5. Phương pháp nghiên cứu
1.2. Tổng quan về tiền ảo Bitcoin
1.2.3. Rủi ro khi sử dụng Bitcoin
1.2.3.1 Rủi ro giá trị
Những con số về giá cho thấy Bitcoin đang phát triển rất mạnh và xu hướng tăng nhanh trong dài hạn. Tuy nhiên đối với nhà đầu tư, việc tham gia đầu tư Bitcoin là vô cùng rủi ro bởi biến động giá của đồng tiền ảo này rất lớn. Chính do giá trị đồng Bitcoin biến động mạnh và phức tạp trong thời gian ngắn nên làm gia tăng lo sợ về cuộc bùng nổ bong bóng tại một thị trường không được quản lý bởi bất kỳ cơ quan chức năng nào. Giá của Bitcoin trên thị trường có thể bị thao túng bởi các nhà đầu tư lớn, dẫn đến hiện tượng đầu cơ.
Số Bitcoin sẽ giảm dần theo thời gian và thay đổi tùy theo số người tham gia, càng nhiều người tham gia thì giá trị của Bitcoin sẽ được đẩy lên cao, càng nhiều người đào thì thời gian và cơng sức bỏ ra sẽ tốn kém hơn. Cụ thể là tỷ giá Bitcoin với đô-la Mỹ đạt mức khoảng USD 4.300/Bitcoin vào cuối tháng 09 năm 2017, đã cho thấy giá
trị tăng nhanh chóng từ lúc Bitcoin được xem là giao dịch đầu tiên với 10.000 Bitcoin cho hai bánh pizza với giá chỉ 25 USD. Chỉ từ đầu năm 2017 đến tháng 9 cùng năm, giá Bitcoin đã tăng giảm nhiều lần, đạt mốc 1.000 USD kể từ tháng 11 năm 2013, sau đó tăng kỷ lục đến 5.000 USD rồi lại giảm xuống dưới 3.000 USD và ổn định với giá hơn 4.300 USD.
Bên cạnh đó, khi chuyển đổi Bitcoin ra các loại tiền tệ thực hay hàng hóa cũng gặp nhiều rào cản do giá Bitcoin biến đổi mạnh, khó xác định được một tỉ lệ hối đoái cố định và nhiều nơi khơng cơng nhận tính hợp pháp của Bitcoin.
1.2.3.2 Rủi ro pháp lý
Chính cơ chế hoạt động của hệ thống Bitcoin là giao thức đồng đẳng ngang hàng với mã nguồn mở. Do đó đặc trưng cơ bản là khơng chịu sự quản lý bởi các cơ quan hay Chính phủ nào hay thông qua một ngân hàng nào, người sở hữu Bitcoin sẽ chịu tồn bộ rủi ro vì khơng có cơ chế bảo vệ quyền lợi. Dẫu đa số các nước hiện nay vẫn chưa chấp nhận Bitcoin nhưng cũng đang nghiên cứu và hoàn thiện khung pháp lý về nó. Nhìn nhận và quy định ở mỗi nước khác nhau nên sẽ có nước chấp thuận hoặc không. Sức hút của Bitcoin đến từ việc giá tăng quá nhanh và có một số nước đã cho phép chuyển đổi Bitcoin qua tiền mặt. Nhưng thực tế, đồng tiền này không được bảo chứng bởi một quốc gia nào hay hàng hóa nào và chỉ giao dịch ở các sàn Bitcoin trên thế giới. Dù có một số nước hợp thức hóa Bitcoin nhưng cũng chỉ cơng nhận là đồng tiền giao dịch chứ không phải tiền tệ thật sự như các loại đồng tiền khác. Người sở hữu phải cập nhật tính pháp lý và cân nhắc khi giao dịch tránh rắc rối hay vi phạm pháp luật về nguyên tắc hoạt động và các nghĩa vụ thuế,...
1.2.3.3 Rủi ro hoạt động
Đối với người dùng nói chung, họ có thể bị thiệt hại vì các thay đổi trong giao thức mã nguồn hay các nhân tố thành phần khác của hệ thống: Dù giao thức mã nguồn của Bitcoin được cho là không thể thay đổi. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, nguyên tắc này vẫn có thể thay đổi nếu nhận được sự chấp nhận của phần lớn cộng đồng Bitcoin, dẫn đến rủi ro cho người dùng. Mặc dù vậy, rủi ro này là rất thấp. Bên cạnh đó, hệ
thống mạng và máy móc đánh sập hoặc tấn công bất cứ lúc nào, người dùng đối mặt với nguy cơ bị mất cắp Bitcoin mà khơng có cơ quan hay đơn vị quản lý nào hỗ trợ. Sàn Mt. Gox là ví dụ điển hình cho việc bị tấn cơng mạng dẫn đến mất thông tin hàng ngàn tài khoản và bị đánh cắp số lượng lớn.
Đối với những người tham gia hoạt động khai thác (miners) phải đầu tư vốn lớn vào hệ thống máy tính cho việc đào Bitcoin. Việc giá Bitcoin biến động lên xuống gây ra rủi ro khơng bù đắp được chi phí đã bỏ ra. Hơn nữa, khi những người này tập hợp để tạo thành nhóm đào Bitcoin, việc phân chia giá trị tiền thưởng Bitcoin khơng đồng đều do khó tránh được việc mâu thuẫn lợi ích với nhau.
Đối với người tham gia với tư cách đầu tư: thực tế để tham gia vào hoạt động đầu tư, họ phải thông qua các sàn giao dịch. Khi các sàn này phá sản hay chấm dứt hoạt động thì người đầu tư cũng bị ảnh hưởng. Họ có thể mất quyền truy cập vào tài khoản Bitcoin hay mất lượng Bitcoin mà mình có trong đó.
1.2.3.4 Rủi ro cạnh tranh
Trong thế giới tiền tệ kỹ thuật số tồn tại haii khái niệm: Bitcoin và Altcoin. Altcoin chỉ những loại tiền kỹ thuật số thay thế cho Bitcoin và có thể là nguy cơ nếu trở thành lựa chọn mới cho nhà đầu tư. Altcoin ra đời với mục đích là các phiên bản cải thiện nhược điểm cho Bitcoin. Điển hình là các đối thủ như: Ethereum, Ripple, Dash, Monero,... Mặc dù hiện nay Bitcoin vẫn chiếm ưu thế trên thị trường nhưng kể từ khi bắt đầu đến nay, thị phần Bitcoin cũng bắt đầu giảm và nhường chỗ cho những Altcoin trỗi dậy.
1.2.3.5 Rủi ro về hoạt động phạm pháp như rửa tiền và tài trợ khủng bố
Bitcoin là tiền ảo được lưu giữ dưới dạng kỹ thuật số nên nguy cơ bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch là rất lớn. Các giao dịch bằng Bitcoin có tính ẩn danh cao, khơng có địa chỉ của người mua và người bán, khơng có bên thứ ba (khơng có hệ thống thanh tốn và giám sát bởi định chế tài chính uy tín) và do đó khơng có phí giao dịch, nên Bitcoin dễ dàng bị lợi dụng trở thành công cụ cho tội phạm rửa tiền, bn bán ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh tốn tài sản phi pháp hay
tài trợ cho các hoạt động khủng bố…
Sử dụng Bitcoin được xem như lựa chọn của những người trốn thuế. Một khoản thu nhập là khơng phải đóng thuế khi việc xác định người giao dịch thì khơng dễ dàng do tính ẩn danh đối với tài khoản giao dịch Bitcoin. Bởi lẻ, trong các giao dịch này, không cần đến một tài khoản ngân hàng hay một bên thứ ba liên quan. Hơn nữa, đối với đa số các nước chưa có luật định rõ ràng về Bitcoin thì các giao dịch liên quan đến Bitcoin có thể xem là khơng phải có nghĩa vụ thuế và gây nhiều tranh cãi.
Ngoài ra, Bitcoin dễ dàng bị lợi dụng trở thành công cụ cho tội phạm rửa tiền hay tài trọ khủng bố. Tội phạm thực hiện hoạt động phi pháp như tin tặc, buôn bán ma túy, buôn lậu, cờ bạc trái phép sử dụng Bitcoin như phương tiện thanh toán do các đặc điểm trong hệ thống giao dịch của nó dễ dàng cho việc mua bán hàng hóa phi pháp hay hỗ trợ cho những hoạt động phi pháp. Từ đó, số lượng Bitcoin được thanh toán này được chia nhỏ ra thanh toán cho những giao dịch mua bán khác để đổi lấy Bitcoin khác hoặc chuyển sang sàn giao dịch khác để hợp pháp hóa các Bitcoin này hay bán đi đổi lấy tiền thực.
Vụ việc điển hình gần đây là khi cả thế giới bị chấn động vì cuộc tấn cơng mã độc trên hệ thống máy tính và địi tiền chuộc với quy mơ tồn cầu, với tên gọi WannaCry, và thay vì yêu cầu nạn nhân sử dụng tiền thực để chuộc dữ liệu như trước kia, tin tặc chuyển sang địi thanh tốn Bitcoin. Hay các vụ việc nổi tiếng khác trước đây điển hình là:
Đóng cửa trang web Silk Road:
Từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 9 năm 2013, Silk Road đóng vai trị là thị trường trực tuyến cho ma túy và các sản phẩm không rõ nguồn gốc. Website này được thiết kế để hỗ trợ giao dịch bí mật bằng cách cho phép người dùng ẩn danh và yêu cầu thanh toán bằng tiền ảo Bitcoin. Có gần 13.000 sản phẩm, như ma túy, súng… với các danh mục dịch vụ rất đa dạng, như đột nhập tài khoản Facebook, Twitter và các mạng xã hội, thậm chí là ám sát. Tháng 10 năm 2013, các nhà chức trách Mỹ đã đóng cửa
trang web Silk Road khi phát hiện đây là một nơi bán ma túy trực tuyến. Chúng nhận thanh toán bằng Bitcoin rồi gửi ma túy cho khách hàng qua đường bưu điện. Chỉ riêng lượng ma túy và hàng hóa bất hợp pháp trên Silk Road đã có giá trị lên đến hơn 9,5 triệu BTC, tương đương 1,2 tỷ USD lúc bấy giờ.
Sập sàn Mt. Gox:
Tháng 6 năm 2011 đã xảy ra một sự cố gián đoạn giao dịch, tin tặc xâm nhập vào máy tính của một nhân viên quản trị Mt. Gox và đặt lệnh chuyển một lượng lớn Bitcoin vào tài khoản của kẻ xấu. Những tài khoản bị thâm nhập có tổng trị giá lên tới gần 9 triệu USD.
Tháng 2 năm 2014, toàn bộ lệnh rút tiền tiếp tục bị chặn bởi Mt. Gox để bảo trì. Ba ngày sau, Mt.Gox chính thức thơng báo đang gặp phải sự cố kỹ thuật. Hai tuần sau đó, giá giao dịch Bitcoin sụt xuống còn khoảng 200 USD so với 600 USD trên các sàn giao dịch khác. Các khách hàng của Mt.Gox vẫn chưa thể rút lại tiền. Tối ngày 28 tháng 2, sàn giao dịch chính thức tuyên bố phá sản và cho hay gần nửa tỉ đô la Mỹ đã bốc hơi cùng tin tặc.
1.2.4 Các nghiên cứu liên quan đến tiền ảo Bitcoin 1.2.4.1 Các nghiên cứu của nước ngoài: 1.2.4.1 Các nghiên cứu của nước ngoài:
Các nghiên cứu trên thế giới về tiền ảo Bitcoin phần nhiều liên quan đến khía cạnh Tốn học, Tin học, Kỹ thuật. Tuy nhiên cũng có nhiều cơng trình trong lĩnh vực kinh tế với các chủ đề bao gồm: tìm hiểu vai trị của Bitcoin, mối quan hệ giữa Bitcoin với vàng, tỷ giá,…, mơ hình dự báo xu hướng biến động, sự điều tiết của cơ quan quản lý thị trường với loại tiền ảo này.
Về mặt kỹ thuật: Các bài nghiờn cu Băohme, Christin, Edelman, and Moore (2015). Brandvold, Moln´ar, Vagstad, and Valstad (2015) chứa đựng các lịch sử, sự kiện quan trọng đối với Bitcoin. Trong khi White (2015) xem xét nghiên cứu thị trường tiền kỹ thuật số một cách rộng hơn. Bitcoin được xem là loại tiền kỹ thuật số mà khơng có Ngân hàng Trung ương nào có trách nhiệm phát hành hay có các đặc điểm vật lý cụ
thể. Đặc biệt, Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số sử dụng kỹ thuật mật mã để xác thực quyền sở hữu và các giao dịch trên thị trường. Việc mã hóa Bitcoin cũng được đề cập trong nghiên cứu của Nakamoto (2008) và giao thức này giúp nó khơng thể bị giả mạo trong các giao dịch. Nakamoto cho biết, Bitcoin được giới hạn với tổng số lượng là 21 triệu, đó cũng là phần thưởng cho những người nào giải được thuật toán để xác minh giao dịch được gọi là “đào mỏ”, tương tự như nghiên cứu của Kroll, Davey, and Felten (2013). Một khi được đào thành cơng Bitcoin có thể được bán hay thanh tốn cho các giao dịch mua hàng hay được giữ để đầu tư sinh lợi cho người sở hữu chúng. Bitcoin có thể được mua hay bán trên các trang web thường được gọi là “sàn giao dịch”, mỗi sàn được vận hành độc lập và liên tục 24 giờ mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần trên phạm vi toàn cầu. Dwyer (2015) chỉ ra rằng giá trị Bitcoin được đảm bảo là kết quả do số lượng giới hạn của nó cũng như cách thức xác thực độc đáo của Bitcoin. Luther (2016) chỉ ra các điều kiện nhằm làm giảm chi phí giao dịch của Bitcoin trong khi Halaburda and Gandal (2014) cho rằng giá trị Bitcoin còn được dựa trên sự cạnh tranh với các loại tiền kỹ thuật số khác. Điều này tạo nên sự biến động so với giá ban đầu của nó nhưng sau đó sẽ được điều chỉnh theo hành vi của thị trường tương tự như việc sử dụng một tài sản tài chính. Trong khi đó, Kristoufek (2013) phát hiện được mối quan hệ liên kết giữa giá Bitcoin và số lượng truy vấn tìm kiếm thơng tin của nó trên Google hay Wikipedia (các bong bóng đầu cơ xuất phát từ sự tị mị của thị trường).
Khi nghiên cứu về khía cạnh giá trị của Bitcoin, Bri`ere, Oosterlinck, and Szafarz (2015) chỉ ra rằng Bitcoin là một tài sản phù hợp dùng để đa dạng hóa danh mục đầu tư hiệu quả. Rogojanu and Badea (2014) so sánh Bitcoin như là hệ thống tiền tệ thay thế. Brandvold (2015) và Ciaian (2016) tập trung vào việc hình thành giá trên thị trường Bitcoin. Bouri (2016) chú ý đến vai trò của khối lượng giao dịch trong việc giải thích suất sinh lời và đọ biến động của Bitcoin. Balcilar (2016) đã mơ hình hóa sự độ biến đồn trong suất sinh lời của Bitcoin trong dài hạn. Yermack (2013) lập luận rằng Bitcoin được xem như một khoản đầu cơ hơn là tính chất tiền tệ của nó vì giá trị vốn hóa thị trường của nó cao hơn khi so sánh với hiệu quả kinh tế của nó. Mặc dù độ biến
động của Bitcoin lớn (Molnár, 2015), nhưng nó có thể được đưa vào danh mục đầu tư thay thế với lợi nhuận cao tương tự. Nếu một nhà đầu tư đánh mất niềm tin vào hệ thống tiền tệ truyền thống hay vào nền kinh tế, họ có thể xem xét đầu tư bào Bitcoin. Điều này là một trong những lý do giải thích tại sao đơi khi Bitcoin được gọi là vàng điện tử “digital gold” (Popper, 2015). Dyhrberg (2015) cho rằng năng lực bảo hiểm rủi ro của Bitcoin nằm ở giữa vàng và USD, nhưng sau đó lại lập luận rằng Bitcoin có thể được dùng để bảo hiểm cho sự biến động của thị trường chứng khoán Anh và USD.
Đặc biệt Elie Bouri (2015) trong nghiên cứu “Các thuộc tính phịng ngừa rủi ro và tài sản an tồn: Liệu Bitcoin có phải đơn thuần là tài sản đa dạng hóa đầu tư hay không?”. Mặc dù sự quan tâm đối với Bitcoin như là tài sản kỹ thuật số ngày càng gia tăng, nhưng những lý thuyết về kinh tế, tài chính hiện nay đang thiếu những bằng chứng thực nghiệm về đặc tính đa dạng hóa, phịng ngừa rủi ro và tài sản an tồn của nó khi đặt trong mối quan hệ với các tài sản khác, đặc biệt là đối với cổ phiếu, trái phiếu, dầu, vàng, các chỉ số hàng hóa và chỉ số sức mạnh đồng USD.
Một mảng nghiên cứu khác là các yếu tố hình thành nên giá trị của Bitcoin. Yermack (2013) đã chỉ ra những điểm yếu của Bitcoin trong vai trò là tiền tệ. Tác giả xem Bitcoin (và các loại tiền kỹ thuật số tương tự) khơng có giá trị thực. Các đặc tính của nó là vơ hình và cơng cụ lao động được sử dụng để khai thác chúng là máy tính chứ khơng phải là con người hay các dụng cụ cơ khí khác. Giá trị ảo của Bitcoin không thể trực tiếp so sánh với giá trị hữu hình của vàng. Yermack cũng cho rằng biến động giá Bitcoin tương quan khá nhiều với USD mà giá USD thì có sự khác nhau ở các khu vực. Do đó, điều này sẽ gây ra khó khăn khi phân tích dữ liệu giá Bitcoin tại các quốc gia khác nhau. Hanley (2013) đề xuất giá trị của Bitcoin sẽ thả nổi theo sự biến động của các loại tiền tệ khác trong các điều kiện thị trường thuần túy mà khơng có giá trị nào đảm bảo cho nó. Tương tự, Woo (2013) cũng cho rằng Bitcoin cũng có những đặc tính gần giống như tiền nhưng khơng có nền tảng đảm bảo như tiền. Jenssen (2014) đã xác định Bitcoin là thành quả công việc trong hoạt động khai thác dựa trên máy tính. Van Alstyne (2014) xem xét các nguồn giá trị của Bitcoin xuất phát từ các giá trị kỹ thuật.
điều này giải thích cho việc các loại tiền kỹ thuật số khác nhau mặc dù có cùng giao thức khai thác tương tự nhau nhưng lại có giá trị khơng giống nhau. Bouoiyour & Selmi (2014) cố gắng mô tả giá trị Bitcoin dựa trên sự hồi quy các biến độc lập như giá vàng, số lượng tìm kiếm từ khóa Bitcoin trên Google, tốc độ luân chuyển của Bitcoin được đo lường bởi dữ liệu giao dịch. Polasik (2014) nghiên cứu cho thấy sự hình thành giá Bitcoin là kết quả của sự phổ biến và nhu cầu giao dịch của người dùng với Bitcoin và kết quả tìm kiếm trên Google cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên tác giả đánh giá việc sử dụng các kết quả tìm kiếm trên Google khi phân tích giá trị của Bitcoin