Quy định về tiền lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn thực hiện pháp luật quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2013 – 2015 (Trang 30 - 33)

Vì tiền lương đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc sử dụng để tính mức đóng BHXH do vậy cần phải hiều rõ các quy định về tiền lương, mức lương cơ bản, mức lương tối thiểu vùng.

Trước hết cần phải hiểu đúng về tiền lương là gì?

Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.

Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, khơng phân biệt giới tính đối với người lao động làm cơng việc có giá trị như nhau.

Có thể thấy được vai trị quan trọng của tiền lương là bảo đảm thu nhập cho người lao động và làm căn cứ đóng BHXH. Căn cứ vào quy định hiện nay của luật lao động thì người lao động có quyền thỏa thuận mức tiền lương mà họ muốn có khi ký hợp đồng lao động, tuy nhiên khơng được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Vì vậy có rất nhiều chủ sử dụng lao động lách luật bằng các là thỏa thuận với người lao động mức tiền lương tối thiểu vùng và trả tiền phụ cấp và các khoản khác bằng tiền mặt. Hầu hết người lao động đồng ý với thỏa thuận này vì họ thấy được cái lợi trước mắt của mình mà khơng thấy được cái hại của nó là tiền lương hưu sau này của mình sẽ thấp như trong trường hợp đã được báo chí nêu trong thời gian gần đây.

Chính từ thực tiễn hiện nay về tiền lương trong doanh nghiệp nên luật BHXH 2014 quy định về tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội, đây là căn cứ rất quan trọng đối với việc đóng Bảo hiểm xã hội. Người lao động chỉ có quyền thỏa thuận mức lương của mình chứ khơng có quyền thỏa thuận mức đóng Bảo hiểm xã hội vì đã được quy định rõ ràng trong luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Vậy thì tiền lương đóng BHXH được quy định như thế nào?

Về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN: Theo quy định của Luật, đối với chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương, phụ cấp lương theo quy định của pháp

luật về lao động3 ; từ ngày 1-1-2018 là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong HĐLĐ.

Mức lương, phụ cấp lương các khoản bổ sung khác ghi trong HĐLĐ theo quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều 14 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16-11-2015 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

Thực chất thì nghị định này cũng chỉ làm rõ hơn những quy định của luật BHXH 2014 về tiền lương đóng BHXH nhưng vẫn cịn tính chất chung chung nên tác giả đề cập đến thơng tư 59/2015 để phân tích rõ hơn về tiền lương đóng BHXH. Căn cứ vào điều 30 Thông tư 59 năm 2015 như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (sau đây được viết là Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH).

Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp cơng việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khơng bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết,

người lao động có người thân kết hơn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hồn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ- CP là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách tại các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty, cơng ty nhà nước sau cổ phần hóa; cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây được viết là tập đồn, tổng cơng ty, cơng ty) là tiền lương theo chế độ tiền lương của cơ quan, tổ chức đang công tác trước khi được cử làm đại diện phần vốn nhà nước.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách tại các tập đồn, tổng cơng ty, cơng ty là tiền lương theo chế độ tiền lương do tập đồn, tổng cơng ty, cơng ty quyết định.

Trong thời gian người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

Tác giả nhận thấy rằng quy định này đã bao hàm gần như toàn bộ những khoản được gọi là tiền lương đóng BHXH, tuy nhiên hiệu quả của nó thì chưa xác định được vì các doanh nghiệp ln tìm cách đóng BHXH thấp nhất. Cần phải có sự hiểu biết của người lao động về quyền lợi của mình thì sẽ làm cho điều này phát huy hiệu quả tốt hơn vì nguyên tắc của BHXH là có đóng có hưởng và đóng nhiều hưởng nhiều, và cũng cần đề cập đến cái tâm của người sử dụng lao động. Vì khi họ có tâm với người lao động thì họ sẽ khơng thỏa thuận với người lao động về mức lương tối thiểu vùng và quyền lợi sau này của người lao động sẽ tốt hơn.

Nếu chỉ tìm hiểu về tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc mà khơng đề cập đến mức lương tối thiểu thì sẽ là thiếu sót, mức lương tối thiểu có vai trị quan trọng đối với công tác thu Bảo hiểm xã hội cũng như quyền lợi của người lao động.

Đảm bảo cho quyền lợi của người lao động, đa phần người sử dụng lao động dùng cách thỏa thuận với người lao động về mức lương đóng bảo hiểm xã hội là mức lương tối thiểu nhằm mục đích giảm số tiền đóng của họ, và người lao động thấy được lợi trước mắt sẽ đồng ý thỏa thuận mà không biết rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến lương hưu của mình sau này.

Vậy mức lương tối thiểu là gì?

Mức lương tối thiểu 4 là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.

Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ cơng bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ cơng bố.

Lương tối thiểu vùng mới nhất 2016: - Nghị định 153/2016/NĐ-CP

Mức lương tối thiểu Đơn vị nhà

nước

Luật DN và khác

Chung: 01/07/2017 1.300

Vùng I: Doanh nghiệp hoạt động tại các quận, huyện TP HCM …

(trừ huyện Cần Giờ)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn thực hiện pháp luật quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2013 – 2015 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)