Các nhân tố ảnh hưởng đến giá Bitcoin thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiền ảo bitcoin thực trạng tại một số quốc gia trên thế giới và quản lý tại việt nam (Trang 70)

2.3 .Thực trạng tại Việt Nam

3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá Bitcoin thế giới

3.1.1 Các yếu tố về mặt kỹ thuật và quan hệ xã hội

Sau một chuỗi thời gian khá dài duy trì ổn định dưới mức 1000 USD/Bitcoin, đồng tiền này đã ghi nhận đà bức phá mạnh mẽ từ cuối năm 2016 đến nay và có thời điểm đã gần tiệm cận mức 5.000 USD. Tính tới thời điểm ngày 08/10/2017 giá Bitcoin đang giao dịch trên thị trường thế giới ở mức 4423 USD/Bitcoin tăng gần 350% so với mức giá mở cửa đầu năm 2017 là 997 USD/Bitcoin. Vậy những nhân tố nào đã khiến đồng tiền kỹ thuật số này có đà bức phá mạnh mẽ như vậy.

3.1.1.1 Vai trị điều tiết của Chính phủ

Mặc dù Bitcoin khơng chịu sự kiểm sốt bởi bất kỳ cá nhân, tổ chức hay Chính phủ của quốc gia nào nhưng những quan điểm điều hành hay sự điều tiết của Chính phủ lại có nhiều tác động đến giá của Bitcoin. Việc Chính phủ của các nước đặc biệt là những nước chiếm thị phần giao dịch lớn trên thế giới ban hành bất cứ quy định gì để điều tiết đối với loại tiền kỹ thuật số này đều có những tác động nhất định đến xu hướng giá của nó. Vì tính chất khơng định danh của Bitcoin nên hầu hết các Chính phủ đều đang hướng tới việc kiểm sốt chặt chẽ hơn đối với nó hay bắt buộc các sàn giao dịch muốn chấm nhận hoạt động phải thêm vào sự giám sát của bên thứ ba đối với các giao dịch tại đây. Nếu các quy định ngày càng được thắt chặt sẽ dẫn đến nhu cầu giao dịch của Bitcoin sẽ giảm đi và mức độ ít hay nhiều là phụ thuộc vào quy mô của thị trường đó. Chúng ta có thể minh chứng điều này thông qua một loạt các quy định gần đây của Chính phủ Trung Quốc trong quản lý tiền kỹ thuật số đã khiến thị trường Bitcoin tại nước này gần như tê liệt và đánh mất vị trí dẫn đầu thế giới trong nhiều năm qua sau khi PBOC đã ban hành quy định yêu cầu các doanh nghiệp Trung Quốc chấm dứt việc phát hành ICO và yêu cầu chấm dứt hoạt động giao dịch trên các sàn. Đây là

một thông tin gây sốc cho thị trường Bitcoin toàn cầu và đã khiến giá Bitcoin giảm ngay lập tức 10% giá trị và thêm 10% nữa trong ngày tiếp theo. Có thể thấy với việc Trung Quốc chiếm phần lớn lượng giao dịch Bitcoin, những thông tin về quy định quản lý như thế này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu giao dịch tại thị trường nội địa và gián tiếp cũng ảnh hưởng đến thị trường thế giới (Hình 3.1). Trong dài hạn Chính phủ các nước sẽ dần thắt chặt quy trình kiểm sốt đối với tiền kỹ thuật số nói chung và Bitcoin nói riêng sẽ hạn chế đà tăng của giá Bitcoin được hỗ trợ bởi nhu cầu đầu tư gia tăng và giới hạn trong nguồn cung phát hành.

Hình 3.1: Giá Bitcoin và điều chỉnh chính sách của PBOC

Nguồn: www.zerohedge.com

3.1.1.2 Những ảnh hưởng của thông tin truyền thông

Do Bitcoin được giao dịch rộng khắp trên thế giới nên những thông tin về thị trường hay những bình luận của những chuyên gia thường tạo nên sức ảnh hưởng ít nhiều đến xu hướng biến động của nó. Đặc biệt giao dịch của những cá nhân riêng lẻ

chịu ảnh hưởng nhiều của tâm lý đám đơng khi khơng có sự quản lý của các cơ quan có chức năng trong việc kiểm định thơng tin thì những thơng tin giả mạo có thể được nhân rộng ra trên phạm vi tồn cầu. Như gần đây việc có thơng tin cho biết nhà bán lẻ hàng đầu thế giới Amazon có thể chấp nhận hình thức thanh tốn bằng Bitcoin vào đầu tháng 10 tới đây đã khiến thị trường Bitcoin khá hào hứng. Với vị trí của Amazon có thể hiểu quyết định này sẽ giúp giá trị của Bitcoin tăng trưởng cực kỳ mạnh khi tạo nên sự tin cậy to lớn cho thị trường đồng thời gia tăng khả năng đồng tiền này được các Chính phủ chấp nhận một cách chính thức. Tuy nhiên, đại diện của Cơng ty này đã bác bỏ các thông tin này và sau khi điều tra ngược lại, thông tin này chỉ xuất phát từ bài nhận định để quảng cáo sản phẩm của một thành viên trong diễn đàn Bitcoin đã được lan truyền với tốc độ chóng mặt và vơ tình được hợp thức hóa trong thời gian ngắn mà khơng hề được một cơ quan kiểm soát thị trường nào xác thực. Trong một tình huống khác, CEO kiêm Chủ tịch của Ngân hàng JPMorgan Chase - tập đồn cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu thế giới và là 1 trong bộ 4 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ là Jamie Dimon đã tuyên bố Bitcoin chỉ là một trị lừa đảo và ơng sẽ sa thải bất cứ nhân viên nào của ông nếu biết họ tham gia giao dịch loại tiền này. Ngay lập tức giá Bitcoin đã giảm 2,7% sau phát biểu này. Những thông tin sai lệch hay những bình luận như vậy sẽ ảnh hướng lớn tới quyết định đầu tư của rất nhiều thành viên trên thị trường. Hằng ngày có hằng triệu thông tin liên quan đến Bitcoin được công bố trên các diễn đàn và việc kiểm định được tính xác thực của nó hiện chưa có một cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm đang là một rủi ro khá lớn của nhà đầu tư trên thị trường này.

Hình 3.2: Giá Bitcoin và phát biểu của chuyên gia

Nguồn: www.bloomberg.com

3.1.1.3 Tính ổn định và an tồn của hệ thống bảo mật Bitcoin

Nhờ những đặc tính kỹ thuật riêng biệt đã giúp hệ thống vận hành Bitcoin hoạt động một cách ổn định và an tồn. Tuy nhiên vì là một loại tiền kỹ thuật số được giao dịch trực tuyến nên nó cũng đối mặt với các cuộc tấn cơng mạnh của Hacker để lấy cắp thông qua các sàn giao dịch của đồng tiền này. Vừa qua sàn giao dịch Bithumb là sàn giao dịch Bitcoin lớn thứ 4 thế giới đặt trụ sở tại Hàn Quốc đã bị tấn công và đánh cắp hàng tỷ won của khách hàng. Hay như gần đây nhất là vào năm 2016, sàn giao dịch Bitfinex đã xác nhận bị hacker tấn công gây thiệt hại gần 65 triệu USD đã khiến cho các nhà đầu tư tại Hồng kong sụt giảm giao dịch mạnh. Sự việc tương tự cũng đang khiến sàn giao dịch Mt.Gox tại Tokyo phải đóng cửa sau khi mất lượng Bitcoin với giá trị 473 triệu USD.

Hình 3.3: Giá Bitcoin giảm mạnh sau khi sàn Bitfinex bị hacker tấn cơng

Nguồn: www.coindesk.com

3.1.1.4 Tình hình nguồn cung cầu Bitcoin của thị trường.

Giá của Bitcoin phụ thuộc khá lớn vào các nguồn cung và cầu của thị trường. Tuy nhiên nguồn cung của Bitcoin hiện đang bị giới hạn bởi đặc tính kỹ thuật của nó với 21 triệu Bitcoin tổng cộng. Trong khi nhu cầu của loại tiền kỹ thuật số này tăng lên từng ngày (Hình 3.4). Chính vì vậy nhiều chuyên gia đã dự đoán giá của Bitcoin sẽ có xu hướng tăng trong dài hạn do giới hạn về nguồn cũng của thị trường.

Hình 3.4: Nhu cầu giao dịch Bitcoin giai đoạn 2013-2017

Hình 3.5: Thị phần về khối lượng khai thác Bitcoin vào tháng 1/2017

Nguồn: Global Cryptocurrency Benchmarking Study

Nguồn cung sơ cấp của Bitcoin chủ ý đến từ hoạt động “đào” thông qua các giàn máy tính chuyên dụng. Hiện tại theo dữ liệu thống kê hơn một nửa khối lượng đào Bitcoin trên thế giới là xuất phát từ Trung Quốc (58%) trong khi Mỹ chiếm vị trí thứ hai với 16% và phần còn lại của thế giới vào khoảng 26% (Hình 3.5). Có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất khai thác Bitcoin đó là: chi phí điện năng thấp để tối đa hóa lợi nhuận, tốc độ đường truyền tốt để xử lý giao dịch và điều kiện môi trường làm việc tối ưu để các dàn máy tính hoạt động ổn định. Nhìn chung các hoạt động khai thác chủ yếu tập trung ở những vùng có khí hậu mát mẻ để tận dụng khả năng làm mát của tự nhiên như Bắc Mỹ, Bắc và Đông Âu, Trung Quốc. Đặc biệt tại Trung Quốc cũng tập trung chủ yếu ở các khu vực hẻo lánh phía Bắc nơi nhiệt độ khá thấp và chi phí tiền điện cũng như thuê đất rất rẻ.

Hình 3.6: Bản đồ đào các loại tiền kỹ thuật số trên thế giới

Nguồn: Global Cryptocurrency Benchmarking Study

Doanh số khai thác Bitcoin quy ra USD đạt mức cao kỷ lục trong năm 2014 với mức 786 triệu USD và giảm mạnh về mức 375 triệu USD trong năm 2015. Đến năm 2016 thì giá trị khai thác đã hồi phục trở lại mức 563 triệu USD (Hình 3.7) . Tuy nhiên đồ thị này chỉ giúp chúng ta có cái nhìn tương đối về số lượng Bitcoin được khai thác hằng năm vì giá của Bitcoin có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2014 - 2016. Giai đoạn 2014 – 2015 giá giao dịch trung bình của Bitcoin chưa đến 600 USD/Bitcoin trong khi giai đoạn 2016 giá trung bình khoảng gần 1000 USD/Bitcoin. Như vậy nếu quy về khối lượng Bitcoin được khai thác thì nó lại có xu hướng giảm từ năm 2014 đến 2016 thể hiện mức độ khai thác ngày càng khó hơn và tốn nhiều thời gian để đào một Bitcoin hơn.

Hình 3.7: Doanh số khai thác Bitcoin giai đoạn 2013-2016

Nguồn: Global Cryptocurrency Benchmarking Study

3.1.1.5 Mức độ chấp nhận Bitcoin như một phương tiện thanh tốn:

Ngày càng có nhiều các doanh nghiệp cung cấp các dịch vị như café nhà hàng, thương mại điện tử… chấp nhận hình thức thanh tốn bằng Bitcoin. Điều này sẽ tạo nên một hiệu ứng tâm lý tốt cho những người đã đang và sẽ nắm giữ Bitcoin với kỳ vọng đồng tiền này sẽ sớm được chấp nhận rộng rãi. Tại Nhật Bản thị trường Bitcoin số 1 thế giới hiện nay, sau khi Cơ quan dịch vụ tài chính nước này chính thức xem Bitcoin là phương tiện thanh toán hợp pháp kể từ ngày 1/4/2017 việc chấp nhận tại các cửa hàng buôn bán bây giờ đã trở nên rõ ràng hơn. Việc Bitcoin được ưa chuộng trong hoạt động thanh toán đã giúp tăng lượng chi tiêu của khách du lịch đến Nhật Bản và tại đây hiện có 260 ngàn cửa hàng tại nước này sử dụng hình thức thanh tốn Bitcoin. Đồ thị ở hình 3.8 cho thấy bức tranh toàn cảnh về phân khúc sử dụng tiền kỹ thuật số (chủ yếu là Bitcoin) trong việc thanh toán tại các khu vực trên thế giới.

Hình 3.8: Tỷ lệ các khu vực sử dụng theo các hình thức thanh tốn

Nguồn: Global Cryptocurrency Benchmarking Study

Trong đó:

- Money transfer services: Dịch vụ chuyển tiền quốc tế cho các cá nhân bằng đồng nội tệ, thường là các giao dịch chuyển tiền truyền thống và thanh toán các hóa đơn.

- B2B payments: Giao diện cung cấp loại hình thanh tốn nước ngồi cho doanh nghiệp bằng đồng nội tệ.

- Merchant services: Dịch vụ cung cấp các hình thức thanh tốn bằng tiền kỹ thuật số cho các giao dịch bán lẻ hay thương mại như mua hàng online…

- General-purpose cryptocurrency platform: Giao diện cung cấp các dịch vụ chuyển đổi tiền kỹ thuật số khác nhau thơng qua hình thức thanh tốn tức thì giữa các bên tham gia và sử dụng tiền kỹ thuật số hay nội tệ làm phương tiện thanh toán

Từ hình trên ta có thể thấy được khu vực châu Á thường sử dụng Bitcoin như là một công cụ để chuyển tiền cá nhân, trong khi thị trường châu Âu lại sử dụng với mục đích thanh tốn thương mại và chuyển đổi giữa các loại tiền kỹ thuật số này. Tại thị trường châu Mỹ, các doanh nghiệp lại có thói quen sử dụng tiền kỹ thuật số để thanh toán cho các giao dịch của doanh nghiệp mình. Việc hiểu được các tập quán giao dịch

sẽ là một cơ sở tốt để nghiên cứu về ảnh hưởng của mức độ chấp nhận Bitcoin lên xu hướng giá của nó.

3.1.2 Các yếu tố về mặt kinh tế

3.1.2.1 Giá vàng thế giới: Bên cạnh vàng, thì các loại tiền kỹ thuật số nói chung và

Bitcoin nói riêng đang nổi lên như là một tài sản để chống lại các rủi ro hay là một tài sản an tồn mới.

Hình 3.9: Bitcoin với vai trị là tài sản an tồn

Hình 3.9 cho chúng ta thấy được bức tranh sơ bộ về mối tương quan giữa biến động giá Bitcoin và các rủi ro kinh tế chính trị phát sinh trên tồn thế giới. Giá Bitcoin thường có xu hướng tăng khi các rủi ro xảy ra một phần là do thị trường muốn tìm kiếm một loại tài sản để đảm bảo an toàn cho danh mục đầu tư của mình. Tuy nhiên dường như phản ứng của Bitcoin với những rủi ro này thường nhanh và mạnh hơn so với Vàng.

Hình 3.10: Biến động giá Bitcoin sau khi Triều Tiên phóng tên lửa

Nguồn: www.coindesk.com

Chỉ trong thời gian ngắn ngay sau khi Triều Tiên thử tên lửa vào giữa tháng 9 vừa qua, giá giao dịch Bitcoin trên thị trường thế giới đã tăng gần 300 USD/Bitcoin lên mức 4.660 USD/Bitcoin.

Vàng là một loại tài sản an toàn khá hấp dẫn nhưng khối lượng vật lý của nó là rất lớn và việc cất giữ nó địi hỏi phải đầu tư chi phí. Trong khi đó việc nắm giữ Bitcoin lại hồn tồn tiện lợi chỉ bằng một cú click chuột và việc giao dịch Bitcoin có thể thực hiện trong mọi địa điểm và bất cứ lúc nào kể cả ngày hay đêm. Tại hai quốc gia mà người dân có truyền thống nắm giữ vàng lớn nhất thế giới như Ấn Độ và Trung Quốc, việc Chính phủ các nước này đang dần kiểm sốt dòng vốn và quản lý chặt thị trường vàng khiến giới đầu cơ và người dân nước này tính đến việc sử dụng một loại tài sản an tồn khơng có biên giới và khơng thể kiểm sốt được ngày một nhiều hơn. Bitcoin đang dần trở thành một kênh cất giữ tài sản an toàn và là một phiên bản điện tử nâng cấp của Vàng.

Tuy nhiên quy mơ vốn hóa khá thấp của thị trường Bitcoin hiện nay là một điểm trừ của nó. Với quy mơ vốn hóa hiện nay khoảng hơn 72 triệu USD so với mức 7 nghìn tỷ USD của thị trường vàng là một sự chênh lệch quá lớn. Quy mơ nhỏ và biến động giá lớn sẽ khiến tính hấp dẫn của thị trường Bitcoin thua kém so với việc nắm giữ trong

bối cảnh thị trường hiện tại. Đó là chưa kể đến việc các chuyên gia đang dự báo Bitcoin đang ở trong giai đoạn bong bóng nên rủi ro giảm giá mạnh một khi bong bóng này vỡ sẽ khiến cho các nhà đầu tư phải cân nhắc khi quyết định nắm giữ loại tài sản này. Nhìn chung do có tính chất phịng vệ an tồn nên trong những giai đoạn thị trường tài chính thế giới biến động mạnh, giá vàng và giá Bitcoin thường có mối tương quan cùng chiều với nhau.

Hình 3.11: Đồ thị giá vàng và giá Bitcoin thế giới trong giai đoạn 2015-2017

Nguồn: Reuters

3.1.2.2 Bitcoin và chỉ số USD Index

Giao dịch Bitcoin dựa trên đồng USD chiếm gần 25% lượng giao dịch của loại tiền ảo này trên tồn cầu chính vì vậy những biến động của đồng USD (được phản ảnh qua chỉ số đo lường sức mạnh của đồng tiền này là USD Index) sẽ có tác động nhất định đến giá trị của Bitcoin. Việc một đồng USD mạnh lên nhờ khả năng FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong ít nhất 2 đến 3 năm nữa và sức mạnh nội tại của nền kinh tế Mỹ dưới thời Tổng thống Trump sẽ ít nhiều làm suy giảm nhu cầu đầu tư vào các tài sản thay thế khác như Bitcoin. Đồ thị hình 3.12 bên dưới cho chúng ta thấy giữa hai loại

tiền tệ thực và ảo này có mối quan hệ khác ngược chiều nhau. Trong khi USD là đồng tiền giao dịch rộng rãi trên phạm vi tồn cầu thì Bitcoin lại là đồng tiền kỹ thuật số phục vụ nhiều vào mục đích đầu cơ hay phòng ngừa rủi ro.

Trong nghiên cứu của tác giả Dirk G. Baur, Thomas Dimpfl, Konstantin Kuck về mối quan hệ giữa Bitcoin, Vàng và USD Index năm 2017, tác giả đã kết luận rằng Bitcoin có mối tương quan với Vàng và đồng USD. Tuy nhiên tác giả không nhận thấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiền ảo bitcoin thực trạng tại một số quốc gia trên thế giới và quản lý tại việt nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)