Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp 3 bên trong việc xây dựng quan hệ lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công đoàn trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 58 - 59)

3.1. Nhóm giải pháp, kiến nghị hồn thiện các quy định pháp luật

3.1.3. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp 3 bên trong việc xây dựng quan hệ lao

hệ lao động hài hòa tại doanh nghiệp

Để góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại doanh nghiệp, ngày 18/8/2009, Chính phủ đã ban hành quyết định số 1129/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Trong bản kế hoạch này, Chính phủ đã giao cho Bộ Lao động Thương binh xã hội quan tâm đẩy mạnh hoạt động của Ủy ban Quan hệ lao động; chỉ đạo thành lập và hướng dẫn hoạt động của tổ chức liên ngành về quan hệ lao động ở một số địa phương; xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động 3 bên giữa đại diện người lao động, đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương; kiểm tra, giám sát việc thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp; chỉ đạo, hỗ trợ các

địa phương triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế đình cơng khơng đúng trình tự pháp luật quy định.

Tuy nhiên đến nay, hoạt động cơ chế 3 bên tại cấp tỉnh chưa phát triển. Đại diện cho người sử dụng lao động tại cấp tỉnh đang có nhiều tổ chức như: Hội đồng liên minh các hợp tác xã, hội doanh nghiệp trẻ..v.v. Trong số các tổ chức này chưa có tổ chức nào thể hiện được vai trò đại diện cho chủ sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Vì vậy trong thời gian vừa qua, việc xử lý các tranh chấp lao động tập thể mới chỉ có sự phối hợp giữa Cơng đồn (đại diện người lao động) với Sở lao động thương binh và xã hội (đại diện cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động), thiếu sự tham gia của bên thứ 3 là đại diện cho giới chủ.

Hiện nay Bộ luật Lao động 2012 đã ban hành quy định về tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp theo định kỳ 3 tháng 1 lần giữa chủ sử dụng lao động và tập thể người lao động để phát huy dân chủ, xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc49. Việc phối hợp 3 bên tại địa phương cấp tỉnh có ý nghĩa quan trọng để tổ chức thực hiện thành công quy định mới này của Bộ luật Lao động 2012.

Vì vậy, Bộ Lao động Thương binh và xã hội sớm ban hành quy định về tổ chức và hoạt động cơ chế 3 bên tại cấp tỉnh theo đúng yêu cầu tại quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công đoàn trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)