Thực trạng các quy định pháp luật về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội 1.Các quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn thực hiện pháp luật quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2013 – 2015 (Trang 27 - 30)

2.1.1.Các quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội

2.1.1.1.Quy định về đối tượng đóng, mức đóng, tỷ lệ đóng

Đối tượng đóng 1

Theo quy đinh của pháp luật Bảo hiểm hiện hành thì:

Người lao động là công dân Việt Nam tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm: Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thực hiện từ 01/01/2018);

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

Cơng nhân quốc phịng, cơng nhân cơng an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu (trường hợp BHXH Bộ Quốc phịng, BHXH Cơng an nhân dân bàn giao cho BHXH các tỉnh);

Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện từ 01/01/2016);

Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH.

Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018).

Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã

hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

Luật BHXH 2014 có những điểm mới mang tính thay đổi, nhưng tác giả thấy rằng sự thay đổi về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mang tính tích cực như: Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thực hiện từ 01/01/2018). Điều này tạo nên sự công bằng cho người lao động tại các công ty tư nhân. Vì đa số các cơng ty tư nhân thường xun ký hợp đồng dưới 3 tháng để trốn đóng BHXH cho người lao động, như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Thêm vào đó là Người lao động là cơng dân nước ngồi vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018), đây cũng là một trong những điểm mới tích cực vì trước đây người lao động là cơng dân nước ngồi không được tham gia BHXH bắt buộc, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của Nhà nước và quyền lợi của người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Ảnh hưởng lớn nhất đến quyền lợi của họ là khi họ thất nghiệp sẽ khơng có chế độ Bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội một lần.

Sau khi tìm hiểu và phân tích về đối tượng đóng BHXH bắt buộc, tác giả sẽ trình bày đến mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động, đây là một trong những nguyên tắc của quản lý thu và đã được quy định cụ thể bằng những quy định pháp luật, trước hết tác giả sẽ phân tích mức đóng và phương thức đóng của người lao động.

Mức đóng và phương thức đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc2

Căn cứ theo Luật BHXH 2014, Luật Việc làm 2013, Nghị định 105/2014/NĐ- CP, Nghị định 44/2017/NĐ-CP thì từ 1.1.2018 mức đóng BHXH bắt buộc gồm các khoản sau: quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ bảo hiểm thất nghiệp; quỹ bảo hiểm y tế.

Người lao động sẽ đóng 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất; 1% quỹ bảo hiểm thất nghiệp và 1,5% vào quỹ bảo hiểm y tế.Trong đó, chủ sử dụng lao động đóng 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất; 0,5% quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 3% quỹ ốm đau thai sản; 1% quỹ bảo hiểm thất nghiệp, 3% quỹ bảo hiểm y tế.

Tỉ lệ đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN bằng 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ. Như vậy, tổng cộng tỷ lệ mà đơn vị sử dụng lao động đóng vào Quỹ BHXH (ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí, tử tuất) là 17,5% (giảm 0,5% so với trước đây).

Như vậy tổng mức BHXH bắt buộc phải đóng của cả chủ sử dụng lao động và người lao động là 32%.

Về Phương thức đóng: được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngồi hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi.

Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.

Có thể nói rằng pháp luật đã quy định cụ thể và rõ ràng về mức đóng và phương thức đóng của người lao động, quy định này bắt buộc áp dụng và người lao động nào cũng phải thực hiện, khơng có quyền thỏa thuận mức đóng BHXH bắt buộc và phương thức đóng. Đã có trường hợp người lao động hiểu nhầm là họ được quyền thỏa thuận mức đóng BHXH nhưng đây là một cách hiểu sai của họ, người lao động chỉ có quyền thỏa thuận mức lương mà họ được hưởng.

Người lao động phải thực hiện đóng BHXH theo mức đóng và phương thức đóng theo quy định pháp luật hiện hành và khơng thể có sự thỏa thuận, vậy thì đối với người sử dụng lao động thì như thế nào? Tất nhiên là Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng đã có quy định cụ thể về vấn đề này như sau:

Mặc dù đã có quy định pháp luật về việc đóng BHXH cho người lao động nhưng vẫn có nhiều trường hợp chủ sử dụng lao động khơng thực hiện đúng quy định, họ tìm mọi cách để trốn đóng BHXH cho người lao động.

Mặt khác thì vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc đóng BHXH cho hộ kinh doanh cá thể vì hầu hết là hợp đồng miệng, và nếu họ khơng đóng BHXH thì cơ quan BHXH cũng khơng thể biết được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn thực hiện pháp luật quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2013 – 2015 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)