Chương 4 : GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TIỀN ẢO BITCOIN TẠI VIỆT NAM
4.1 Đối với Nhà nước
* Giải pháp rút ra từ kết quả mơ hình định lượng: Nhìn chung từ kết quả nghiên cứu định lượng chúng ta có thể thấy có hai cặp yếu tố cần được các cơ quan quản lý theo dõi trong mối quan hệ với thị trường Bitcoin. Đó là mối quan hệ giữa sức mạnh đồng USD với giá Bitcoin và khối lượng giao dịch Bitcoin với giá vàng thế giới. Như vậy ít nhiều có sự liên thơng nhất định giữa thị trường ngoại hối, thị trường Vàng và thị trường giao dịch Bitcoin. Chính vì vậy để quản lý thị trường Bitcoin thì cần nắm rõ những mối quan hệ này và cần xây dựng một gói giải pháp tổng thể chứ không nên chỉ chú trọng vào một thị trường nhất định nào. Bên cạnh đó cơng tác dự báo biến động có thể xảy ra đối với các thị trường được đề cập ở trên có thể được căn cứ từ các tín hiệu ở những thị trường còn lại. Điều này giúp các cơ quan quản lý thị trường có thể chủ động hơn trong cơng tác điều hành nhằm đảm bảo sự ổn định đối với thị trường tài chính nói riêng và tổng thể nền kinh tế Việt Nam nói chung.
- Giai đoạn ngắn hạn 2018-2019:
Gần đây nhất, Chính phủ đã xúc tiến các bước đi đầu tiên để dần hình thành các khung pháp lý và tiến độ thực hiện để đưa loại tiền kỹ thuật số này vào khn khổ. Chính phủ đã vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý các loại tài sản ảo, tiền ảo, tiền điện tử. Như vậy, với Đề án này, các hình thức tiền ảo như Bitcoin sẽ được Việt Nam cân nhắc chỉnh sửa khung pháp lý để có hình thức quản lý phù hợp. Đề án nghiên cứu quản lý tiền ảo này được ban hành, theo nhiều chuyên gia, đặc biệt trong giới ngân hàng và Fintech (cơng ty kinh doanh dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ), thể hiện sự cầu thị của Chính phủ Việt Nam với vấn đề về tiền ảo, tiền điện tử trong xu thế của toàn cầu. Đây cũng là cơ sở cho thấy những
loại tiền ảo như Bitcoin sẽ được cơng nhận chính thức ở Việt Nam sau khi hồn thiện hành lang pháp lý.
Rõ ràng rằng việc tiến tới quản lý các giao dịch tiền ảo Bitcoin phải có lộ trình cụ thể và theo như thơng báo của Chính phủ, sẽ mất ít nhất hai năm để hoàn thiện khung pháp lý dành cho các loại tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng. Tác giả cho rằng có thể cơng nhận tính hợp pháp của Bitcoin trong giao dịch nhưng quan điểm là chưa thể chấp nhận Bitcoin là một loại tiền tệ hợp pháp tại Việt Nam do nhưng đặc điểm riêng biệt của loại tiền này như: khơng có cơ quan phát hành, khơng có giới hạn địa lý, có số lượng hữu hạn, tính ẩn danh và có độ biến động lớn.
Tuy nhiên trước khi khung pháp lý hồn thiện thì giao dịch Bitcoin tại Việt Nam vẫn không được xếp vào hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy những rủi ro đi kèm với nó đang tiềm ẩn rất lớn khi khối lượng giao dịch và số lượng người tham gia đang được mở rộng với cấp số nhân. Một doanh nghiệp quản lý sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên tại Việt Nam cho biết, mỗi năm tăng trưởng đến 2 con số về lượng người dùng, giá trị giao dịch trung bình mỗi ngày lên đến hàng nghìn USD. Chính vì vậy cơng tác truyền thơng thông tin đến người dân của các cơ quan quản lý thị trường cần phải được đẩy mạnh đi kèm với tiến trình hồn thiện khung pháp lý. Cần tuyên truyền đến họ những rủi ro, các vụ việc lừa đảo đã từng xảy ra để giúp phịng tránh kịp thời các tình huống đáng tiếc trong tương lai.
Các kết quả nghiên cứu từ mơ hình định lượng đã cho thấy có những mối liên hệ mật thiết giữa sự biến động của đồng USD và giá Bitcoin cũng như tác động của khối lượng giao dịch Bitcoin và giá vàng thế giới. Việt Nam là một nước có dự trữ ngoại hối khơng dồi dào, thị trường vàng phụ thuộc hoàn toàn vào việc nhập khẩu bên ngồi chính vì vậy kết quả định lượng đã cho thấy những lo ngại về sự biến động giá Bitcoin sẽ tác động lên những thị trường này là hồn tồn có cơ sở. Sự lan tỏa có thể là khơng thể xảy ra ngay lập tức từ thị trường bên ngoài vào thị trường trong nước do cịn có
chốt chặn điều tiết là NHNN nhưng với lịch sử biến động mạnh có khi lên đến gần 500 USD/ngày của giá Bitcoin thì rủi ro này là khơng thể xem thường. Theo nhiều chuyên gia đã dự báo giá Bitcoin có thể lên đến mức 1 triệu USD/Bitcoin vào năm 2025 thì cơng tác quản lý thị trường ngoại hối hay vàng trong nước cần phải tính đến yếu tố biến động giácủa Bitcoin trong thời gian tới.
Việc nghiên cứu kỹ thuật công nghệ hay các kiến thức có liên quan đến Bitcoin cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Bitcoin là sản phẩm dựa trên nền tảng của công nghệ dữ liệu khối Blockchain, đây là một mảng nghiên cứu mới mà các nhà khoa học và giới công nghệ thông tin trên thế giới đang tập trung vào do tiềm năng ứng dụng của nó là rất lớn. Chính vì vậy cần phải có kế hoạch đào tạo chuẩn bị đội ngũ nhân sự trong lĩnh vực này nhằm chủ động trong công tác quản lý thị trường trong tương lai.
Xây dựng các công cụ giám sát giao dịch Bitcoin liên quan đến hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố: theo dõi các hoạt động chuyển tiền đáng ngờ có thể là một giải pháp để kiểm soát các giao dịch Bitcoin. Mặc dù giao dịch Bitcoin là ẩn danh nhưng việc chuyển lợi nhuận về tài khoản hay chuyển tiền ra nước ngồi để nạp vào ví điện tử là có thể truy xuất theo dõi các tài khoản hay giao dịch đáng ngờ này được. NHNN có thể cung cấp cho các Ngân hàng danh sách các tài khoản chuyển tiền nghi ngờ này và yêu cầu các Ngân hàng định kỳ báo cáo để qua đó NHNN này có thể giám sát được quy mô cũng như hoạt động giao dịch tại Việt Nam. Bên cạnh đó chúng ta có thể học hỏi một số kinh nghiệm từ phía Trung Quốc trong việc giám sát các cơng cụ mạng xã hội hay nhắn tin trực tuyến... Gần đây nhà chức trách tại Trung Quốc cũng đã tăng cường giám sát đối với WeChat, ứng dụng tin nhắn mà các nhà giao dịch tiền ảo thường sử dụng để liên lạc.
- Giải pháp trung và dài hạn: giai đoạn 2020-2025
Trên đây các giải pháp trong ngắn hạn trong thời gian hoàn thiện khung pháp lý, tuy nhiên về dài hạn cần phải tính đến những giải pháp có tính chất mạnh hơn và
tổng thể hơn. Đó là có thể thiết lập ra một sàn giao dịch tiền ảo tập trung để có thể vận hành và quản lý thị trường tiềm năng này một cách hiệu quả. Qua đó, nhà nước có thể giám sát, thu thuế cũng như kiểm sốt các nhóm tội phạm lừa đảo nhằm bảo vệ nhà đầu tư khỏi nguy cơ lừa đảo và lợi dụng, đồng thời hỗ trợ sự tiến bộ về cơng nghệ tài chính. Các sàn giao dịch phải đăng ký giấy phép hoạt động với cơ quan chức năng, đáp ứng đầy đủ các điều kiện thanh lập và vận hành. Ngoài ra các sàn này còn phải tuân thủ nhiều quy định khác như có hệ thống máy tính ổn định, kiểm tra được hồ sơ người dùng để tránh rửa tiền, đa dạng hóa sản phẩm cũng như các loại hình bảo hiểm rủi ro cho người tham gia… Bên cạnh đó, có chính sách bảo vệ cho người sở hữu các loại tiền ảo như Bitcoin và cần bổ sung các hình thức thuế thu nhập từ kinh doanh của người sở hữu hay giao dịch Bitcoin, người đào Bitcoin tức tạo ra được một khoản hàng hóa (là Bitcoin) có giá trị nên được xét như một khoản thu nhập và chịu thuế thu nhập cá nhân.
Cần có những quy định riêng biệt về người dùng hay những cá nhân giao dịch Bitcoin phải trình báo thơng tin đầy đủ tại các tài khoản giao dịch chuyển đổi Bitcoin sang tiền đồng tại các sàn giao dịch trung gian và hạn mức sử dụng, giao dịch đối với Bitcoin để tránh trường hợp người dùng lợi dụng cho mục đích rửa tiền.
Có thể thành lập các ban chuyên trách về việc giám sát, quản lý các hoạt động kinh doanh Bitcoin tại các sàn giao dịch, rà soát hệ thống hoạt động thường xuyên để ngăn ngừa phòng chống hành vi phạm tội như rửa tiền hay tài trợ khủng bố.
Tiến tới cho phép Bitcoin là một hàng hóa trong danh mục sản phẩm phái sinh nhằm quản lý rủi ro biến động của đồng Bitcoin. Hợp đồng phái sinh này cho phép các khách hàng bảo vệ giá trị đồng Bitcoin của họ, đảm bảo giá trị của đồng tiền này giữ ổn định trước các đợt biến động giá lớn.
Bên cạnh đó cùng với tiến trình phát triển khơng ngừng của tiền ảo và cơng nghệ, NHNN có thể nghiên cứu để tạo ra một loại tiền ảo có thể được sử dụng như là một loại tiền tệ giao dịch tại Việt Nam nhưng cơ quan này hồn tồn có khả năng giám
sát được. Nhật Bản có thể là một ví dụ điển hình cho hình thức này. Các ngân hàng Nhật Bản đang chuẩn bị phát hành một đồng tiền ảo riêng với tên gọi J-Coin nhằm giảm dần thói quen sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng nước này. Đồng tiền ảo này sẽ được neo buộc vào đồng Yên Nhật, với hy vọng đồng tiền ảo sẽ được sử dụng cho hoạt động thanh tốn và chuyển tiền thơng qua một ứng dụng trên điện thoại di động.
4.2 Đối với các tổ chức
Các công ty và tổ chức tài chính hoạt động trong lĩnh vực trao đổi, giao dịch Bitcoin cần đăng kí hoạt động với các cơ quan chức năng, đáp ứng các tiêu chuẩn thành lập và vận hành theo quy định pháp luật, chấp hành nghĩa vụ về thuế liên quan.
Tuân thủ các quy định của pháp luật về phịng chống rửa tiền, trong đó giới hạn phạm vi, khối lượng và có xác thực cho mỗi giao dịch.
Xây dựng cơ chế bảo mật cho hệ thống để tránh mất cắp dữ liệu cũng như Bitcoin của chính mình cũng như của khách hàng.
Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này có thể thành lập tổ chức gọi là Liên minh Blockchain nhằm chống lại các hoạt động tội phạm liên quan đến Bitcoin và Blockchain. Tổ chức này bao gồm một tập hợp gồm các công ty thương mại kỹ thuật số, các sàn giao dịch liên quan đến tiền kỹ thuật số. Liên minh này nhằm giải quyết vấn đề về an tồn của cơng đồng tiền kỹ thuật số và blockchain, kết hợp để phổ biến các quy định, pháp luật để tuân thủ. Đồng thời, họ cũng tạo ra mạng lưới liên kết với nhau để cập nhật danh sách các tội phạm liên quan lừa đảo cảnh báo cho các thành viên còn lại và các khách hàng. Liên minh cũng sẽ kết nối với các cơ quan chức năng để được thông báo, hướng dẫn các quy định pháp luật liên quan cũng như trình báo khi phát hiện các tội phạm lừa đảo, rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố. Liên minh Blockchain sẽ góp phần giúp cho lĩnh vực này phát triển vững mạnh, trong sạch và giúp loại bỏ khái niệm Bitcoin là đồng tiền liên quan đến tội phạm.
4.3 Đối với người dùng, giao dịch và đầu tư
Trong giai đoạn chưa có khung pháp lý về các loại tiền ảo, nên nâng cao sự hiểu biết tiền kỹ thuật số, để tránh bị lừa đảo: Mặc dù giao dịch Bitcoin không phải là một hành vi phạm pháp tại thời điểm này nhưng những rủi ro trong giao dịch Bitcoin là vô cùng lớn. Chình vì vậy bản thân mỗi người tham gia thị trường cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tránh các hành vi lừa đảo hoặc vi phạm pháp luật . Trong khi chưa có có quan quản lý nào đứng ra chịu tranh nhiệm giải quyết các tranh chấp, người tham gia thị trường có thể gia nhập vào các hội nhóm để cùng trao đổi kiến thức, thông tin, chia sẻ các kinh nghiệm cũng như ý kiến của các chuyên gia để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải. Thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật trong và ngoài nước để tránh các hành vi vi phạm trong quá trình giao dịch.
Khi thực hiện giao dịch nên lựa chọn các đối tác có uy tín. Hiện nay đang có tình trạng một số người thường không mua Bitcoin trực tiếp trên các sàn do thủ tục phức tạp, do vốn ngoại ngữ hạn chế, hay do để tiết kiệm chi phí chuyển tiền ra nước ngồi… mà thường thơng qua nhà mơi giới trung gian thứ ba. Điều này mặc dù giúp tiết kiệm về thời gian và chi phí nhưng sẽ có nhiều rủi ro phát sinh chính vì vậy nên lựa chọn những nhà mơi giới có uy tín hay những cá nhân mà bản thân biết rõ thông tin để hạn chế rủi ro.
Tuân thủ các quy định về sở hữu, giao dịch Bitcoin theo quy định của Nhà nước khi tham gia vào các sàn giao dịch hay tự chuyển khoản Bitcoin trực tiếp cho nhau và hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế cho người giao dịch và kể cả người đào Bitcoin.
PHẦN KẾT LUẬN
Kể từ ngày ra đời đến nay, Bitcoin đã thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thị trường cũng như mở ra những hình thức thanh tốn mới, thay đổi những quan điểm hiện hữu về hàng hóa và tiền tệ. Bài nghiên cứu góp phần đánh giá thực trạng của thị trường Bitcoin trong nước và trên thế giới hiện nay cũng như cho thấy quan điểm của các Ngân hàng Trung Ương lớn trên thế giới về loại tiền kỹ thuật số này. Thông qua phương pháp định lượng, bài nghiên cứu cũng đã xác thực lại mối quan hệ giữa giá Bitcoin giao dịch trên thị trường thế giới và một số biến kinh tế khác. Điều này có ý nghĩa khi kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thị trường tại một số quốc gia tiêu biểu khác giúp xây dựng lộ trình và các giải pháp quản lý thị trường Bitcoin tại Việt Nam một cách hiệu quả. Một thị trường Bitcoin lành mạnh và quy cũ sẽ góp phần vào sự ổn định của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Do những giới hạn về kiến thức và phương pháp nghiên cứu, luận văn chưa thể lượng hóa được mức độ tác động của các yếu tố như sự điều tiết của các Ngân hàng Trung Ương, sự thay đổi của môi trường pháp lý… lên sự biến động giá của Bitcoin. Đây là những giới hạn chưa thể giải quyết trong phạm vi luận văn này và có thể được mở rộng cho các nghiên cứu về sau.
1. Đậu Thị Mai Hương , 2010. Một số vấn đề pháp lý về tiền ảo và khuyến nghị. Tạp chí Ngân hàng số 10.
2. Nhóm sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội , 2014. Nghiên cứu về tiền ảo
Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đề tài nghiên cứu khoa học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
3. Trang Ngọc, 2014. Quá trình phát triển của đồng Bitcoin và những vấn đề đặt ra. Báo Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 5, tháng 3 năm 2014, trang 39-42
4. Các trang web :
Lê Đặng Hải Nam (2017). Tiền kỹ thuật số được công nhận tại những quốc gia nào. Bài báo đăng trên trang web: <https://bitconnect.win/2017/09/11/tien-ky-thuat- duoc-cong-nhan-tai-nhung-quoc-gia-nao/ >. [Ngày truy cập 11 tháng 9 năm 2017].
Minh Đức (2017). Việt Nam không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ. Bài báo đăng trên trang web: <http://vneconomy.vn/tai-chinh/viet-nam-khong-chap-nhan-tien-ao-la- tien-te-20170911083549339.htm >. [Ngày truy cập 11 tháng 9 năm 2017].
II. Danh mục tài liệu tiếng Anh
1. Adam S. Hayes, 2016. Cryptocurrency Value Formation: An empirical analysis