Theo Luật BHXH năm 2014, từ ngày 1-1-2016, tổ chức Cơng đồn (CĐ) có quyền khởi kiện DN, cá nhân nợ BHXH. Tuy nhiên, sau hơn một năm Luật BHXH có hiệu lực, tổ chức CĐ chưa khởi kiện thành công một vụ nào. Nguyên nhân được cho là do vướng mắc về pháp lý, bất cập giữa một số quy định trong 4 bộ luật, gồm
Bộ luật Lao động, Luật BHXH, Luật CĐ và Luật Tố tụng dân sự. Bên cạnh đó, năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ CĐ cơ sở hiện nay khó có thể thực hiện việc khởi kiện, tham gia tố tụng...
Trong cuộc trao đổi với báo Người lao động, Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội và ơng Mai Đức Chính - Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam có những đánh giá về q trình khởi kiện hiện nay:
Khởi kiện được kỳ vọng là công cụ để thu hồi nợ, hạn chế trốn đóng BHXH. Tuy nhiên trên thực tế, công cụ này chưa được sử dụng hiệu quả và mang lại kết quả tích cực. Ơng Bùi Sỹ Lợi cho rằng, CĐ có chức năng khởi kiện nợ đọng BHXH vì CĐ đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Tuy nhiên, có sự khơng đồng bộ giữa hệ thống pháp luật. Nếu Điều 7 của Luật BHXH giao cho CĐ được quyền khởi kiện các vụ về BHXH thì trong Bộ luật Tố tụng dân sự cũng phải quy định CĐ được khởi kiện.
Sự chồng chéo và khoảng trống về pháp luật thực hiện BHXH là nguyên nhân chính khiến việc khởi kiện của CĐ bế tắc. Để tổ chức CĐ khởi kiện và được tòa án chấp nhận thụ lý vụ án phải căn cứ vào Bộ luật Tố tụng dân sự, thế nhưng trong khi Luật BHXH có hiệu lực từ ngày 1-1-2016 thì Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 1-7-2016 mới có hiệu lực. Bộ luật Hình sự có hiệu lực từ ngày 1-7-2016, nhưng phải tạm dừng để chờ Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV cho ý kiến, thông qua.
CĐ là tổ chức duy nhất đại diện hợp pháp cho quyền lợi của người lao động (NLĐ) thì tổ chức CĐ có thể đứng ra khởi kiện. Về vấn đề này, ông Bùi Sỹ Lợi đưa ra ý kiến, nên giao cho CĐ cấp trên cơ sở chức năng khởi kiện mà không phải CĐ cơ sở nơi bị trốn đóng BHXH. Để làm được điều đó hoặc là phải sửa Luật BHXH, hoặc là có một cơ chế nào đó.
Đồng quan điểm, ơng Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, văn bản mới nhất của Tịa án Nhân dân Tối cao gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng có nêu vấn đề, nếu không tháo gỡ được vướng mắc thì BHXH Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phải đề xuất sửa Luật BHXH. Trong đề xuất sửa lần này phải nói rõ CĐ cấp nào chứ khơng nêu CĐ chung chung. "Theo chúng tơi, chỉ có CĐ cấp trên mới đủ khả năng để đứng ra khởi kiện. Lúc đó, cơng đồn cấp trên khơng cần phải theo ủy quyền
của CĐ cơ sở hoặc NLĐ. Tức là giống như trước đây, BHXH khởi kiện như thế nào thì cơng đồn cấp trên thực hiện như vậy, nhưng hồ sơ, thơng tin thì BHXH chuẩn bị và cung cấp. CĐ cấp trên đứng ra ký đơn và cùng BHXH Việt Nam khởi kiện"-ơng Mai Đức Chính nói.
Theo ơng Mai Đức Chính, CĐ cơ sở hồn tồn có thể được khởi kiện khi có sự ủy quyền của NLĐ, nhưng thực tế, chủ tịch CĐ cơ sở rất khó làm việc này. Hơn nữa, vấn đề ủy quyền cũng không đơn giản. Hiện nay theo quy định NLĐ muốn ủy quyền thì từng người một cùng với chủ tịch CĐ phải ra UBND xã, phường hoặc phịng cơng chứng làm giấy ủy quyền với lệ phí 130.000 đồng/người. Như vậy, đối với các DN có hàng nghìn lao động, việc này hết sức phức tạp. Khi có ủy quyền thì đây khơng cịn là tranh chấp tập thể mà là tranh chấp cá nhân nên tòa án phải thụ lý cho từng vụ một. [4]
Cùng với đánh giá về những bất cập trong quy trình khởi kiện doanh nghiệp ơng Đào Việt Ánh, Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã trả lời phóng viên báo Người lao động như sau:
Mặc dù cơ quan BHXH đã chuyển hơn 1.800 hồ sơ cho tổ chức Công đồn nhưng số vụ mà tổ chức Cơng đồn nộp đơn khởi kiện cịn rất ít (82 hồ sơ) trong đó có tới 63 hồ sơ bị Tịa án trả lại với lý do thiếu giấy ủy quyền của người lao động (NLĐ) hoặc giấy ủy quyền của tổ chức CĐ cơ sở. Có nơi, TAND đã thụ lý vụ án rồi lại ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với lý do người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
Ngoài ra, các DN thường trốn tránh, không hợp tác làm việc với các cơ quan chức năng, không ký nhận biên bản đối chiếu công nợ để làm căn cứ hoàn thiện hồ sơ khởi kiện. Đây là những khó khăn thực tế gặp phải trong quá
trình 2 bên phối hợp để thực hiện khởi kiện đơn vị nợ BHXH.[511]
Qua những đánh giá trên ta có thể thấy những bất cập trong q trình khởi kiện đã lộ rõ, mặc dù đã có nhiều sửa đổi nhưng đến nay vẫn gặp nhiều khóa khăn do các quy định của pháp luật chưa được thống nhất trên mọi lĩnh vực. Vẫn còn
nhiều sự vênh giữa các quy định, giữa các ngành, sự chậm chạp trong các hướng dẫn thi hành luật càng làm cho những quá trình khởi kiện gặp khó khăn.
Cùng với những bất cập trong quá trình khởi kiện thì quá trình thi hành án cũng không phải là ngoại lệ, mặc dù đã khởi kiện thành công nhưng việc kê biên tài sản cũng gặp nhiều khó khăn, cụ thể như vừa qua cơ quan bảo hiểm xã hội đề nghị cơ quan Thi Hành Án làm thủ tục tuyên bố phá sản đối với 03 doanh nghiệp (Công ty TNHH Thanh Phong ở Thủ Đức, Công ty TNHH Đồ Chơi Quốc Tế LucKy ở Bình Tân và Cơng ty TNHH Giày AnJin ở Bình Tân) để kê biên tài sản, thanh toán nợ BHXH nhưng khi tiến hành thực hiện, ngoại trừ Công ty TNHH Đồ Chơi Quốc Tế LucKy ở Bình Tân kê biên, bán đấu giá tài sản thi hành án được, cịn lại 02 Cơng ty tài sản kê biên đấu giá thuộc tài sản thế chấp cho nên phải trả cho bên thế chấp chứ không trả nợ bảo hiểm xã hội.
Khi bản án hoặc Quyết định hoà giải thành của Tồ Án có hiệu lực pháp luật nhưng đơn vị cố tình khơng chịu thực hiện bản án của Tồ. Trong trường hợp này, cơ quan bảo hiểm xã hội phải xác minh điều kiện thi hành án của doanh nghiệp theo quy định của Luật Thi Hành Án trước khi nộp đơn thi hành án. Nếu đơn vị cố tình không hợp tác, cung cấp thông tin theo thủ tục quy định thì bảo hiểm xã hội khơng thể nộp đơn yêu cầu thi hành án. Một số trường hợp đã đầy đủ thủ tục nhưng khơng có khả năng thi hành án thì thời gian thi hành án phải kéo dài, hoặc không thể thi hành án nếu chủ doanh nghiệp bỏ trốn, tài sản đã thế chấp ngân hàng.
Khi bản án hoặc Quyết định hồ giải thành có hiệu lực thì chủ doanh nghiệp bỏ trốn hoặc doanh nghiệp giải thể cũng không thể thi hành bản án hoặc Quyết định mà vẫn chưa có giải pháp nào để thu hồi nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Nói tóm lại, việc áp dụng pháp luật trong công tác thu bảo hiểm xã hội hiện nay cịn nhiều bất cập và khó khăn. Để khắc phục được vấn đề này cần phải có sự điều chỉnh hợp lý về mặt chính sách, văn bản pháp luật nhằm giúp cho công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội ngày càng hồn thiện hơn. Có như vậy thì mới đảm bảo được công bằng dân chủ và an sinh xã hội.
Tiếp theo tôi xin đưa ra một số giải pháp nhắm khắc phục một số bắt cập trong quản lý thu BHXH hiện nay.
CHƯƠNG 3