham gia ý kiến vào thang lương, bảng lương, nội quy lao động.
Cơng đồn cấp trên đã tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo cơng đồn cơ sở chủ động đề xuất với người sử dụng lao động tổ chức đối thoại theo Nghị định 60 của Chính phủ42, thơng qua đó đã tác động tích cực, giải quyết kịp thời bức xúc trong công nhân, lao động. Khi xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, Cơng đồn đã phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan xuống trực tiếp tại doanh nghiệp giải quyết.
Tuy nhiên, quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động. Việc thực hiện giao kết hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể hiện nay ở khu vực doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau đạt trên 60%; đa số là hợp đồng lao động ngắn hạn và xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm. Nhiều doanh nghiệp tư nhân mặc dù có cơng việc thường xun, nhưng người sử dụng lao động chỉ ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, thậm chí chỉ thoả thuận bằng miệng để trốn tránh trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, gây thiệt thòi lớn cho người lao động và nhà nước. Tình trạng doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động vẫn ở số lượng lớn, tính đến hết tháng 12/2015,
42 Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết khoản 3 điều 63 của Bộ luật
còn 92 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên, với tổng số tiền 40,07 tỷ đồng 43; LĐLĐ tỉnh đã chủ động phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh giải quyết kịp thời những vướng mắc về việc thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho CNLĐ tại một số doanh nghiệp thủy sản. Ở một số doanh nghiệp, CNLĐ vẫn phải làm việc trong môi trường chưa đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người lao động. Tỷ lệ doanh nghiệp có tổ chức cơng đồn ký Thoả ước lao động tập thể đạt khoảng gần 60%. Một số thoả ước cịn mang tính hình thức, nội dung chủ yếu là sao chép các qui định của pháp luật.
Tranh chấp lao động trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong những năm qua vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, tăng cả về số lượng và qui mô, hầu hết xảy ra trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Giai đoạn 2013-2015, trên địa bàn tỉnh Cà Mau xảy ra 6 cuộc tranh chấp lao động tập thể ở 5 doanh nghiệp và khơng có tranh chấp lao động cá nhân, các vụ tranh chấp lao động đều xảy ra ở tại các doanh nghiệp đã thành lập Cơng đồn.
Các vụ tranh chấp lao động đều xuất phát từ các yêu cầu bức xúc, lợi ích chính đáng của người lao động trong thời gian dài nhưng khơng được giải quyết kịp thời, mục đích các cuộc tranh chấp chỉ là những vấn đề kinh tế và thuộc phạm vi quan hệ lao động. Hầu hết các cuộc tranh chấp dẫn đến ngừng việc tập thể, xảy ra tự phát, khơng qua các bước hồ giải, trọng tài. Khi xảy ra ngừng việc tập thể, các cơ quan chức năng ở địa phương đã nhanh chóng giải quyết, hầu hết các yêu cầu của người lao động đều được xem xét giải quyết kịp thời. Nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu của tranh chấp lao động là do tiền lương và thu nhập quá thấp; chủ doanh nghiệp và người quản lý vi phạm pháp luật lao động, vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, vai trò của tổ chức CĐCS chưa được phát huy, còn phụ thuộc vào người sử dụng lao động.
2.3.1.2. Kết quả tham gia giải quyết tranh chấp lao động của các cấp Công đoàn tỉnh Cà Mau.
Theo quy định của pháp luật lao động, khi tranh chấp lao động xảy ra, tổ chức Cơng đồn có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động và các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước như Hòa giải viên lao động, Chủ tịch
43 Báo cáo số 19 ngày 27 tháng 01 năm 2016 của Liên đoàn Lao động tỉnh Cà Mau về Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Cơng đồn tỉnh Cà Mau lần thứ IX trong nửa nhiệm kỳ 2013 – 2018.
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Hội đồng trọng tài lao động và Tòa án để tiến hành hòa giải, giải quyết vụ tranh chấp.
Tuy nhiên, khi tranh chấp lao động xảy ra, các bên tranh chấp khơng tn theo trình tự giải quyết đã được pháp luật lao động quy định. Tập thể lao động khơng u cầu hịa giải viên, hội đồng trọng tài lao động hay Chủ tịch UBND huyện giải quyết mà tiến hành ngừng việc tập thể ngay. Thực tế cho thấy, Hội đồng trọng tài lao động tỉnh Cà Mau thành lập năm 2012, nhưng đến nay, sau hơn 4 năm hoạt động, Hội đồng này chưa thụ lý và giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể nào.
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp, quyền lợi của tập thể lao động bị vi phạm nghiêm trọng như không bảo đảm điều kiện làm việc an tồn, cơng nhân thường xuyên phải tăng ca, tiền lương được trả chậm.. nhưng cơng đồn cơ sở không dám đứng ra đại diện cho tập thể lao động để yêu cầu giải quyết, bảo vệ quyền lợi. Vì vậy địi hỏi cơng đồn cấp trên có sự hướng dẫn, quan tâm để bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho người lao động.
Đối với 6 cuộc tranh chấp lao động tập thể xảy ra ở 5 doanh nghiệp, sau khi nghe báo cáo từ cơng đồn cơ sở, cơng đồn cấp trên đã có mặt kịp thời để giải quyết. Với sự tham gia của các cấp Cơng đồn, các cuộc tranh chấp lao động không đúng trình tự thủ tục pháp luật đã được tiến hành hòa giải kịp thời. Ngay sau khi tranh chấp lao động tập thể xảy ra, Cơng đồn cấp trên cơ sở đã đến doanh nghiệp lấy ý kiến của tập thể lao động và tiến hành hòa giải. Kết quả của hòa giải là thuyết phục người sử dụng lao động chấp nhận toàn bộ hoặc một phần các kiến nghị hợp lý của người lao động, vận động người lao động trở lại làm việc nhằm ổn định an ninh trật tự, đảm bảo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
2.3.2. Vai trò của tổ chức Cơng đồn tỉnh Cà Mau trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động.
Với sự phát triển của kinh tế xã hội, quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh Cà Mau ngày càng phát triển. Sự tăng lên không ngừng của các doanh nghiệp đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh đã và đang có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là giai đoạn 2013-2015. Phân tích một số vụ việc tranh chấp lao động xảy ra trong thời gian qua sẽ tìm thấy rõ hơn về vai trị của tổ chức Cơng đồn tỉnh Cà Mau trong các doanh nghiệp:
Vụ việc 144
Vào lúc 17h00 ngày 17/10/2013, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh nhận được thông tin xảy ra tranh chấp lao động tập thể, khoảng 600 công nhân Ca 2 Cơng ty Minh Phát, thuộc tập đồn thủy sản Minh Phú ngưng việc, do tiền lương tháng 9/2013 thấp hơn tháng 8/2013. LĐLĐ tỉnh đã cử đồng chí: Nguyễn Thu Anh, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cùng với LĐLĐ thành phố Cà Mau xuống Công ty Minh Phát nắm tình hình, cùng với Cơng đồn và lãnh đạo Cơng ty Minh Phát giải quyết. Sau khi nghe công nhân phản ánh là lương tháng 9/2013 thấp hơn tháng 8/2013 nhưng thời gian làm việc trong tháng 9/2013 dài hơn tháng 8/2013. Thời gian nghỉ ăn giữa ca ngắn…
LĐLĐ tỉnh cùng với lãnh đạo Cơng ty đã giải thích cho cơng nhân do sản lượng tháng 9/2013 làm thấp hơn sản lượng tháng 8/2013. Đồng thời, Công ty phát hiện bộ phận tiền lương của Cơng ty tính sai tiền “chuyên cần” khoảng 300.000đồng/người/tháng của cơng nhân. Sau đó Cơng ty đã ứng tiền tính nhầm phát cho công nhân, nhưng do hết giờ và trời đã tối không phát kịp cho công nhân. Đồng thời, Công ty hứa với công nhân là 14h00 ngày 18/10/2013 Công ty sẽ đối thoại với công nhân về những nội dung mà cơng nhân đưa ra. Sau đó cơng nhân đã chấp nhận ý kiến của Công ty và thống nhất ra về.
Sáng ngày 18/10/2013 khoảng 700 công nhân Ca 1 vào ca làm việc, số công nhân này làm việc được khoảng 15 phút lại bỏ ra về không sản xuất. 7h00 sáng ngày 18/10/2013, LĐLĐ tỉnh cử 3 cán bộ lãnh đạo phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh xuống Công ty gặp gỡ trao đổi trực tiếp với cơng nhân. Sau đó, LĐLĐ tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội cùng với Ban Giám đốc Công ty đã mời đại diện Tổ trưởng, Tổ phó và một số cơng nhân ở các Tổ sản xuất lên hội trường để nghe cơng nhân đề xuất, kiến nghị, thắc mắc của mình đối với Công ty. Những thắc mắc của công nhân gồm:
- Lương tháng 9/2013 thấp hơn tháng 8/2013 nhưng thời gian làm dài hơn. - Công nhân đi vệ sinh nhiều bị phạt.
- Thời gian ăn giữa ca ngắn.
- Nhà để xe cho công nhân chật, lấy xe chậm mất thời gian.
Sau khi nghe những ý kiến của công nhân, đại diện Công ty Minh Phát bà: Chu Thị Bình, Phó Tổng Giám đốc Tập đồn Thủy sản Minh Phú đã giải thích và
44 Báo cáo số 115 ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Liên đoàn Lao động tỉnh Cà Mau về diễn biến vụ việc tranh chấp lao động tập thể diễn ra tại Công ty Minh Phát.
kết luận từng vấn đề, cơ bản những yêu cầu của công nhân Công ty từng bước sẽ giải quyết, khắc phục khó khăn cho cơng nhân, cơng nhân thống nhất trở lại làm việc.
Buổi chiều cùng ngày Công ty tiếp tục đối thoại với công nhân Ca 2. Các yêu cầu của công nhân Ca 2 trùng với yêu cầu của công nhân Ca 1 và cũng đã được Công ty giải quyết, cơng nhân trở lại làm việc.
Tình hình tạm ổn. LĐLĐ tỉnh tiếp tục phân công cán bộ giúp Cơng đồn và lãnh đạo Công ty Minh Phát giải quyết dứt điểm các yêu cầu của công nhân.
Vụ việc 245
Vào lúc 7 h30 ngày 9/3/2014, LĐLĐ tỉnh nhận được thông tin, khoảng 500 công nhân thuộc 5 tổ sản xuất của Công ty TNHH Kinh doanh chế biến Thủy sản xuất nhập khẩu Quốc Việt tỉnh Cà Mau ngừng việc, do sản lượng của tháng 02/2014 thấp nên tiền lương của người lao động được trả hơn 50% so với tháng 1/2014. Vì vậy, một số cơng nhân đến gặp Ban Tổng Giám đốc Công ty xin hỗ trợ tiền ăn, tuy nhiên Công ty chưa xem xét và giải quyết thì đã xảy ra sự việc như trên. LĐLĐ tỉnh đã cử các đồng chí trong Ban Chính sách – Pháp luật LĐLĐ tỉnh xuống Công ty TNHH Kinh doanh chế biến Thủy sản XNK Quốc Việt để phối hợp giải quyết.
Ngay sau khi xuống Công ty, LĐLĐ tỉnh đã làm việc cùng với Cơng đồn và lãnh đạo Cơng ty để nắm lại tình hình. Đồng thời mời Ban Chấp hành Cơng đồn Công ty; Ban Tổng Giám đốc Công ty và tồn bộ số cơng nhân trên vào Hội trường để làm việc.
Trước tiên LĐLĐ tỉnh đã giải thích cho Ban Chấp hành Cơng đồn Cơng ty và người lao động hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình tại Cơng ty; Khi gặp khó khăn vướng mắc gì thì phải cử đại diện lên gặp Ban Giám đốc để bàn bạc, giải quyết và giải thích cho cơng nhân hiểu thêm về tình hình sản xuất của Cơng ty hiện nay đang gặp nhiều khó khăn để cơng nhân chia sẽ cùng công ty.
Sau khi nghe công nhân phản ánh và đề nghị xin Công ty hỗ trợ thêm tiền ăn cho tháng 2/2014 mỗi cơng nhân là 500.000 đồng (vì tiền lương tháng 2 của cơng nhân thấp khơng đủ chi phí sinh hoạt). Cơng ty chưa kịp giải quyết, thì cơng nhân tại 5 tổ sản xuất đã ngưng việc và tập trung trước Cơng ty.
Qua đó, ơng Ngô Văn Nga - Tổng Giám đốc Công ty yêu cầu các tổ sản xuất phải làm bản kiến nghị xin hỗ trợ tiền ăn tháng 2/2014 và gửi cho Ban Chấp
45 Báo cáo số 28 ngày 9 tháng 3 năm 2014 của Liên đoàn Lao động tỉnh Cà Mau về diễn biến vụ việc ngừng việc tập thể tại Công ty TNHH Kinh doanh chế biến Thủy sản XNK Quốc Việt.
hành Cơng đồn Cơng ty, Ban Tổng Giám đốc Công ty, sau khi nhận được đầy đủ bản kiến nghị của các tổ thì Cơng ty sẽ giải quyết ngay. Đồng thời yêu cầu công nhân của 5 tổ sản xuất vào làm việc lại bình thường.
Sau khi nghe những ý kiến của ông Ngô Văn Nga, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh chế biến Thủy sản XNK Quốc Việt thì cơng nhân an tâm trở lại làm việc bình thường.
Trên đây chỉ là 02 vụ việc trong số 6 vụ ngừng việc việc tập thể, tranh chấp lao động trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2013- 2015. Khi tìm hiểu nội dung các vụ việc, ta có thể thấy được: trong q trình tham gia giải quyết ngừng việc tập thể, bên cạnh những ưu điểm, Cơng đồn cơ sở cũng như cơng đồn cấp trên cơ sở ở Cà Mau đang bộc lộ rất nhiều hạn chế.
Khi tham gia giải quyết 6 tranh chấp lao động xảy ra tại 5 doanh nghiệp đã thành lập Cơng đồn cho thấy vai trị trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Cơng đồn cơ sở khơng được thể hiện. Cơng đồn cơ sở chưa nắm bắt được những mong muốn, những suy nghĩ của người lao động để chuyển tải đến người sử dụng lao động. Cơng đồn cơ sở chưa thực sự quan tâm đến lợi ích chính đáng của người lao động. Nếu Cơng đồn cơ sở nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng của người lao động và đề nghị người sử dụng lao động giải quyết kịp thời thì việc tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể khó có cơ hội xảy ra tại Cơng ty TNHH Kinh doanh chế biến Thủy sản XNK Quốc Việt và Công ty Minh Phát.
Thực tiển cho thấy, tổ chức Cơng đồn cấp trên như Cơng đồn cấp tỉnh chưa sâu sát công nhân, chưa tiến hành tuyên truyền pháp luật cũng như lấy ý kiến của công nhân lao động. Sự hỗ trợ của Cơng đồn cấp trên cơ sở đối với Cơng đồn cơ sở cũng chưa thường xuyên. Tại những doanh nghiệp đã có Cơng đồn, Cơng đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chưa hướng dẫn Cơng đồn cơ sở trong việc nắm bắt các tâm tư, nguyện vọng của người lao động, chuyển tải những tâm tư, nguyện vọng đó đến với người sử dụng lao động. Vì vậy cơng nhân lao động tại các doanh