Việc truy thu nợ đọng bảo hiểm xã hội hiện nay gặp rất nhiều khó khăn vì trong q trình truy thu nợ đọng đã có những bất cập tồn tại, từ đó dẫn đến việc tác truy thu nợ đọng không đạt hiệu quả cao. Những bất cập trong việc truy thu nợ đọng bảo hiểm xã hội được báo chí rất quan tâm trong thời gian gần đây vì đây là vấn đề chưa tìm được lối ra. Mặc dù pháp luật về bảo hiểm xã hội đã có những quy định cụ thể nhưng vẫn khơng thể thực hiện tốt được. Theo tác giả thì bất cập trong việc truy thu nợ đọng bảo hiểm xã hội được thể hiện ở 2 khía cạnh pháp lý sau đây:
Thứ nhất, cơ quan bảo hiểm xã hội không được ưu tiên trong trả nợ của doanh nghiệp. Vì hầu hết các doanh nghiệp đều đem tài sản công ty thế chấp ngân hàng. Vì vậy khi thanh tốn nợ nần thì ngân hàng ln là đối tượng được ưu tiên, tiếp theo là người lao động, sau cùng mới là bảo hiểm xã hội. Tác giả có thể đơn cử trường hợp điển hình sau: cơng ty dệt Mai Bình Trân bị bảo hiểm xã hội quận 12 khởi kiện đòi nợ và tòa án nhân dân quận 12 đã ra quyết định buộc công ty truy nộp 532.949.080 đồng từ tháng 08/2009. Tuy nhiên khi xác minh tài khoản của công ty này thì chỉ có 1 tài khoản là cịn tiền và số tiền trong tài khoản là 500 đồng. Như vậy thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ truy thu được gì? Do đó cần pháp luật cần phải có những chính sách và biện pháp thích hợp sao cho bảo đảm quyền lợi của bảo hiểm xã hội trong việc truy thu nợ đọng.
Thứ hai, hiện nay các chế tài đối với hành vi vi phạm bảo hiểm xã hội còn qáu nhẹ, khơng đủ sức răn đe, chính vì vậy đã dẫn đến việc truy thu bảo hiểm xã hội gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay vẫn cịn nhiều hành vi khơng chấp hành luật trong truy thu nợ đọng bảo hiểm xã hội. Những hành vi không chấp hành luật chủ yếu là những hành vi sau:
Khi tịa tun án xong thì chủ doanh nghiệp cũng bay về nước và cơng ty đó cũng khơng có người đại diện hợp pháp, từ đó gây khó khăn trong việc truy thu nợ đọng bảo hiểm xã hội. Hành vi này chủ yếu xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Xác minh tài sản khó và doanh nghiệp thờ ơ trong việc chấp hành, các doanh nghiệp hiện nay khơng có thái độ hợp tác với bảo hiểm trong việc truy thu nợ đọng, họ thường xuyên có thái độ chống trả như không chịu tiếp hoặc không cung cấp thơng tin thì cán bộ bảo hiểm xã hội chỉ biết xách cặp ra về.
Nợ rồi lơ luôn là hành vi doanh nghiệp chấp nhận trả tiền bảo hiểm xã hội nhưng họ lại có động thái làm lơ ln mặc dù cơ quan chức năng đã có sự nhắc nhở bằng văn bản và khi có lệnh triệu tập của tịa thì họ cũng phới lờ.
Cũng có trường hợp các doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội vẫn nộp tiền nợ bảo hiểm xã hội nhưng chỉ nộp một phần cho có lệ, sau đó họ tìm cách trốn ln. Hành động này xảy ra rất nhiều trong thực tiễn hiện nay.
Đơn cử một trường hợp cụ thể là Tập đoàn Mai Linh là đơn vị nợ BHXH lớn
nhất trên địa bàn TP.HCM với số tiền nợ tính đến cuối 2016 là trên 100 tỉ đồng. Trước đó, từ năm 2012, đơn vị này và nhiều công ty con đã bị cơ quan BHXH khởi kiện do nợ BHXH. Qua nhiều lần di chuyển, tách nhập, đến nay đơn vị này đang sử dụng khoảng 6.000 lao động. Tuy nhiên, Cơng ty chỉ thực hiện đóng BHXH cho lao động phát sinh, số nợ BHXH ở đơn vị cũ tăng dần do phải đóng thêm lãi suất. Theo tính tốn, nếu Tập đồn Mai Linh để nợ trung bình 120 tỉ đồng, thì năm 2017 sẽ bị lãi phạt phậm nộp tương đương 18,96 tỉ đồng/năm. Số tiền lãi chậm nộp sẽ được cộng vào thành tổng nợ để tiếp tục chịu mức lãi cao sau đó. Do đó, đại diện Tập đoàn đã làm việc với cơ quan BHXH và cho biết đã lên phương án trả nợ BHXH. Với trường hợp của Tập đoàn Mai Linh hiện nay số nợ quá lớn cũng gây khó khăn cho việc trả nợ của doanh nghiệp.