Trước khi đề cập đến thực tiễn công tác thanh tra – kiểm tra thì tác giả sẽ trình bày đôi nét về những vi phạm phổ biến mà trong quá trình thanh tra – kiểm tra, BHXH TP. Hồ Chí Minh phát hiện được trong hơn 6.545 cuộc kiểm tra. Đây là những hành vi phổ biến nhất mà chủ sử dụng lao động áp dụng nhằm mục đích chiếm dụng số tiền mà người lao động đóng BHXH trong thời gian dài nhất có thể. Nếu khơng có cơng tác thanh tra – kiểm tra thì sẽ khơng phát hiện được những hành vi này và quyền lợi của người lao động sẽ bị xâm phạm.
Trong thực tiễn hiện nay, việc các doanh nghiệp vi phạm luật bảo hiểm xã hội diễn ra trên diện rộng. Vì doanh nghiệp đã có những cách thức lách luật nhằm trục lợi cho mình. Những hành vi phạm luận bảo hiểm xã hội gồm các hành vi sau đây:
Không đóng bảo hiểm xã hội cho tồn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Đóng bảo hiểm xã hội không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Thoả thuận với người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Hành vi thu tiền bảo hiểm xã hội từ lương của người lao động mà không nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp khơng đúng mức quy định.
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng thời gian quy định.
Hành vi không giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động (ốm đau, thai sản).
Hành vi không làm thủ tục, lập hồ sơ để cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ hưu trí cho người lao động đủ điều kiện nghỉ việc hưởng hưu trí; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Hành vi không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi đã bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà vẫn khơng khắc phục.
Hành vi chậm trả: chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi nhận được quyết định chi trả từ cơ quan BHXH và đã được cơ quan bảo hiểm xã hội duyệt, quyết toán, chuyển tiền cho đơn vị.
Hành vi không chi trả, chi trả không đúng số được đã được duyệt về các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi đã được cơ quan bảo hiểm xã hội duyệt, quyết toán và chuyển tiền cho đơn vị (trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…)
Hành vi báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm xã hội cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức bảo hiểm xã hội địa phương.
Hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa, chữa, tẩy xố những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp.
Hành vi làm giả hợp đồng lao động để tham gia và hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội cho đối tượng khơng phải là người lao động chính thức của đơn vị.
Hành vi làm giả hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi lập danh sách người lao động không đúng thực tế để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc (trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…)
Trên đây là những hành vi vi phạm phổ biến hay nhằm mục đích trốn đóng, nợ BHXH. Những hành vi này đã được BHXH TP.Hồ Chí Minh báo cáo lên BHXH Việt Nam trong suốt thời gian luật BHXH 2006 còn hiệu lực và kết quả là luật BHXH 2014 ra đời mang lại những điểm sáng tích cực để bảo vệ quyền lợi người lao động một cách tốt nhất.
Vậy thì hiện nay luật BHXH 2014 quy định ra sao về hành vi trốn đóng, nợ BHXH. Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định những hành vi vi phạm phổ biến bị cấm như sau: 9
Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.
Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Báo cáo sai sự thật; cung cấp thơng tin, số liệu khơng chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Có thể nói luật bảo hiểm xã hội 2014 đã thêm vào điều khoản những hành vi bị nghiêm cấm đối với việc thực hiện luật bảo hiểm xã hội. Điều này làm cho tính khả thi và tính răn đe được nâng cao, giúp quyền lợi của người lao động được đảm bảo.