5. Phương pháp nghiên cứu
1.2. Tổng quan về tiền ảo Bitcoin
1.2.4. Các nghiên cứu liên quan đến tiền ảo Bitcoin
1.2.4.1 Các nghiên cứu của nước ngoài:
Các nghiên cứu trên thế giới về tiền ảo Bitcoin phần nhiều liên quan đến khía cạnh Tốn học, Tin học, Kỹ thuật. Tuy nhiên cũng có nhiều cơng trình trong lĩnh vực kinh tế với các chủ đề bao gồm: tìm hiểu vai trị của Bitcoin, mối quan hệ giữa Bitcoin với vàng, tỷ giá,…, mơ hình dự báo xu hướng biến động, sự điều tiết của cơ quan quản lý thị trường với loại tiền ảo này.
Về mặt kỹ thuật: Các bài nghiờn cu Băohme, Christin, Edelman, and Moore (2015). Brandvold, Moln´ar, Vagstad, and Valstad (2015) chứa đựng các lịch sử, sự kiện quan trọng đối với Bitcoin. Trong khi White (2015) xem xét nghiên cứu thị trường tiền kỹ thuật số một cách rộng hơn. Bitcoin được xem là loại tiền kỹ thuật số mà khơng có Ngân hàng Trung ương nào có trách nhiệm phát hành hay có các đặc điểm vật lý cụ
thể. Đặc biệt, Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số sử dụng kỹ thuật mật mã để xác thực quyền sở hữu và các giao dịch trên thị trường. Việc mã hóa Bitcoin cũng được đề cập trong nghiên cứu của Nakamoto (2008) và giao thức này giúp nó khơng thể bị giả mạo trong các giao dịch. Nakamoto cho biết, Bitcoin được giới hạn với tổng số lượng là 21 triệu, đó cũng là phần thưởng cho những người nào giải được thuật toán để xác minh giao dịch được gọi là “đào mỏ”, tương tự như nghiên cứu của Kroll, Davey, and Felten (2013). Một khi được đào thành cơng Bitcoin có thể được bán hay thanh tốn cho các giao dịch mua hàng hay được giữ để đầu tư sinh lợi cho người sở hữu chúng. Bitcoin có thể được mua hay bán trên các trang web thường được gọi là “sàn giao dịch”, mỗi sàn được vận hành độc lập và liên tục 24 giờ mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần trên phạm vi toàn cầu. Dwyer (2015) chỉ ra rằng giá trị Bitcoin được đảm bảo là kết quả do số lượng giới hạn của nó cũng như cách thức xác thực độc đáo của Bitcoin. Luther (2016) chỉ ra các điều kiện nhằm làm giảm chi phí giao dịch của Bitcoin trong khi Halaburda and Gandal (2014) cho rằng giá trị Bitcoin còn được dựa trên sự cạnh tranh với các loại tiền kỹ thuật số khác. Điều này tạo nên sự biến động so với giá ban đầu của nó nhưng sau đó sẽ được điều chỉnh theo hành vi của thị trường tương tự như việc sử dụng một tài sản tài chính. Trong khi đó, Kristoufek (2013) phát hiện được mối quan hệ liên kết giữa giá Bitcoin và số lượng truy vấn tìm kiếm thơng tin của nó trên Google hay Wikipedia (các bong bóng đầu cơ xuất phát từ sự tò mò của thị trường).
Khi nghiên cứu về khía cạnh giá trị của Bitcoin, Bri`ere, Oosterlinck, and Szafarz (2015) chỉ ra rằng Bitcoin là một tài sản phù hợp dùng để đa dạng hóa danh mục đầu tư hiệu quả. Rogojanu and Badea (2014) so sánh Bitcoin như là hệ thống tiền tệ thay thế. Brandvold (2015) và Ciaian (2016) tập trung vào việc hình thành giá trên thị trường Bitcoin. Bouri (2016) chú ý đến vai trò của khối lượng giao dịch trong việc giải thích suất sinh lời và đọ biến động của Bitcoin. Balcilar (2016) đã mơ hình hóa sự độ biến đồn trong suất sinh lời của Bitcoin trong dài hạn. Yermack (2013) lập luận rằng Bitcoin được xem như một khoản đầu cơ hơn là tính chất tiền tệ của nó vì giá trị vốn hóa thị trường của nó cao hơn khi so sánh với hiệu quả kinh tế của nó. Mặc dù độ biến
động của Bitcoin lớn (Molnár, 2015), nhưng nó có thể được đưa vào danh mục đầu tư thay thế với lợi nhuận cao tương tự. Nếu một nhà đầu tư đánh mất niềm tin vào hệ thống tiền tệ truyền thống hay vào nền kinh tế, họ có thể xem xét đầu tư bào Bitcoin. Điều này là một trong những lý do giải thích tại sao đơi khi Bitcoin được gọi là vàng điện tử “digital gold” (Popper, 2015). Dyhrberg (2015) cho rằng năng lực bảo hiểm rủi ro của Bitcoin nằm ở giữa vàng và USD, nhưng sau đó lại lập luận rằng Bitcoin có thể được dùng để bảo hiểm cho sự biến động của thị trường chứng khoán Anh và USD.
Đặc biệt Elie Bouri (2015) trong nghiên cứu “Các thuộc tính phịng ngừa rủi ro và tài sản an tồn: Liệu Bitcoin có phải đơn thuần là tài sản đa dạng hóa đầu tư hay không?”. Mặc dù sự quan tâm đối với Bitcoin như là tài sản kỹ thuật số ngày càng gia tăng, nhưng những lý thuyết về kinh tế, tài chính hiện nay đang thiếu những bằng chứng thực nghiệm về đặc tính đa dạng hóa, phịng ngừa rủi ro và tài sản an tồn của nó khi đặt trong mối quan hệ với các tài sản khác, đặc biệt là đối với cổ phiếu, trái phiếu, dầu, vàng, các chỉ số hàng hóa và chỉ số sức mạnh đồng USD.
Một mảng nghiên cứu khác là các yếu tố hình thành nên giá trị của Bitcoin. Yermack (2013) đã chỉ ra những điểm yếu của Bitcoin trong vai trò là tiền tệ. Tác giả xem Bitcoin (và các loại tiền kỹ thuật số tương tự) khơng có giá trị thực. Các đặc tính của nó là vơ hình và cơng cụ lao động được sử dụng để khai thác chúng là máy tính chứ khơng phải là con người hay các dụng cụ cơ khí khác. Giá trị ảo của Bitcoin không thể trực tiếp so sánh với giá trị hữu hình của vàng. Yermack cũng cho rằng biến động giá Bitcoin tương quan khá nhiều với USD mà giá USD thì có sự khác nhau ở các khu vực. Do đó, điều này sẽ gây ra khó khăn khi phân tích dữ liệu giá Bitcoin tại các quốc gia khác nhau. Hanley (2013) đề xuất giá trị của Bitcoin sẽ thả nổi theo sự biến động của các loại tiền tệ khác trong các điều kiện thị trường thuần túy mà khơng có giá trị nào đảm bảo cho nó. Tương tự, Woo (2013) cũng cho rằng Bitcoin cũng có những đặc tính gần giống như tiền nhưng khơng có nền tảng đảm bảo như tiền. Jenssen (2014) đã xác định Bitcoin là thành quả công việc trong hoạt động khai thác dựa trên máy tính. Van Alstyne (2014) xem xét các nguồn giá trị của Bitcoin xuất phát từ các giá trị kỹ thuật.
điều này giải thích cho việc các loại tiền kỹ thuật số khác nhau mặc dù có cùng giao thức khai thác tương tự nhau nhưng lại có giá trị khơng giống nhau. Bouoiyour & Selmi (2014) cố gắng mô tả giá trị Bitcoin dựa trên sự hồi quy các biến độc lập như giá vàng, số lượng tìm kiếm từ khóa Bitcoin trên Google, tốc độ luân chuyển của Bitcoin được đo lường bởi dữ liệu giao dịch. Polasik (2014) nghiên cứu cho thấy sự hình thành giá Bitcoin là kết quả của sự phổ biến và nhu cầu giao dịch của người dùng với Bitcoin và kết quả tìm kiếm trên Google cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên tác giả đánh giá việc sử dụng các kết quả tìm kiếm trên Google khi phân tích giá trị của Bitcoin không phải là thước đo tốt và có thể gặp phải tình trạng thơng tin giả mạo. Trong giai đoạn nghiên cứu này thực hiện, giá trị của Bitcoin đã tăng lên nhanh chóng và điều này đã làm tăng sự chú ý của truyền thông khiến nhiều người lên mạng internet để tìm kiếm thơng tin nhiều hơn. Trong khi những người hoạt động khai thác Bitcoin và giao dịch nó sẽ khơng thường xun tìm kiếm thơng tin này.
Gracia (2014) khẳng định rằng chi phí sản xuất thơng qua việc “đào mỏ” là một vấn đề quan trọng để tạo nên các giá trị nền tảng của Bitcoin như chi phí điện, hiệu suất khai thác mỏ cũng như những khó khăn về kỹ thuật. Tom Price và Susan Bates (2017) đến từ Morgan Stanley trong nghiên cứu “Gold and Bitcoin” chỉ ra một vài điểm chung giữa chúng đồng thời cũng phân tích rủi ro của đồng tiền số so với vàng. Họ cũng cho rằng cả Bitcoin có tính chất tiền tệ hơn vàng và Bitcoin phù hợp để trở thành đồng tiền hợp pháp với nền tảng công nghệ blockchain.
Trong khi đó mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch và suất sinh lời cũng là một chủ đề nghiên cứu quan trọng trong việc tìm hiểu bằng cách nào mà thông tin thị trường được truyền tải vào biến động giá của các loại tài sản. Các nghiên cứu này sẽ có vai trị giúp gia tăng sự hữu ích trong việc dự báo lợi tức và biến động của các loại tài sản đặc biệt là trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế hay thị trường suy thoái (Marsh and Wagner, 2000). Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch và suất sinh lời với cổ phiếu (Karpoff, 1987), (Todorova và Soucek, 2014), trái phiếu (Balduzzi, 2001), hàng hoá (Chiraella, 2016), lãi suất và tiền tệ (Puri và Philippatos,
2008), bất động sản (Tsai, 2014). Với tầm quan trọng của Bitcoin không chỉ là một hệ thống thanh tốn điện từ mà cịn là một tài sản tài chính và đầu cơ (Kristoufek, 2014) mà Mehmet Balcilara, Elie Bourid, Rangan Guptac, David Roubaud (2016) đã tiến hành nghiên cứu đối với Bitcoin. Kết quả cho thấy trong điều kiện thị trường bình thường, mối quan hệ này là rõ rệt hơn và nhà đầu tư có thể sử dụng những thơng tin thị trường để gia tăng lợi nhuận cho mình. Tuy nhiên khi thị trường đang trong giai đoạn tăng trưởng hay suy thối, mối quan hệ này là khơng rõ rệt và nhà đầu tư thường dựa vào các cơng cụ phân tích kỹ thuật để ra quyết định đầu tư nhiều hơn.
Pieters (2016) trong bài viết về “Does Bitcoin Reveal New Information About Exchange Rates and Financial Integration?”: đã tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa giá Bitcoin và tỷ giá hối đoái cũng như các chế độ tỷ giá và phát hiện thấy các NHTW có thể sử dụng các thông tin từ giá của Bitcoin để theo dõi sự trung chuyển của các dòng vốn ngầm tại thị trường trong nước. Đồng thời nghiên cứu cũng đề xuất phương pháp sử dụng giá Bitcoin theo các loại tiền tệ khác nhau để xây dựng tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền này.
Về mặt định lượng, Dr Andrew Urquhart (2017) có bài viết về “The Volatility of Bitcoin” đã sử dụng mơ hình GARCH và HAR để dự báo biến động của giá Bitcoin và nhận thấy mơ hình GARCH có ưu điểm vượt trội nhất trong việc dự báo biến động này và cung cấp một cơ sở quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách. Kết quả này cũng được bắt gặp tương tự như nghiên cứu của Vavrinec Cermak (2017) về “Can Bitcoin Become a Viable Alternative to Fiat Currencies? An empirical analysis of Bitcoin’s volatility based on a GARCH model”
Như Anne Haubo Dyhrberg trong nghiên cứu về “Bitcoin, gold and the dollar – A GARCH volatility analysis” (2016): Thông qua việc sử dụng mơ hình GARCH để nghiên cứu độ biến động của Bitcoin, Vàng và USD, tác giả đã thấy được có những nét tương đồng giữa ba biến trên. Tính chất của Bitcoin theo như nghiên cứu này khơng nghiêng hẳn hoàn tồn giống như là một loại hàng hố hay tiền tệ mà nó nằm khoảng giữa hai loại hình này do những đặc điểm hình thành của nó và quy mơ thị trường cịn
hạn chế. Bitcoin phản ứng tương tự như vàng đối với các thông tin tốt hay xấu và tần suất cũng như tốc độ phản ứng thường nhanh hơn. Do vậy cũng có thể xem Bitcoin như là một cơng cụ phịng ngừa rủi ro bên cạnh Vàng và là chỉ báo quan trọng có thể đưa vào danh mục đầu tư, phân tích rủi ro thị trường.
Tuy nhiên một số tác giá vẫn sử dụng mơ hình hồi quy OLS để nghiên cứu mối quan hệ giữa giá Bitcoin và các biến kinh tế như Khvan Alina (2016) trong “A regression analysis of Cryptocurrency influence on the US Dollar” nghiên cứu mối quan hệ giữa giá Bitcoin và tỷ giá EUR/USD cũng như tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Hay Anna Loseva (2016) trong “Bitcoin: A regression analysis of Cryptocurrency influence on the Russian economy” nghiên cứu tác động của sự suy yếu của lạm phát và cung tiền đến khối lượng giao dịch Bitcoin. Tác giả Adam S. Hayes (2016) trong “Cryptocurrency Value Formation: An empirical analysis leading to a cost of production model for valuing Bitcoin” dùng phân tích hồi quy OLS để nghiên cứu tác động của các biến như sức mạnh xử lý của máy tính, tốc độ đào Bitcoin trên 1 phút lên giá giao dịch của Bitcoin.
1.2.4.2 Các nghiên cứu trong nước:
Nhìn chung các nghiên cứu trong nước về tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng chưa nhiều. Một số nghiên cứu đáng chú ý có thể kế đến là đề tài “Nghiên cứu về tiền ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” cơng trình nghiên cứu tham gia giải “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” dành cho sinh viên năm 2014” của nhóm sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Trên Tạp chí Ngân hàng, số 10, Tác giả Đậu Thị Mai Hương có bài viết:” Một số vấn đề pháp lý về tiền ảo và khuyến nghị”. Trong đó, các vấn đề liên quan đến tính pháp lý của tiền ảo cũng được đào sâu hơn cùng với các khuyến nghị. Tháng 1 năm 2014, trên báo Thị trường Tài chính Tiền tệ có bài:” Q trình phát triển của đồng Bitcoin và những vấn đề đặt ra” của tác giả Trang Ngọc, đề cập đến lịch sự hình thành và phát triển của Bitcoin và đánh giá chung thị trường Bitcoin trên thế giới.
BẢNG TỔNG KẾT MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN STT CHỦ ĐỀ TÁC GIẢ 1 Các đặc tính kỹ thuật của Bitcoin
Nakamoto (2008): giao dịch Bitcoin là không thể bị giả mạo Kristoufek (2013): quan hệ giữa giá Bitcoin và số lượng truy
vấn tìm kiếm thơng tin của nó trên Google hay Wikipedia
Gandal (2014): sự cạnh tranh với các loại tiền kỹ thuật số khác White (2015): sử dụng kỹ thuật mật mã để xác thực quyền sở
hữu và các giao dịch trên thị trường
Dwyer (2015): số lượng Bitcoin là giới hạn
2 Khía cạnh giá trị của Bitcoin
Yermack (2013): Bitcoin được xem như một khoản đầu cơ Brandvold (2015): hình thành giá trên thị trường Bitcoin Popper (2015): Bitcoin được gọi là vàng điện tử
Molnár (2015): độ biến động rất lớn
Bouri (2016): vai trò của khối lượng giao dịch Bitcoin
Yermack (2013): những điểm yếu của Bitcoin trong vai trò là
tiền tệ
Hanley (2013): thả nổi theo sự biến động của các loại tiền tệ
khác
Woo (2013): Bitcoin cũng có những đặc tính gần giống như
tiền
Jenssen (2014): thành quả công việc trong hoạt động khai thác
dựa trên máy tính
Polasik (2014): liên hệ với kết quả tìm kiếm trên Google Gracia (2014): vai trị của chi phí khai thác
3
Nghiên cứu về biến động giá Bitcoin
David Roubaud (2016): mối quan hệ giữa Bitcoin và các tài
sản tài chính khác
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KINH DOANH BITCOIN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Bitcoin
Vào thời điểm khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 lan rộng, Ngân hàng Trung ương tại nhiều nước trên thế giới bắt đầu thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. Tuy nhiên, nền kinh tế trên thế giới suy thối, các quốc gia đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao, lịng tin đối với đồng tiền của Chính phủ suy giảm. Trong bối cảnh đó, vào khoảng tháng 11/2008, một ý tưởng về đồng tiền ảo Bitcoin được nhân vật có tên là Satoshi Nakamoto đưa lên mạng và nhận được nhiều ý kiến phản hồi. Từ đó cho đến nay số lượng Bitcoin được tạo ra và số lượng người sử dụng cũng như những doanh nghiệp chấp nhận thanh tốn bằng đồng Bitcoin tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, tỷ giá của đồng Bitcoin cũng khơng ngừng tăng mạnh, đã có rất nhiều nhà đầu tư thu được lợi nhuận lớn từ đồng Bitcoin. Kể từ khi ra đời cho đến nay đồng Bitcoin cũng đã trải qua nhiều biến động nhưng nó vẫn tồn tại và phát triển, ngày càng khẳng định vị thế của đồng tiền này trên thị trường tài chính thế giới.
Lịch sử Bitcoin đã trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm với những biến động tích cực lẫn tiêu cực. Đến nay, Bitcoin mới chỉ có 9 năm hình thành và phát triển. Khác với các loại tiền tệ phổ biến và được ban hành bới Chính phủ các nước như Đơ la Mỹ, Bảng Anh, Yên Nhật, Bitcoin là loại tiền nằm ngồi hệ thống tiền tệ chính thức, là một loại tiền ảo thành công nhất và cũng gây nhiều tranh cãi nhất về hình thức phát hành