5. Phương pháp nghiên cứu
2.2.5. Thị trường Châu Âu
Chưa có đạo luật nào được EU thơng qua có liên quan với tình trạng của Bitcoin dưới dạng một loại tiền tệ. Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) là một trong những cơ quan đầu tiên đưa ra các khái niệm về tiền ảo trong “Virtual Currency Schemes” vào năm 2012, trong đó nêu ra Bitcoin là một loại tiền ảo có thể chuyển đổi để mua bán hàng hóa, dịch vụ và đồng tiền thực của các nước. Trước sự gia tăng nhanh chóng thị trường này, Cơ quan Ngân hàng Châu Âu đã ban hành một cảnh báo về nguy hiểm khi sử dụng các loại tiền ảo này vào cuối năm 2013. Tại các nước thuộc khu vực này cũng có cách nhìn nhận khác nhau.
Mặc dù có liên quan đến rửa tiền và buôn bán ma túy trực tuyến bất hợp pháp, Bitcoins hiện nay được Đức coi là một loại "tiền tư nhân" và việc sản xuất Bitcoins là việc tạo ra tiền tư nhân. Nó được xem như cơng cụ tài chính chứ khơng phải là tiền tệ thực sự. Bộ Tài Chính Liên bang Đức tuyên bố đánh thuế vào Bitcoin trong một số trường hợp. Trong đó, sẽ khơng được miễn thuế đối với các hoạt động thương mại sử dụng Bitcoin. Ngoài việc trả thuế lợi tức vốn, người sử dụng Bitcoin cũng phải trả thuế bán hàng (VAT).
Ngân hàng Trung ương Phần Lan cho rằng Bitcoin không đáp ứng định nghĩa của một đồng tiền, thậm chí là một phương thức thanh tốn điện tử. Vì vậy, đồng tiền ảo này đã được Phần Lan coi là một loại hàng hóa.
Chính phủ Nauy cho rằng đồng tiền ảo Bitcoin khơng đủ tính pháp lý để được coi là tiền tệ thực sư và coi chúng là loại tài sản và phải chịu thuế.
Tháng 10/2015, Tòa án Tối cao châu Âu cho phép lưu hành đồng tiền ảo Bitcoin. Tuyên bố của tòa nhấn mạnh, tiền ảo vừa là tiền tệ, hàng hóa, vừa là sản phẩm của cơng nghệ, nên việc đánh thuế giao dịch là không thỏa đáng. Phán quyết này sẽ giúp các giao dịch Bitcoin tại châu Âu tiết kiệm chi phí và có thể thúc đẩy tiền ảo phát triển. Phán quyết trên sẽ có hiệu lực tại 28 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Đồng thời phán quyết này cũng mở đường cho việc giảm chi phí trong giao dịch bằng loại tiền này trong EU và có thể mang lại lợi ích cho ngành cơng nghiệp Bitcoin. Châu Âu được cho là khung pháp lí với chính sách thân thiện, cởi mở cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư Bitcoin. Tuy nhiên, Châu Âu đang đứng thứ 4 với 5% thị phần trong quy mô phát triển cũng như khối lượng giao dịch. Trước khi Trung Quốc áp dụng lênh cấm các sàn giao dịch thị trường Châu Âu chỉ chiếm từ 2 đến 3% tổng khối lượng giao dịch toàn cầu.
Hiện tại, cùng lo ngại như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Châu Âu đang tìm cách tiếp tục thắt chặt các quy định đối với tiền tệ kỹ thuật số bao gồm cả Bitcoin. Trước đây, Ủy ban châu Âu chỉ đề ra các quy định nghiêm ngặt đối với các sàn giao dịch tiền tệ kỹ thuật số và các nhà cung cấp dịch vụ ví Bitcoin đồng thời bố đề xuất mới nhằm ngăn chặn việc sử dụng hệ thống tài chính nhằm mục đích rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố bao gồm tất cả các loại tiền tệ kỹ thuật số kể cả Bitcoin vào năm 2016 . Nghị viện châu Âu đã đề xuất sửa đổi bổ sung nhằm điều chỉnh kinh doanh tiền tệ kỹ thuật số, bổ sung thêm vô số loại hình kinh doanh, cụ thể là khơng cho phép tính năng ẩn
danh. Các chính quyền cà các cơ quan chức năng hiện nay đều cho thấy nổ lực muốn quản lý đồng tiền này trước sự phát triển nhanh chóng trên tồn cầu.