1.4. Nội dung về tổ chức vận tải hàng hóa bằng container
1.4.4. Phối hợp giữa vận tải và xếp dỡ
a. Phối hợp giữa vận tải và xếp dỡ
Tổ chức chạy xe trên hành trình phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của các trạm xếp dỡ hàng hố, khả năng thơng qua của trạm xếp dỡ phải phù hợp với số lượng phương tiện vào xếp dỡ mới đảm bảo cho quá trình vận tải được liên tục nhịp nhàng.
Điều kiện để cho hoạt động của phương tiện vận tải và máy xếp dỡ được đều đặn nhịp nhàng là nhịp làm việc của trạm xếp dỡ phải cân bằng với khoảng cách thời gian chạy giữa các xe nên trạm xếp dỡ (gọi tắt là nhịp bằng thời).
- Nhịp làm việc của trạm xếp (hoặc dỡ) là thời gian để hai ôtô kế tiếp nhau xếp hoặc dỡ xong dời khỏi trạm.
R = 𝑡𝑥(𝑑)
𝑋𝑥(𝑑) (1)
- Khoảng cách thời gian chạy xe:
I = 𝑇𝑣
𝐴𝑉𝐷 (2)
- Theo điều kiện trên ta có: R = I
𝑡𝑥(𝑑) 𝑋𝑥(𝑑) = 𝑇𝑣
𝐴𝑉𝐷 (3) Trong đó:
+ R nhịp làm việc của trạm xếp dỡ. + I: khoảng cách thời gian chạy xe.
+ 𝑋𝑥(𝑑) : sỗ chỗ xếp (hoặc dỡ) trong trạm. + AVD: số xe đến trạm xếp hoặc dỡ.
Theo đẳng thức trên ta có thể xác định số lượng chỗ xếp hoặc dỡ thiết kế theo số lượng ô tô hoạt động trên hành trình hoặc xác định số lượng ô tô hoạt động theo số chỗ xếp dỡ cho trước.
𝑋𝑥(𝑑) = 𝑡𝑥(𝑑)∗𝐴𝑣
𝑇𝑣 (4) 𝐴𝑣 = 𝑋𝑥(𝑑)∗𝑇𝑣
𝑡𝑥(𝑑) (5)
Trường hợp trên một hành trình qua nhiều trạm xếp dỡ hoặc dỡ hoặc xếp và dỡ hàng thì số lượng chỗ xếp dỡ được tính như sau :
X = 𝑋𝑥 +𝑋 𝑑+ 𝑋𝑥,𝑑 (trạm xếp dỡ đồng thời) (6) Trong đó: + 𝑋𝑥,𝑑: Số lượng chỗ đồng thời xếp dỡ
Hoạt động nhịp nhàng liên tục của các điểm xếp dỡ và phương tiện vận tải có thể bị phá vỡ do một bên vận tải hoặc xếp dỡ ngừng hoạt động. Điều đó gây
nên sự mất cân bằng giữa xếp dỡ và thời gian vận chuyển.Trong trường hợp ngừng trệ ở điểm xếp dỡ thì nhịp xếp dỡ lớn hơn, thời vận chuyển R > I, do đó gây nên tình trạng ơ tơ phải chờ đợi máy xếp dỡ. Ngược lại khi I > R thì máy xếp dỡ phải chờ ơ tơ.
Phần tính thời gian chờ đợi lãng phí và sự phụ thuộc của nó vào một số chỉ tiêu công tác của xe và các điểm xếp dỡ cho phép người ta tìm ra các biện pháp khắc phục để giảm thời gian chờ đợi lãng phí.
Khi R > I thì ơ tơ phải chờ đợi xếp (dỡ) một khoảng thời gian ∆t = R – I (∆t lấy giá trị dương). Trường hợp ngược lại lấy giá trị âm khi R<I
* Nguyên tắc đóng hàng vào container
Kĩ thuật khi đóng hàng vào container
Phân bố đều trọng lượng hàng trên mặt sàn container
Căn cứ vào tình hình hàng hóa và trọng lượng, có thể bao bì và đặc điễm lý
hóa để quyết định cách phân bố thích hợp.
Phải giữ cho trọng tâm container và hàng hóa khơng bị lệch.
Hàng có hình dáng phức tạp khó xác định trọng tâm thì nên làm giá đỡ thích hợp, có chèn đệm, chằng buộc để cố định vị trí.
Xếp hàng năng bên dưới, hàng nhẹ bên trên nếu cần phải đặt thêm tấm đệm lót và chằng buộc cẩn thận.
Chèn lót hàng trong container
Vật liệu chèn lót có thể là rơm rạ, cỏ khơ, vỏ bào, phên tre đan, tấm chiếu …
nhưng tất cả đều phải sạch, khô, không dây bẩn, không tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng sinh sôi, gây hại.
Khi dùng vật liệu chèn lót phải chú ý tìm hiểu xem nước nhập khẩu có quy định cho phép sử dụng thế nào.
Gia cố hàng trong container
Gia cố hàng để lấp khoảng chống, phịng tránh hàng hóa bị xê dịch, va chạm
trong q trình vận chuyển, bốc dỡ. Có nhiều cách gia cố hàng: - Dùng trụ gỗ chống đỡ.
- Dùng giá gỗ, chốt nêm, tấm đệm.
- Dùng dây thừng, dây xích, đai nẹp hoặc lưới để buộc giữ. Các cột chống hoặc giá đỡ nên bố trí theo chiều dọc container.
Máy móc nặng, cần gia cố chu đáo, trụ chống, giá đỡ phải thật chắc chắn, kiên cố.
Các thiết bị Công năng
Các khuyết, tai Dùng để buộc dây thừng, các dây nhựa, dây xích...nhằm chằng buộc hàng hóa.
Kết cấu lượn sóng ở hai vách
Dùng để cố định các hàng hóa có kích thước lớn. Các thanh gỗ nằm ngang có thể được chốt chặn bởi các kết cấu lượn sóng
Các bệ đỡ Giữ chặt hàng hóa để chống di chuyển theo phương nằm ngang
Lưu ý khi đóng hàng vào container
Hàng đóng trong hịm gỗ kín khít hoặc hịm gỗ thưa
Loại bao bì này có sức chịu đựng giàn đều trên bề mặt, nếu xếp chồng thành
tầng thì phải xếp thẳng hàng, các hộp có góc cạnh bằng nhau theo kiểu “Xây tường” giúp cho các tầng liên kết bám tựa vào nhau để tránh bị tách biệt, dễ rơi đổ.
Hàng đóng kiện
- Khơng dùng móc câu để di chuyển hàng vì vật liệu đóng kiện thường bằng
vải hoặc tấm nhựa PVC dễ bị thủng, rách gây rơi vãi hàng.
- Không xếp chung hàng đóng kiện với các loại hàng nặng khác, có bao bì hình dáng sắc cạnh.
- Khi bốc dỡ bằng xe nâng, cần đề phòng quá tải trên mặt sàn container. - Đề phịng cháy vì vật liệu đóng kiện thường thuộc loại dễ cháy.
Hàng đóng bao túi
Vật liệu làm bao túi thường là: giấy dày (đựng xi măng, phân bón, đường…)
- Hàng đựng trong bao túi thường là các loại hạt, viên nhỏ hoặc dạng bột nên dễ rơi vãi do đó cần dùng tấm lót phủ mặt dàn container trước khi xếp hàng vào.
- Khi xếp hàng nhiều tầng phải tùy độ bền chắc của vật liệu bao túi và nên xếp theo chiều ngang container để giảm bốt áp lực ép lên bên bức vách.
- Tránh dùng móc câu để xê dịch hàng vì nó dễ gây rách, thùng làm rơi vãi hàng.
- Tuân thủ định mức tải trọng tối đa và lưu ý phân bố đều trọng lượng hàng trên mặt dàn container.
- Tùy theo tính kỵ ẩm ướt của hàng mà có thể phủ thêm vải dầu hoặc vải bạt lên trên bề mặt đề phòng hiện tượng đọng hơi nước.
Hàng đóng thùng trịn
- Bao bì đóng thùng trịn thường dùng để đựng chất lỏng có đặc tính dễ lăn
trượt và khi chất xếp với nhau không tránh khỏi độ rỗng chất xếp
- Cần lưu ý đề phòng rị rỉ bằng cách xem xét kỹ bao bì, hướng miệng và nút bao bì lên trên và được đóng chặt.
- Thùng được xếp thẳng đứng, được chèn buộc cẩn thận hoặc đặt trên pa-lết để cố định vị trí, nếu phải xếp dỡ thì phải bảo đảm miệng nút bao bì khít kín và tăng cường việc nêm chèn, chống đỡ.
Hàng đóng thành cuộn
- Nên xếp cuộn theo chiều thẳng đứng, nếu cuộn hàng đủ sức chịu đựng.
- Phải xếp khít sát các cuộn hàng, ở giữa các cuộn có thể độn lót vật liệu mềm và nếu phải xếp thành chồng, tầng thì giữa các chồng, tầng cần độn lót vật liệu mềm.
- Tránh xếp trực tiếp sát vách hoặc cửa container, nên dành khe hở nhỏ cho việc chèn đệm.
Hàng đóng pa-lết
- Kích thước của pa-lết phải phù hợp với kích thước container.
- Kiểu container mặt bằng thường được sử dụng, nhưng khi xếp hàng không được quá khổ container trên 1 foot (0,3048m)
- Container chở hàng quá khổ thường phải xếp bên trên boong bởi vậy cần chằng buộc cẩn thận để cố định vị trí.
Hàng khơng bao bì
Hàng khơng bao bì, được chở trần thường là máy móc, sắt thép thơ, nặng
nên chủ yếu sử dụng container mặt bằng để vận chuyển.
Bốc dỡ hàng nặng, siêu nặng phải tính tốn năng lực của cẩu, chuẩn bị dụng cụ bốc dỡ: dây cáp, dây xích, thừng chảo, móc kẹp.
Hàng lỏng và chất khí
- Kiểm tra kỹ độ chắc chắn, kín nước của bồn, của nắp đậy đề phòng rò rỉ.
- Hàng lỏng thuộc diện hàng nguy hiểm dễ cháy, độc hại… thì phải tuân thủ “Quy tắc vận chuyển hàng nguy hiểm” của IMO và có biện pháp phịng tránh thích hợp.
- Hàng lỏng là thực phẩm thì phải bảo đảm tốt điều kiện vệ sinh trong bốc dỡ và vận chuyển (rươu, bia, sữa tươi)
Hàng khô rời
Sử dụng container hàng khô rời hoặc container mái mở, hàng được rót vào
container từ miệng phễu bố trí ở phần mái container và được thoát ra từ miệng thoát ở phần dưới của vách container bằng máy bơm, máy hút, ống mềm hoặc cẩu ngoạm hay bằng thủ công
San cào bằng mặt đến tận các góc container phân bổ khối lượng và trọng lượng làm cho container có thể ổn định và cân bằng trong khi bốc dỡ và vận chuyển.
Hàng thuộc diện hàng nguy hiểm hoặc đặt dưới chế độ kiểm dịch như hóa chất độc, thức ăn gia súc thì cần phải tuân thủ các chế độ quy định quốc tế hoặc địa phương tương ứng.
Hàng mát, đông lạnh
Hàng tươi sống được phân thành 3 loại:
- Hàng đông: Nhiệt độ trong container được duy trì ở độ lạnh từ -6 0c trở xuống gồm có các loại thịt, cá, tơm, bơ…
- Hàng lạnh: Bảo quản ở độ lạnh trên bề mặt từ -10c đến + 50c như trứng, trái cây… - Hàng mát: Bảo quản ở độ mát từ +50c đến +160c như rau quả tươi, một số dược phẩm, phim ảnh.
Trước khi chất xếp hàng hóa cần:
- Kiểm tra kỹ cont: Độ khô ráo, ko mùi hôi, độ lạnh đạt yêu cầu. - Chọn thời điểm xếp hàng vào buổi sáng hoặc chiều, khí hậu mát.
- Khi xếp khơng được che kín miệng ống dẫn hơi lạnh, bít kín lưu thơng hơi lạnh trong container.
- Vật liệu chèn lót phải sạch, khơ ráo.
- Xếp xong, kiểm tra độ lạnh nếu đạt u cầu thì đóng kín các lỗ thơng hơi để duy trì tốt nhiệt độ.
- Khi chở rau quả tươi là loại hàng địi hỏi trao đổi khơng khí (thở thực vật) thì phải thơng gió đúng kỹ thuật để tăng lượng ơ-xy và thải khí CO2 ra ngồi.
- Tránh xếp lẫn lộn các loại hàng có yêu cầu độ lạnh khác nhau trong cùng một container.